Tôt-Tô-Chan Cô Bé Bên Cửa Sổ
Bốn mươi bảy Rô-nin
Tuy hệ thống giáo dục của ông Kô-ba-y-a-si là độc đaó, ông cũng chịu nhiều ảnh hưởng của những tư tuởng giáo dục châu Âu và của nhiều nuớc khác. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua môn thể dục nghệ thuật ở truờng Tô-mô-e, thói quen ăn đúng giờ, những cuộc dạo chơi, và bài hát trước giờ ăn trưa theo điệu “Khoan khoan dô khoan”.
Cánh tay phải của thầy hiệu truởng – ở các truờng thông thuờng là thầy hiệu phó – ông Ma-ru-y-a-ma, về nhiều mặt hoàn toàn trái nguợc với ông Kô-ba-y-a-si. Giống như tên gọi của ông – “quả đồi tròn”, có nghĩa là đầu ông tròn như quả bóng, trên đỉnh không có lấy một sợi tóc nhưng lại có một vành tóc trắng quây lấy sau gáy ngang tầm tai. Ông đeo kính tròn, với đôi má hồng haò. Không những trông ông hoàn toàn khác với ông Kô-ba-y-a-si, mà ông còn hay ngâm bài thơ theo thể thơ cổ điển Trung Quốc với giọng trang nghiêm.
Vào buổi sáng ngày muời bốn tháng muời hai, khi học sinh đã có mặt đông đủ ở truờng, ông Ma-ru-y-a-ma tuyên bố như sau:
– Hôm nay là ngày mà cách đây gần hai thế kỷ ruỡi “Bốn muơi bảy Rô-nin” đã tiến hành cuộc trả nợ máu nổi tiếng của họ. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ đi đến đền Sen-ga-ku-ti để viếng thăm phần mộ của họ. Cha mẹ các em đã biết về chuyện naỳ.
Thầy hiệu trưởng không phản đối kế hoạch của ông Ma-ru-a-y-ma. Ông Kô-ba-y-a-si nghĩ gì về chuyện này, cha mẹ các em không thể biết được, song họ hiểu rằng nếu ông không phản đối có nghĩa là ông đã tán thành, và chuyến viến thăm mộ “Bốn mươi bảy Rô-nin” của học sinh trường Tô-mô-e trở thành một hoạt đông đầy thú vị.
Trước khi đi, ông Ma-ru-y-a-ma đã kể cho các em nghe câu chuyện về “bốn mươi bảy Rô-nin” nổi tiếng – chuyện về những chàng trai dũng cảm và trung thành của ngài A-sa-nô đã bàn mưu tính kế trong gần hai năm để trả thù cho danh dự của ông chủ đã chết oan uổng nghiệt ngã. Ngoài “Bốn mươi bảy Rô-nin” còn có một người lái buôn dũng cảm tên là Ri-hây A-ma-nô-y-a. Chính ông là người cung cấp vũ khí và khi bị bắt ông đã khẳng khái tuyên bố: “Ta là Ri-hây A-ma-nô-y-a đây” và đã từ chối không chịu thú nhận hay tiêt lộ bí mật. Các em không hiểu lắm về câu chuyện này nhưng tất cả đều hồi hộp lắm về việc phải rời lớp học đi đến một nơi xa hơn đền Ku-hon-bút-su và một cuộc vui chơi ăn uống ở ngoài trời. Được thầy hiệu trưởng cho phép, tất cả năm mươi học sinh bắt đầu lên đường dưới sự hướng dẫn của ông Ma-ru-y-a-ma. đó đây trong hàng ngũ các em lại vang lên tiêng nói:”Ta là Ri-hây A-ma-nô-y-a đây”. Các em gái cũng hô vang như vậy làm cho những người đi qua phải ngoái đầu lại mỉm cười.
Từ trường đến đền Sen-ga-ku-gi khoảng bảy dặm, nhưng xe gắn máy lúc đó rất hiếm. Bầu trời tháng mười hai trong xanh, và đối với các em vừa đi tản bộ vừa hô:”Ta là Ri-hây A-ma-nô-y-a đây” làm cho quãng đường dường như ngắn lại.
Khi đến đền Sen-ga-ku-gi, ông Ma-ru-y-a-ma đưa cho mỗi em một nén hương và mấy bông hoa. Đèn này nhỏ hơn đền Ku-hon-bút-su, nhưng lại có rất nhiều nấm mộ xếp thành hàng. Ý nghĩ đây là nơi linh thiêng tưởng nhớ bốn mươi bảy Rô-nin làm cho Tôt-tô-chan cảm thấy rất nghiêm trang khi em cắm hương và đặt hoa trước mộ, rồi cúi đầu im lặng bắt chước ông Ma-ru-y-a-ma. Một không khí im lặng bao trùm lên các em. Lặng im là một điều khác thường đối với học sinh trường Tô-mô-e. Khói hương trước các nấm mồ bốc lên vẽ thành những bức tranh trong không khí một hồi lâu.
Sau đó, mùi hương luôn luôn làm cho các em nhớ tới ông Ma-ru-y-a-ma và ông Ri-hây A-ma-nô-y-a. Đó cũng là hương vị của sự trầm lặng đối với các em.
Có thể các em không hiểu nhiều về bốn mươi bảy Rô-nin nhưng đối với ông Ma-ru-y-a-ma, người đã kể say sưa về họ, các em cũng tỏ ra rất quý trọng như đối với ông Kô-ba-y-a-si, tuy dưới hình thức khác. Còn Tôt-tô-chan thì lại lại yêu đôi mắt nhỏ tí sau cặp kính dày và giọng nói dịu dàng – cái giọng nói dường như không hòa hợp với cơ thể to béo của ông.
Chú thích “Bốn mươi bảy Rô-nin”: Ở Nhật vào thời kỳ Ê-đo (1603-1867), đất nước đặt dưới quyền cai trị của các Xa-mu-rai (võ sĩ đạo). Và đối với đẳng cấp Xa-mu-rai, danh dự là quan trọng hơn cả. Một hôm trong Hoàng cung một quan chức Xa-mu-rai tên là A-sa-nô Ta-ku-mi-nô-ka-mi, bị một quan chức Xa-mu-rai khác tên là Ki-ra Kô-u-giu-kê-nô-su-ke lăng mạ. Vì danh dự, A-sa-nô đã rút gươm chém vào trán Ki-ra.
Hoàng thượng đã ra lệnh cho A-sa-nô phải tự kết liễu đời mình vì hành động đó.
A-sa-nô đã tự “rạch bụng mình”.
Những người ủng hộ A-sa-nô được gọi là “Rô-nin”, có tổng số là bốn mươi bảy người.
Bốn mươi bảy người này quyết định trả thù. Ngày mười bốn tháng mười hai họ tiến hành cuộc tấn công bất ngờ và giết Ki-ra.
Sau cuộc trả thù, bốn mươi bảy người này đã tự sát.
Và những thần dân dưới thời đó đã rất tán thành việc làm của “Bốn mươi bảy Rô-nin”.
Đây là một sự kiện lịch sử. Và sự tích này đã được trình diễn trên các sân khấu.
Cho đến ngày nay nó vẫn là một sự tích mà người Nhật yêu thích.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.