Những bài học từ Lời Tiên Tri Núi Andes

8. ĐẠO LÝ MỚI CỦA NHỮNG MỐI QUAN HỆ



– Một quan điểm mới trong quan hệ giữa người với người

Trong chương này của Lời Tiên Tri Núi Andes, nhân vật chính được giải thích về mặc khải thứ tám. Mặc khải thứ bảy đã cho biết bằng cách nào để tiến vào dòng chảy năng lượng trong khi lắng nghe những thông điệp từ nội tâm và từ ngoại giới. Mặc khải thứ tám liên quan đến cách thức tăng tốc dòng chảy đó bằng cách có một thái độ mới đối với tha nhân – với người thân và những người xa lạ.

Trong chương này, nhân vật chính đã bit bằng cách nào anh có thể tìm thấy những lời giải đáp cho những vấn đề của đời mình khi ở cạnh những người anh gặp trên đường đời.

MẶC KHẢI THỨ TÁM

Đến giai đoạn này, Bản Sách Cổ Chép Tay tiên báo rằng sự tiến hoá sẽ tăng tốc khi các cá nhân bắt đầu sử dụng năng lượng theo một cách thức mới, trong những cuộc gặp gỡ của họ. Vì những hiện tượng có tính ăn khớp, đồng bộ thường đến với chúng ta qua những người khác, nên mặc khải thứ tám xác định cách nhằm cải thiện những tiếp cận đó để cho thông tin được luân lưu dễ dàng hơn. Nếu biết làm cho những quan hệ của ta có ý thức hơn, sự tiến hoá của ta và của thế hệ kế tiếp – con cháu ta – sẽ tiến một bước dài về phía trước, vì chúng sẽ sử dụng mọi khả năng của chúng ta, sau khi chúng đã tiến hoá hoàn chỉnh. Mặc khải này đề cập đến nhiều quan hệ giữa người với người, kể cả những quan hệ yêu đương, những mối liên hệ giữa cha mẹ với con cái và động thái của các nhóm.

Sau đây là một số điểm quan trọng:

• Bằng cách ngoại xuất năng lượng, chúng ta có thể giúp nhau gửi và nhận thông điệp. Khi cùng vươn lên, chúng ta không phải tiến vào sự tranh giành năng lượng đã được mặc khải thứ tư nêu lên.

• Tất cả những người chúng ta gặp đều đang giữ một thông điệp dành cho chúng ta.

• Càng tiến hoá trên bình diện tâm linh, chúng ta sẽ hình thành những nhóm tương hợp để có thể cùng vươn lên một mức rung động hoặc mức ý thức cao hơn và một minh triết lớn lao hơn, một khả năng tương trợ tốt hơn.

• Tình yêu làm chậm sự tiến hoá của chúng ta khi nó có xu hướng thay thế mối liên kết của chúng ta với năng lượng vũ trụ.

• Những gốc rễ của sự phụ thuộc trong tình yêu là ở việc ta không có quan hệ hoàn toàn cân bằng với những người thân của người khác phái.

• Những quan hệ lý tưởng, thuần khiết với người khác phái có thể giúp chúng ta đưa vào năng lượng và đạt đến sự toàn mãn.

• Nếu chúng ta trở thành một “vòng tròn toàn vẹn” và nếu năng lượng có tính tiếp nhận và tích cực đã được đưa vào hoàn toàn, chúng ta có thể đón nhận năng lượng vũ trụ, và điều đó giúp chúng ta không tìm cách thống trị những đối tác của mình.

• Điều quan trọng là chúng ta phải biết dành đủ thời gian để ổn định kênh giao cảm của chúng ta với vũ trụ.

• Để tiến hoá, chúng ta phải nhận ra và biến đổi những thói quen phụ thuộc nhau đang chi phối những quan hệ của chúng ta với tha nhân.

• Sự tiến hoá tâm linh đòi hỏi chúng ta phải biết nuôi dạy con cái trong tình yêu thương và thường xuyên quan tâm để chúng có thể trải nghiệm điều đó; và làm cho sự phát triển mối liên kết của chúng với năng lượng vũ trụ trở nên dễ dàng.

– Làm thế nào chúng ta có thể giúp nhau trong sự tiến hoá chung

Để giúp nhau thực hiện những mục tiêu của đời mình, mặc khải thứ tám dạy chúng ta phải biết nhìn thấy ở bên kia bản ngã biểu kiến của những người chúng ta gặp gỡ. Thay vì dừng lại ở tính cách bề mặt, ta phải chú tâm đến cái đẹp độc đáo của mỗi người và nhìn thấy sự toả sáng của con người họ. Trong khi làm như vậy, chúng ta ngoại xuất năng lượng. Với sự gia tăng năng lượng được gửi đến, người kia sẽ có thể “sống” trong bản ngã cấp cao cua mình. Từ trạng thái rung động cao hơn, họ sẽ sáng suốt hơn vẻ chính mình và có thể bày tỏ sự thật của mình một cách dễ dàng. Như thế, những thông điệp được trao đổi sẽ tăng cường khả năng tiến hoá cho mỗi người.

Trong Lời Tiên Tri Núi Andes, nhân vật chính được giải thích: “Khi năng lượng xâm nhập (tha nhân), điều đó giúp họ nhìn thấy sự thật- Lúc đó, họ có thể truyền đạt nó cho bạn” (1). Việc cảm nhận năng lượng khiến họ cởi mở và giúp họ biết rõ điều phải nói với bạn. Nhưng sự trao đổi năng lượng chỉ có thể diễn ra nếu người đối thoại không có ý định che giấu và không nhắm đến một kết quả cá biệt nào khác.

(1) James Redfield, Sđd., tr.194

Ta có thể học biết hoạt động ấy qua kinh nghiệm. Không có những nguyên tắc về cách thức diễn ra các cuộc gặp gỡ hoặc về kết quả của chúng. Dần dần, khi có thói quen coi trọng những người bạn gặp gỡ hoặc đã quen biết, bạn sẽ nhận thấy những thay đổi trong các quan hệ của bạn và trong cuộc đời bạn.

Tất cả những người chúng ta gặp đều đang giữ một thông điệp dành cho chúng ta.

Không có những cuộc gặp gỡ tình cờ. Bất cứ ai bước vào đời chúng ta đều có một lý do được xác định; Họ đang nắm giữ một thông điệp dành cho chúng ta. Chúng ta phải rất chú ý đến những người chứng ta gặp gỡ và những người chúng ta thiết lập quan hệ. Chúng ta đã biết việc giữ năng lượng ở một mức độ cao và luôn quan tâm đến những vấn đề chính của đời mình là quan trọng đến thế nào. Chính trong khi duy trì trạng thái đó mà chúng ta thu hút những trùng hợp ngẫu nhiên giúp chúng ta tiến triển.

(…) Đấng thiêng liêng mà a nhận thấy nơi chính mình cũng là đấng anh thấy ở những người khác, và là thể hiện của Thần khí nơi mọi người.

Như thể, một sự hài hoà nội tại đã phát triển với tha nhân là sự cần thiết cho con người anh, và đó là sự hợp nhất toàn diện, là hiểu tượng và điều kiện của đời sống toàn mãn. (Sri Aurobindoy The Essential Aurobindo) (2)

(2) Robert A. McDermott, The Essential Aurobindo, Lindisfarne Press, 1987, tr.205

Chúng ta cần chú ý đến những trao đổi cảm giác một cách tự phát khi gặp người khác, và lưu ý đến ấn tượng là ta đã từng gặp họ hoặc đã từng thấy họ ở một nơi nào đó. Họ có thể làm chúng ta nhớ đến một mối quen biết xưa cũ và trực giác thôi thúc chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của cuộc gặp gỡ. Họ có thể nói cho ta điều gì về những thắc mắc cơ bản của ta?

Nếu ta có một cuộc trò chuyện với một người ta gặp ngẫu nhiên và ta không thấy có một thông điệp nào tương ứng với vấn đề chính của ta hiện nay, điều đó không có nghĩa là người ấy không có thông điệp. Điều đó chỉ có nghĩa là ta không ở trong trạng thái để phát hiện thông điệp. Những cuộc gặp mặt được lặp lại với một người nhất định là điều khiến chúng ta phải tìm hiểu lý do ẩn khuất ở sau những trùng hợp ngẫu nhiên.

Trong khi ý thức hơn về những cơ hội trong các cuộc gặp gỡ có vẻ tình cờ, chúng ta phải biết né tránh những cơ chế thống trị nhằm thoát khỏi việc tranh giành quyền lực đang ngăn trở sự trao đổi thông điệp. Do đã xác định cơ chế thống trị và biết tập trung vào phút giây hiện tại, nên chúng ta không khởi phát cơ chế phòng thủ của mình. Bằng cách nhìn vào đằng sau cơ chế thống trị và gửi thật nhiều năng lượng cho người đối thoại, chúng ta sẽ gia tăng khả năng nhận được những thông điệp mang nhiều ý nghĩa.

Hình thành những nhóm có quan hệ hài hoà

Trong khi tiến hoá trên bình diện tâm linh, chúng ta hình thành những nhóm có quan hệ hài hoà giữa những người có cùng một trạng thái tinh thần.

Có những điều lạ lùng diễn ra trong những nhóm đó, khi mỗi thành viên đều có ý định giúp những người khác vươn lên trên bình diện tâm linh. Làm việc chung đưa chúng ta đến một trạng thái cao cấp của Sự rung động chung. Ta đang chứng kiến một sự gia tăng minh triết và sức mạnh tương trợ bởi vì lúc đó nhóm không chỉ thể hiện toàn bộ các thành viên cua nó mà còn hơn thế nữa.

– Đạt được mức độ cao hơn

Bí quyết để tương tác trong một nhóm là không để mình bị bế tắc bởi những nhược điểm của mình. Tiến trình này tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi người nhằm đạt được một năng lượng thuần khiết, vốn không xuất phát từ một cơ chế thống trị.

Dẫu thành phần của nhóm như thế nào, bạn hãy tập trung vào phút giây hiện tại và khi cảm thấy muốn phát biểu, thì bạn hãy lên tiếng. Nếu không, hãy định tâm để gửi năng lượng đến những người đang muốn phát biểu. Trong một nhóm có quan hệ hài hoà, mỗi thành viên sẽ nắm giữ một phần sự thật vào một thời điểm nhất định và sẽ biết lúc nào mình có thể lên tiếng. Những ý tưởng sẽ đến một cách trật tự. Sẽ không có cảm tưởng rằng bạn đã soạn thảo các ý tưởng, mà là bạn chờ cho chúng xuất hiện trong tâm trí.

Nhờ vào mục tiêu chung, nên ta tránh được loại tương tác xưa cũ mà ở đó ta chỉ tìm cách toả sáng, tập trung vào những ý tưởng của mình thay vì lắng nghe một cách tích cực, ta rụt rè lúng túng, hoặc ta tìm cách thống trị nhóm. Mọi người đều có cảm giác đầy năng lực và sống trong bản ngã cấp cao của mình. Mỗi người đều có một trực giác bén nhạy hơn và một tầm nhìn rõ hơn về chính mình.

– Sử dụng năng lượng của nhóm

Mọi nhóm được gắn kết bởi ước muốn nâng cao năng lượng của từng thành viên và hướng đến bản ngã cấp cao sẽ có thể đạt đến một năng lực sáng tạo đáng kinh ngạc. Trong nhóm, bạn có thế trình bày bất cứ vấn đề nào mà bạn cần được giúp đỡ. Càng nói ra một cách chính xác, bạn càng có nhiều cơ may nhận được những thông tin thích hợp.

– Những vấn đề trong nhóm

Càng tiến hoá, con người càng sẽ biết cách làm chủ những phương pháp đã được nêu trong mặc khải thứ tám. Nhưng đối với quá trình tiến hoá, chúng ta đang còn trong giai đoạn chuẩn bị và có thể gặp những vấn đề trong các buổi rèn luyện. Hãy nhớ rằng bất cứ nhóm nào cũng sẽ thể hiện một sự kết hợp của những thành viên sử dụng các cơ chế thống trị khác nhau.

Nếu ai đó có năng lượng của một Kẻ Đe Doạ hoặc một Kẻ Than Vãn và lũng đoạn nhóm, nhóm sẽ bị phân rã. Vậy phải làm gì? Ngay cả khi nhóm có một người hướng dẫn, điều quan trọng cho mỗi thành viên là không lệch khỏi những xúc cảm của mình. Mục tiêu tổng quát là duy trì năng lượng tập thể trong trạng thái trôi chảy, sao cho các thông điệp có thể trao đổi. Bạn không nên để mình bị lệch khỏi những chủ đề đang học hỏi, và hãy chú tâm để nhận thông điệp về chủ đề đang thảo luận. Những Kẻ Thờ Ơ có xu hướng im lặng và đây là một dịp để họ tập bộc lộ những cảm nghĩ của mình.

Nếu trong nhóm có một thành viên không được những người khác chấp nhận, những người khác có xu hướng chú ý đến những tính cách khó chịu của đối tượng. Như vậy, thay vì nhìn thấy cái đẹp nội tâm của đối tượng, cái đẹp mang đến sự năng động cho họ, chúng ta lấy đi năng lượng của họ và làm hại họ khi chỉ nhìn vào những khuyết điểm của họ. Nếu họ có thể thực hiện một tính cách cá biệt, như thể sự hiện diện của họ là để báo cho những thành viên khác của nhóm biết về thiên hướng chỉ trích phê phán. Mỗi cá nhân đều có một thông điệp. Nếu, với sự hiện diện của họ, các thành viên khác có thể nói lên những ý nghĩ của mình một cách thiện cảm và cùng nhau tiến về phía trước, sẽ tạo ra một triển vọng tiến hoá tích cực chung cho mọi người; nhưng nếu họ tiếp tục làm giảm năng lượng của nhóm, họ có thể bị loại bỏ.

– Sự phụ thuộc đối với năng lượng trong tình yêu

Trong Lời Tiên Tri Núi Andes, nhân vật chính, cho đến lúc ấy, đã không ngừng phát triển. Nhưng, vì chưa ổn định được kênh giao tiếp với năng lượng vũ trụ, nên anh tìm cách đạt năng lượng từ người khác phái. Anh cảm thấy có một sức sống mới, và theo anh đó là: “Một làn sóng đam mê tràn ngập cơ thể tôi”, “Tôi cảm thấy mình đổi khác, đầy năng lượng, khi nàng ở đó”, “Cơ thể tôi rung động”, “Khi có sự hiện diện của nàng hoặc khi nàng chạm vào tôi, năng lượng tuôn trào vào tôi là không thể tưởng tượng nổi”. Bạn có còn nhớ lần gần đây nhất khi điều đó đã xảy đến với bạn không?

Mặc khải thứ tám nhắc ta rằng sự tiến hoá của mỗi người chúng ta có thể bị chậm lại nếu ta trở nên phụ thuộc vào năng lượng của một người khác, thay vì nhận năng lượng từ sự gắn kết của ta với vũ trụ. Trong quá trình “yêu đương”, ta cảm thấy đầy năng lượng và rạng rỡ. Mọi sự đột nhiên có vẻ lạ lùng. Những màu sắc trở nên sinh động hơn. Ta cảm thấy thông minh hơn và hấp dẫn hơn. Đời sống chứa đựng những hứa hẹn mới. Trong khi mong ước gia tăng sinh khí làm ta bay bổng, ta muốn bảo toàn nhân tố đã tạo ra điều kỳ diệu để duy trì những cảm giác đó.

Khi chỉ hưởng dòng năng lượng của ta vào người bạn tình, ta tự cắt đứt với nguồn năng lượng vũ trụ và chờ đợi người bạn tình mang lại sự thoả mãn hoàn toàn. Sớm hay muộn, mong đợi đó sẽ làm suy kiệt cả hai, và sự cạnh tranh xưa cũ nhằm đạt được năng lượng lại bắt đầu. Ta hướng sự chú ý vào người kia như thể họ là cội nguồn những vấn đề của ta sử dụng những cơ chế thống trị để đe doạ, cật vấn, trở nên lãnh đạm hoặc đóng vai trò nạn nhân. Vì mải xét đoán và chê trách nên ta bắt đầu nghĩ rằng có lẽ mình đã chọn nhầm người. Phải chi ta tìm được một người bạn tình thích hợp hơn – một người ngay tức khắc nhận ra mọi ước muốn của ta và thoả mãn chúng – chắc hẳn ta sẽ không gặp vấn đề này.

Những gốc rễ mang tính trẻ con của tình yêu

Về cơ bản, một đứa trẻ là một năng lượng vừa âm vừa dương. Đứa trẻ tự nuôi dưỡng bằng năng lượng của cha mẹ nó cho đến khi nó đủ độc lập để trực tiếp đón nhận năng lượng vũ trụ, vốn là một hợp nhất những nguyên lý âm dương.

Thông thường, đứa trẻ dễ dàng đồng nhất với người cha hoặc người mẹ đồng phái, người mà đứa trẻ hấp thụ năng lượng một cách dễ dàng hơn. Chẳng hạn, một đứa trẻ là con gái sẽ tiến vào cộng hưởng với những năng lượng tính nữ của mẹ và, theo bản năng sẽ bị thu hút bởi năng lượng tính nam của cha và năng lượng này bổ sung cho khía cạnh tính nữ. Năng lượng đó sẽ mang đến cho thiếu nữ một trạng thái trọn vẹn và thoả mãn. Điều ngược lại cũng xảy ra đối với đứa trẻ là con trai.

Thoạt đầu, đứa trẻ gái xem cha mình như là một người có quyền lực tuyệt đối, có những năng lực thần kỳ. Cô nghĩ rằng năng lượng đó tồn tại ở bên ngoài cô, và cô muốn chi phôi cha mình nhằm làm chủ cái năng lượng tuyệt vời đó. Khi lớn lên, và với sự trợ giúp của cha, cô vượt qua tầm nhìn trẻ thơ và thấy rõ con người đích thực của cha, với những khả năng và giới hạn của ông. Nếu tìm thấy bản sắc của mình, cô có thể rút lấy năng lượng từ chính mình. Trong một thế giới lý tưởng, cha mẹ cô sẽ dành cho cô sự quan tâm và năng lượng của họ, và điều đó giúp cô tin rằng cô là một người có trách nhiệm với chính mình. Ý tưởng đó giúp cho giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái mà cô nhận năng lượng của những người trưởng thành sang trạng thái nhận trực tiếp năng lượng từ nguồn vũ trụ trở nên dễ dàng. Nhưng thường các gia đình không đem lại đầy đủ sự quan tâm cho mỗi đứa con. Trong trường hợp đó, cô phải gây hấn, đấu tranh nhằm tích luỹ năng lượng tình cảm. Nếu tiếp tục bị chỉ trích hoặc không được quan tâm, cô cảm thấy cạn kiệt và cố gắng để thu hút sự chú ý qua những cơ chế thống trị.

Với một người cha vắng mặt hoặc đe doạ, cô không thể hoàn thành tiến trình tâm lý đưa vào mình khía cạnh nam tính. Cô có ảo tưởng rằng chỉ qua tình dục, người ta mới đạt được năng lượng dương. Như vậy, phần thiếu đó trở thành cực hút của một quan hệ có tính lệ thuộc. Những người này tựa như một nửa vòng tròn, bị ngăn chặn trong giai đoạn tìm kiếm nửa vòng tròn kia trong ngoại giới. Quan hệ phụ thuộc, đơn phương được hình thành như vậy.

Lựa chọn người bạn đời lý tưởng

Nhà tâm lý học Harville Hendrix mô tả quá trình tìm kiếm người bạn đời lý tưởng như là sự tìm kiếm những đặc điểm chung mà ông gọi là imago. Ông khẳng định rằng mỗi người chúng ta có xu hướng tìm lại những đặc điểm tích cực và tiêu cực của gia đình mà mình đã lớn lên. Mỗi chi tiết đáng kể đều được ghi vào não bộ của chúng ta: cách thức chúng ta được dạy dỗ, ve vuốt, trò chuyện, cùng những đặc trưng tình cảm, tâm trí và thể chất của cha mẹ chúng ta. Trong hầu hết các cuộc gặp gỡ, chúng ta bị thu hút bởi những người giống hơn cả với hình ảnh sớm được ghi trong vô thức của mình: “…Dẫu ý định có ý thức của họ là gì chăng nữa, hầu hết mọi người đều bị thu hút bởi những đặc điểm tích cực và tiêu cực của cha mẹ họ, và điều không hiếm – trái lại là đằng khác – là những đặc điểm tiêu cực ảnh hưởng nhiều hơn đến những lựa chọn của họ”. (3)

(3) Hamlk Henđrix, u Deft du couple, Modus Vivendi, 1994, tr.55

Mối liên kết với sự sống còn

Những vết thương, những trải nghiệm tiêu cực mà chúng ta phải chịu đã được khắc ghi một cách sâu sắc trong vô thức của chúng ta. Vì mô thức hỗn hợp của những đặc điểm tính cách của ta đã được xây dựng trong thời thơ ấu, khi ta còn phụ thuộc vào cha mẹ, nên phần sâu xa nhất của não bộ sẽ liên kết cả hai loại đặc điểm, tích cực và tiêu cực, cho sự sống còn. Do đó, khi ta gặp một cá nhân quyến rũ, phù hợp với hình ảnh trong thâm tâm, ta bỗng tin rằng đời mình tuỳ thuộc vào người đó.

– Lấp đầy sự trống rỗng

Chúng ta không những bị thu hút bởi người kia do họ giống với những người đã nuôi ta khôn lớn, mà tính cách của ta cũng tìm cách lấp đầy khoảng trống do cha hoặc mẹ – người khác phải – của ta để lại. Chính nỗ lực nhằm thu hồi phần thiếu sót nhưng cần thiết đó của bản ngã đã nuôi dưỡng sự phụ thuộc. Chúng ta không chỉ tìm kiếm nửa phần giới tính bổ sung của thời thơ ấu, mà còn tìm kiếm những đặc điểm tính cách còn thiếu vắng của ta. Chẳng hạn, một người có tính thận trọng có thể bị choáng ngợp bởi một người có tinh quyết đoán và phiêu lưu. Người đó có thể bỗng dưng tưởng tượng rằng mình sẽ có nhiều lựa chọn hơn và nhận được nhiều khuyến khích hơn nếu lao vào những đổi mới. Thay vì phát triển những đặc điểm đó ở chính mình, người đó gắn kết với người nào đã phô trương chúng. Theo Hendrix: “Chúng ta tiến vào một quan hệ tình ái trong khi, một cách vô thức, cho rằng người kia sẽ trở thành cha (hoặc mẹ) của ta và họ sẽ bù đắp những điều ta thiếu thốn thời thơ ấu. Để cho những vết thương tình cảm được lành lặn, ta chỉ cần có một quan hệ thân tình và bền vững”. (4)

(4) Hamlk Henđrix, u Deft du couple, Modus Vivendi, 1994, tr.99

Hàn gắn những vết thương

Tình yêu cuồng si là tình yêu không dựa trên tư duy logic, chúng ta sẽ chọn những người không có những khuyết điểm của cha mẹ ta và như thế tình yêu có thể bù đắp cho những thương tích ban đầu của ta. Nhưng nỗ lực nhằm tích luỹ năng lượng và trở thành toàn vẹn không phải là một chọn lựa có ý thức, mà là một nhu cầu vô thức. Nếu chúng ta xem nỗ lực đó như một toan tính nhằm hàn gắn những vết thương xưa cũ, những thu hút của chúng ta càng mang nhiều ý nghĩa hơn.

Hendrix viết: “Vùng não hướng dẫn sự tìm kiếm tình cảm của bạn không nằm trong não mới (néoencéphale) của bạn, vùng logic, mà ở trong não cũ (paléoencéphale), có tầm nhìn ngắn. Vùng này có xu hướng tái tạo những tình trạng ở thời thơ ấu của bạn với mục đích chỉnh sửa chúng. Vì đã nhận đủ tình cảm để sống còn nhưng không đủ để thoả mãn, nên nó tìm cách quay lại những tâm trạng không thoả mãn ngày xưa cũ, để có thể giải quyết, một lần cho xong, những xung đột chưa được giải quyết. (5)

(5) Hamlk Henđrix, u Deft du couple, Modus Vivendi, 1994, tr.55

– Những quan hệ lý tưởng

Mặc khải thứ tám gợi ý rằng, nếu không có quan hệ tích cực với cha mẹ mình, ta sẽ phải củng cố năng lượng thuộc phái khác của ta bằng cách tạo dựng những quan hệ lý tưởng một cách có ý thức. Việc am hiểu cách tư duy và cảm nhận của một người khác phái giúp ta đạt đến trạng thái toàn vẹn, một sự hoà nhập toàn diện. Tốt hơn hết ta nên tiến hành điều đó với một người đã quyết tâm tìm hiểu mình một cách trung thực và ý thức về sự tiến hoá của chính mình, điều đó giúp ta phá vỡ hình ảnh mà ta tạo ra về người khác phái.

Quả là dễ dàng để phát triển một quan hệ lí tưởng đối với những người độc thân hơn là những người đã có những quan hệ yêu đương. Chúng ta cần phải trụ vững trước tiếng sét ái tình, và trước tiên, phải biết cách tìm hiểu người kia không qua khía cạnh tình dục. Hiểu rõ người khác phái giúp ta giữ được điểm trung tâm của mình. Một khi đã thiết lập một hiểu biết đích thực, ta sẽ tạo được một quan hệ lâu bền.

Sống lâu dài trong cảnh không có người thân, bạn củng sẽ cảm thấy thiếu thốn sự thân tình, và bạn càng dễ bị tổn thương trước những người có thể gây mất ổn định cho bạn. (Terence T. Gorski, Getting Love Right) (6)

(6) Terence  T.Gorski,  Getting  Love  Right:  Learning  the     Choices  of Healthy Intimacy, New York, Simon and  Schuster. 1993, tr.141

– Vòng tròn hoàn chỉnh

Mặc khải thứ tám cũng nói rằng không những chúng ta phải có những cảm nhận tốt đẹp với người khác phái, mà còn phải cảm nhận rằng sự cô đơn mang đến cho ta sự thoải mái và thoả mãn. Trong mặc khải thứ năm, chúng ta đã biết về những phản ứng của nhân vật chính khi anh được kết nối với năng lượng vũ trụ khi ở trên đỉnh núi. Khi chúng ta có thể tự mình trụ vững, một cách có ý thức, trong dòng chảy của năng lượng vũ trụ, như thế chúng ta đã tiến vào trong trạng thái hợp nhất của hai nguồn Năng lượng dương và âm. Nhờ vào những nỗ lực của chính mình, ta đã trở thành một vòng tròn hoàn chỉnh.

Khi tôi có một mình, những đoá hoa trông nổi bật hơn. Tôi có thể chú ý đến chúng. Tôi cảm nhận chúng như một hiện hữu. (May Sarton, Journal of a Solitude) (7)

(7) May Sarton. Journal of a Solitude, New York, W.W.Norton, 1973, tr 11

Bạn cảm thấy thế nào khi trải qua một thời gian đơn độc? Bạn thường làm gì trong trường hợp đó? Bạn thường lấy lại năng lượng khi ở một mình hay khi ở cạnh người khác?

– Củng cố mối liên kết với trung tâm bên trong của chúng ta

Khi bắt đầu tiến hoá, chúng ta tự động nhận năng lượng từ người khác phái. Nhưng ta phải thận trọng. Để được thiết lập, quá trình hoà nhập cần phải có thời gian, và nếu ai đó xuất hiện và có vẻ muốn trực tiếp trao cho ta năng lượng của họ, sẽ có nhiều cơ may để ta tập trung chú ý đến họ. Cũng vậy, trong trường hợp này, bị cắt đứt khỏi trung tâm bên trong, ta thoái lui vào một cơ chế thống trị. Một khi đã ổn định, ta sẽ không có nguy cơ rời bỏ cội nguồn đích thực của mình.

Để củng cố mối liên kết với năng lượng vũ trụ, ta phải biết lắng nghe tiếng nói nội tâm và biết nhận ra những tình cảm của mình. Sự ổn định là điều được gắn liền với ý thức về giá trị và sự chấp nhận chính mình ta cùng phải từ bỏ những ý tưởng tiêu cực. Khi đã có sự ổn định, bạn có thể nhận ra những cơ chế thống trị trước khi bị sa vào bẫy có thể cầu xin sự trợ giúp của vũ trụ mà không phải chờ ai đó lo cho bạn. (8)

(8) Anne  Morrow  Lindbẻgh.  Solitude  face  à  la  mer,  Le  livre contemporam, 1968, tr 179 – 180

Thế nào là đồng phụ thuộc?

Những quan hệ dựa trên sự thống trị và những nhu cầu thuộc vô thức là chủ đề của mặc khải thứ tám. Từ “đồng phụ thuộc” đã được sử dụng lần đầu tiên vào những năm 1970, để mô tả tình trạng của một người sống với một kẻ nghiện rượu, hoặc gắn bó với người đó bằng cách này hay cách khác. Người đồng phụ thuộc là người cố chế ngự và làm chủ một hoàn cảnh không thể làm chủ. Từ định nghĩa ban đầu, từ “đồng phụ thuộc” thường được mở rộng để nói về những trường hợp chỉ là sự phụ thuộc về mặt thể chất. Ngày nay, người ta có thể nói rằng toàn bộ xã hội có nguy cơ trở thành đồng phụ thuộc. Người ta đã thảo luận nhiều về cách thức mà thái độ đó định hình các định chế và những doanh nghiệp lớn.

Có nhiều người tự hỏi: “Làm thế nào để biết là tôi đang đồng phụ thuộc? Có thể tôi chỉ quan tâm đến số phận của ai đó và muốn giúp họ mà thôi”.

– Động thái đồng phụ thuộc

Dấu chỉ chính yếu của sự đồng phụ thuộc là ở sự quan tâm nhiều đến những hành động và tình cảm của người khác hơn quan tâm đến chính mình, và tin rằng minh phải làm chủ mọi sự. Khi những ý tưởng của bạn bị thống trị bởi những hành động của người khác, theo định nghĩa, bạn không còn tập trung vào quá trình bên trong của bạn. Có thể có sự đồng phụ thuộc khi mức năng lượng của bạn biến đổi theo những điều mà người khác làm hoặc nói, hoặc khi bạn có cảm tưởng rằng mình phải kiểm soát mọi sự hoặc vận hành mọi sự.

Bao lâu còn cố tranh đấu để làm chủ hoàn cảnh, bạn không để cho những hiện tượng có tính đồng bộ xảy ra nhằm giúp bạn tiến triển.

Những đặc điểm chính của sự đồng phụ thuộc

Sau đây là một số nguyên tắc thường gặp trong những quan hệ bất bình đẳng mà bạn có thể tự đưa mình vào:

• Bạn hoàn tập trung chú ý vào những hành động của người khác.

Bạn hối hả tìm đến năng lượng của người khác.

• Bạn tìm cách làm chủ mọi sự (động thái đặc trưng nhất của sự đồng phụ thuộc).

• Đời sống của bạn ít nhiều bị bế tắc hoặc lơ lửng.

• Bạn không còn thấy những mục tiêu của đời mình.

• Quan hệ của bạn diễn ra qua những vai trò và những mong đợi không có nét độc đáo.

• Bạn cảm thấy người kia đang làm cạn kiệt năng lượng của bạn.

Mặc khải thứ tám khẳng định rằng, để có thể tiên triển, ta phải xác định được việc đang tồn tại một mối quan hệ đồng phục thuộc và muốn thay đổi những quan hệ loại đó. Để biết thêm về cách thức xác định tình huống và thoát khỏi sự đồng phụ thuộc, bạn hãy xem những bài rèn luyện cá nhân trong chương này.

Bạn muốn nhanh chóng tàn phá sức khoẻ tâm thần của mình?

Hãy xía vào chuyện của những người khác. Bạn ao ước được hạnh phúc và cân bằng? Hãy quan tâm đến những vấn đề của chính mình. (Melody Beattie, Chiến Thắng Sự Đồng Phụ Thuộc) (9)

(9) Melody Beattie Sdd

– Tình yêu đích thực

Khi nào ta biết rằng mình đang sẵn sàng để tiến vào một quan hệ yêu thương? Lúc đó, ta cảm thấy thế nào? Theo mặc khải thứ tám, mọi quan hệ thuộc loại đó đều sớm hoặc muộn biến thành một cuộc tranh giành quyền lực, bao lâu mà chúng ta không có sự chuẩn bị tâm lý và biết sống từ một gắn kết tâm linh.

Bạn sẽ dễ dàng hơn để có được một quan hệ mong ước nếu:

• Bạn có thế sống một cách đúng đắn, thoải mải, ngay cả khi không có người bạn tình.

* Bạn không tìm cách chiếm lấy năng lượng của người kia.

• Bạn không cần phải kiểm soát những hành động của người kia.

• Bạn biết duy trì sự tập trung vào năng lượng của chính mình.

• Bạn giao tiếp mà không bị chỉ trích hoặc thao túng.

• Bạn không sử dụng những

• Bạn không xía vào những vấn đề của người kia.

• Bạn cởi mở để đón nhận những thông điệp của những trùng hợp ngẫu nhiên,

• Bạn cảm thấy tốt đẹp khi tích cực cởi mở.

• Bạn có thể hành động để đạt những mục tiêu của mình. (10)

(10) Anne Marrow Lindbeigh. Sđd , tr. 171 – 172


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.