Nghề Nào Cho Bạn Nghề Nào Cho Tôi
Chương 2. Tự đánh giá loại tính cách theo màu Q
Giới thiệu: Phần I
Trong hệ thống phân loại tính cách theo màu Q, bạn có một màu theo tính cách cơ bản. Đây là tính cách bạn cho là cốt lõi nhất của mình. Bạn cũng có một màu dự phòng – một ảnh hưởng mạnh mẽ thứ hai. Cuối cùng, bạn có xu hướng hướng nội hoặc hướng ngoại. Màu Q mô tả về con người, chẳng hạn như Người hướng nội màu xanh lá cây/ màu đỏ. Phương pháp tự đánh giá trong 10 phút này sẽ cho bạn biết ba khía cạnh trong tính cách của bạn.
Hãy tick vào một trong hai cách lựa chọn ở mỗi dòng ngay khi bạn đọc xong; hãy chọn đúng theo bản thân bạn, chứ đừng chọn theo mong muốn của bạn. Đừng phân tích quá sâu về sự lựa chọn của bạn. Không có câu trả lời nào là “sai” hay “đúng”. Hãy nghĩ về sự lựa chọn này giống như tay phải hoặc tay trái của bạn. Dù bạn có thể sử dụng cả hai tay, nhưng bạn vẫn thuận tay này hơn tay kia, và bạn sử dụng tay thuận đó không cần phải cố gắng mà vẫn đem lại kết quả tốt. Nếu bạn thực sự phải cân nhắc giữa hai sự lựa chọn, thì điều này có nghĩa là bạn cảm thấy có chút áy náy với câu trả lời chân thật của bạn hoặc cảm thấy bị áp lực khi thực hiện nhiệm vụ này ở khía cạnh nào đó.
Trước hết, hãy điền vào mục I, chọn câu mà BẠN thích (chứ không phải sếp, bạn bè, bố mẹ hay bất kỳ người nào khác). Hãy tick vào Cột A hoặc B, chọn phương án mô tả về việc bạn dành ít nhất 51% thời gian cho cái gì. Bạn nên hoàn thành cả chín câu kiểm tra trong mục này.
Sau đó, hãy đếm số lượng dấu tick trong mỗi cột. Rồi chuyển sang mục II hoặc III tuỳ thuộc vào kết quả của bạn. Tiếp theo, hãy xác định màu cơ bản của bạn.
Giới thiệu: Phần II
Bây giờ, hãy đọc phần giới thiệu ngắn gọn về Màu cơ bản của bạn dưới đây. Màu đó có đúng với bạn hay không? Nếu đúng, hãy tiếp tục Phần III. Nếu không, hãy chuyển sang Phần V, “Phải làm gì nếu kết quả màu không đúng với bạn.”
Có cơ sở vững chắc, có đầu óc thực tế và có trách nhiệm, những người thuộc nhóm màu vàng là trụ cột trong tất cả các tổ chức, cơ quan và cộng đồng. Họ là những người bảo vệ, quản lý xã hội và đánh giá các thủ tục, tôn trọng mệnh lệnh, và làm cho các hệ thống hoàn toàn phù hợp với mọi công việc, từ công việc nuôi dạy trẻ cho đến quản lý các ban ngành lớn. Những người thuộc nhóm màu vàng quan tâm đến chi tiết và được biết đến là những người luôn khích lệ và động viên những người khác để đạt được một mục tiêu cụ thể. Họ thường đạt được hiệu quả cao nhất trong việc lập danh sách, hoạch định kế hoạch và giải quyết tốt những công việc còn tồn trong quá khứ.
Lý thuyết, cạnh tranh, rất ham học hỏi kiến thức và nâng cao năng lực, Những người thuộc nhóm màu xanh da trời là vô địch trong những vấn đề phức tạp, mang tính lý thuyết và thiết kế những hệ thống mới. Vốn là người hay hoài nghi, nên phản ứng trước tiên của họ là chỉ trích và đưa ra chuẩn mực của họ đối với những gì mà họ so sánh với mọi người và mọi công việc. Họ là những người rất chính xác trong tư tưởng, ngôn ngữ và định hướng tương lai, chỉ tin vào tính logic, không tin vào những quy tắc hoặc tục lệ của quá khứ. Những người thuộc nhóm màu xanh da trời có tầm nhìn xa trông rộng và làm việc tốt nhất ở những vị trí đòi hỏi sự suy nghĩ mang tính chiến lược. Sau đó, chỉ họ sẽ tiếp tục giữ vị trí đó chỉ với một chút thích thú.
Định hướng hành động, tự phát và tập trung vào “hiện tại”, Những người thuộc nhóm màu đỏ thích được tự do theo đuổi những cơn bốc đồng và họ tin vào sự đánh giá của người khác. Bình tĩnh và can đảm, họ hoàn thành công việc và xử lý khủng hoảng tốt nhất. Những công việc có tính chất thoải mái, hoạt động, đa dạng và luôn có những bất ngờ sẽ đem lại sự hứng khởi và cảm giác thích thú cho họ. Công việc phải mang tính chất vui vẻ và đặt trong môi trường tập thể. Những người thuộc nhóm màu đỏ tuân thủ lịch biểu và thứ tự cấp bậc. Việc lập kế hoạch dài hạn không phải là vấn đề ưu tiên vì mỗi ngày họ đều có một chương trình riêng.
Biết thông cảm, thương người và có tính sáng tạo, Những người thuộc nhóm màu xanh lá cây cần một môi trường có sự hỗ trợ, quân bình và môi trường đó phải có khả năng tác động đến cuộc sống của những người khác. Được trời phú cho khả năng dễ nắm bắt cảm xúc của con người, Những người thuộc nhóm màu xanh lá cây có khả năng gây ảnh hưởng lạ thường và khả năng thu hút nhất trong số những người thuộc nhóm màu khác. Họ cũng xuất sắc trong giao tiếp bằng lời nói và văn viết, có khả năng lập luận tốt. Những người thuộc nhóm màu xanh lá cây là những người phát ngôn nhiệt tình cho các tổ chức hoặc nơi làm việc, khả năng sáng tạo có sức lôi cuốn lạ thường có thể thu hút người khác tham gia vào công việc của họ.
Giới thiệu: Phần III
Khi bạn đã xác định được loại tính cách cơ bản của mình, hãy quay lại phần đánh giá và điền vào mục mà lúc đầu bạn bỏ qua (mục II hoặc III). Phần này sẽ cung cấp cho bạn loại tính cách thứ cấp, chia sẻ khoảng 40 đến 50% các đặc điểm của tính cách thứ yếu của bạn. Loại tính cách thứ yếu này sẽ làm tăng thêm phần tinh tế cho tính cách cơ bản của bạn.
Nếu màu cơ bản của bạn là màu vàng hoặc đỏ, thì màu thứ cấp của bạn sẽ là xanh da trời hoặc xanh lá cây.
Nếu màu cơ bản của bạn là màu xanh da trời hoặc xanh lá cây, thì màu thứ cấp của bạn sẽ là vàng hoặc đỏ.
Loại tính cách thứ cấp của bạn là ______________
GIỚI THIỆU: Phần IV
Từ mỗi cặp câu dưới đây, hãy chọn một câu từ cột bên phải hoặc bên trái. Bạn nên tick vào cả bảy câu kiểm tra trong mục này.
Mô tả chi tiết về người hướng nội và người hướng ngoại
Vì điểm mạnh của người hướng ngoại/ người hướng nội thường được hiểu không đúng, do vậy cần phải giải thích rõ hơn. Trước tiên, điểm mạnh dường như dựa trên cơ sở sinh học và chẳng có gì để giải thích với những người được yêu mến hoặc giỏi giang trong xã hội.
Những người hướng ngoại (mà Jung và cộng đồng Myer-Briggs gọi là “extraverts” ) nạp năng lượng bằng cách giao tiếp với những người khác và làm việc nhóm. Nếu họ phải dành quá nhiều thời gian ở một mình hoặc làm những công việc đòi hỏi sự yên tĩnh thì họ sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi, nhàm chán và mất tinh thần. Những người hướng nội nạp năng lượng bằng những khoảng lặng trong tâm trí –dành thời gian một mình để nghỉ ngơi, hồi phục. Ngay cả khi họ thích làm cùng với người khác thì việc giao tiếp quá nhiều có thể rút hết sinh lực của họ.
Số lượng người hướng nội và người hướng ngoại được chia khá đều trong tổng số dân và nhiều người cũng che giấu tính cách tự nhiên của họ. Người hướng nội có nhu cầu hoà nhập với xã hội, vì yêu cầu công việc họ có thể biểu hiện là người hướng ngoại với những người không biết rõ về họ. Tất cả chúng ta đều sử dụng cả hai loại tính cách này, nhưng không cùng trong một thời điểm. Tương tự, tính cách cốt lõi của bạn cho thấy, bạn có thể ở giữa hai loại tính cách này hoặc chỉ thiên về một tính cách. Các mối quan hệ giữa hai tính cách thường khá căng thẳng, trừ khi tầm quan trọng của chúng được hiểu và đánh giá đúng.
Bước tiếp theo
Nếu sự khái quát của bạn có vẻ đúng, hãy đọc về màu cơ bản của bạn trước: Những người thuộc nhóm màu xanh lá cây ở Chương 4, Những người thuộc nhóm màu đỏ ở Chương 9, Những người thuộc nhóm màu xanh da trời ở Chương 14, và Những người thuộc nhóm màu vàng ở Chương 20. Sau đó đọc chương viết về một trong bốn màu cơ bản của bạn.
Nếu bạn muốn nghiên cứu sâu hơn, hãy đọc về màu thứ cấp của bạn. Đối với những người thuộc nhóm màu xanh da trời đầy hoài nghi, thì việc đọc Chương 3 − Sơ lược lịch sử về phân loại tính cách − nên là điểm dừng đầu tiên của bạn, vì vậy, bạn sẽ không cảm thấy bạn đang lãng phí thời gian vào những phương pháp chưa được chứng minh. Những người thuộc nhóm màu xanh lá cây có thể muốn bỏ qua chương dành riêng cho họ và đọc luôn Chương 3 − Chuyến thăm Công ty Prism − để biết tất cả các màu khác. Không sao cả. Những người thuộc nhóm màu vàng sẽ thích làm theo những khuyến cáo trên, và đọc mỗi chương một ngày sẽ cho phép bạn chú tâm và suy ngẫm về tài liệu này. Đối với những người thuộc nhóm màu đỏ, chúng tôi biết rằng việc tự đánh giá không mang đến nhiều niềm vui, nhưng chương dành riêng cho bạn sẽ rất hài hước. Hãy lật đến chương đó ngay và đọc lướt qua; bạn sẽ thấy nội dung rất thú vị.
Làm gì nếu các đặc điểm đã tick không đúng với tính cách của bạn: Phần V
Màu tính cách của bạn chỉ đơn giản là tính cách của bạn KHI KHÔNG BỊ ÁP LỰC bởi gia đình, bạn bè hoặc cuộc sống, công việc. Nhưng nếu hầu hết các đặc điểm được tick không đúng với tính cách của bạn, thì có nghĩa bạn có thể thuộc nhóm khác.
Hãy quay trở lại phần Tự đánh giá và kiểm tra mục bạn đã tick nhiều nhất. Bạn đã trả lời theo đúng như những gì người khác nghĩ về bạn chưa? Hay bạn cảm thấy (thay vì thích) bạn phải là người như vậy? Tất cả những điều đó đã khiến kết quả trở nên sai lệch. Hãy chọn tính cách ở cột còn lại và làm theo chỉ dẫn để có một màu mới. Nếu màu đó đúng hơn, hãy đọc mục III và tiếp tục.
Hoặc hãy hỏi một thành viên trong gia đình hoặc một người nào đó biết rất rõ về bạn xem họ có đồng ý với cách tự đánh giá của bạn hay không. Bạn sẽ rất ngạc nhiên đấy, vì một người bạn 30 năm của một vị luật sư đã sửa lại hầu hết những câu trả lời cho những câu tự đánh giá của bà! Vị luật sư không muốn thừa nhận là mình thích một bàn làm việc bừa bãi và thường hoàn thành công việc vào phút chót. Hãy nhớ rằng, chúng ta không đánh giá bạn, hoặc thậm chí đề nghị bạn thay đổi. Và tính cách mà bạn cho là “điểm yếu” lại có thể là một thế mạnh; chẳng hạn, khả năng quản lý hiệu quả trong tình trạng lộn xộn.
Con người rất đa diện. Mặc dù mỗi người đều có một loại tính cách nổi trội, nhưng con người có thể còn có thêm một vài sắc thái tính cách khác. Một người có thể thuộc nhóm màu vàng đậm với màu xanh thứ cấp. Người khác có thể thuộc nhóm màu vàng nhạt, và do vậy, rất dễ nhận ra. Tương tự, khi bạn nhiều tuổi hơn, bạn sẽ phát triển những phần tính cách không nổi trội và do đó, không còn thiên về người thuộc nhóm màu vàng như những năm còn trẻ.
Nếu hiện tại bạn đang suy xét lại về cuộc sống tồi tệ của mình, hoặc đôi khi cảm thấy không thỏa mãn với với cuộc sống, thì những tính cách cơ bản có thể chỉ phản ánh những kỹ năng tồn tại chứ không phải là sở thích thực sự của bạn. Hãy cố gắng trả lời đúng với thực tế, như bạn đã sống trong thế giới mình lựa chọn. Nếu màu thể hiện tính cách của bạn có vẻ như vẫn không đúng, thì hãy đợi cho đến khi mọi việc đã ổn và hãy tự xem xét lại chính mình.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.