Tôt-Tô-Chan Cô Bé Bên Cửa Sổ

Cái đuôi



Một buổi chiều, sau khi tan học, Tôt-tô-chan đang chuẩn bị về nhà thì Oe bỗng chạy đến chỗ em thì thầm:

– Thầy hiệu trưởng đang bực với ai ấy. Tôt-tô-chan hỏi:

– Ở đâu?

Chưa bao giờ em thấy thầy hiệu trưởng bực mình nên rất ngạc nhiên. Rõ ràng Oe cũng ngạc nhiên, cứ xem cái kiểu cậu ta chạy vội như thế thì đủ hiểu.

– Ở trong bếp ấy. – Oe nói, đôi mắt hiền lành của cậu ta mở to và cánh mũi phập phồng.

– Nào! – Tôt-tô-chan nắm tay Oe và cả hai cùng chạy tớ nhà thầy hiệu trưởng. Nhà thầy giáp ngay phòng họp và bếp nằm sát cổng sau của khu vực nhà trường.

Cái hôm Tôt-tô-chan ngã xuống hố tiêu, em đã được đưa qua bếp đến buồng tắm để rửa ráy cho sạch. Chính từ trong bếp của nhà thầy hiệu trưởng mà “thức ăn từ biển” và “thức ăn từ đất được nấu nướng để chia cho các em lúc ăn trưa.

Trong khi đi rón rén về phía bếp, hai em nghe thấy giọng nói giận dữ của thầy hiệu trưởng qua cánh cửa đóng:

– Sao cô lại nói với Ta-ka-ha-si một cách thiếu suy nghĩ rằng em ấy có đuôi nhỉ? Ra là cô giáo chủ nhiệm đang bị khiển trách. Các em nghe thấy cô trả lời:

– Tôi cũng chỉ nói vui thôi. Tình cờ lúc ấy tôi chú ý đến nó và thấy nó ngồ ngộ.

– Nhưng cô không thấy hết tai hại của điều cô nói sao? Tôi phải làm những gì để cô hiểu rằng tôi đã chấm dứt Ta-ka-ha-si như thế nào?

Tôt-tô chan nhớ câu chuyện xảy ra ở lớp sáng hôm đó. Cô giáo chủ nhiệm đang kể cho lớp nghe về con người ta lúc đầu cũng có đuôi. Cả lớp ai cũng buồn cười. Người lớn chắc phải coi buổi nói chuyện của cô là bài học về thuyết tiến hoá. Các em rất thích thú. Và khi cô giáo nói là ai cũng còn một bộ phận vết tích đó gọi là xương cụt, thì cả lớp đều thắc mắc là bộ phận vết tích ấy của mình ở đâu, và rồi cả lớp phá lên cười. Cuối cùng cô giáo nói vui:

– Có thể ai đó ở đây hãy còn có đuôi. Em chăng, Ta-ka-ha-si?

Ta-ka-ha-si vội đứng ngay lên, lắc đầu quầy quậy, và nói một cách rất nghiêm túc:

– Thưa côm em không có ạ.

Tôt-tô-chan nhận ra đó chính là vấn đề thầy hiệu trưởng đang nói. Giọng của thày trở nên buồn hơn và giận:

– Cô có nghĩ rằng Ta-ka-ha-si có thể cảm thấy như thế nào nếu bị ai hỏi là có đuôi hay không?

Hai em không nghe thấy câu trả lời của cô giáo. Tôt-tô-chan không hiểu tại sao thầy hiệu trưởng lại bực mình về chuyện cái đuôi. Em lại thấy thích được thầy hiệu trưởng hỏi xem mình có đuôi hay không.

Đương nhiên, em không ngại gì về một câu hỏi như vậy vì người em không sao cả. Nhưng Ta-ka-ha-si đã thôi không lớn nữa và cậu ta biết điều đó. Do vậy thầy hiệu trưởng đã nghĩ ra các tiết mục thi trong ngày hội thể thao mà Ta-ka-ha-si sẽ thao diễn giỏi. Thầy cho học sinh bơi trong hồ không mặc quần áo tắm để các học sinh như Ta-ka-ha-si và Y-a-su-a-ki-chan khắc phục được tính tự ti và mặc cảm rằng mình kém hơn các bạn khác. Thầy hiệu trưởng thật không thể nào hiểu nổi có ai lại vô ý đến mức hỏi Ta-ka-ha-si xem nó có đuôi hay không, chỉ vì trông nó ngồ ngộ.

Tình cờ thầy hiệu trưởng đã đến thăm lớp học và đã đứng ở cuối lớp khi cô giáo nói câu ấy.

Tôt-tô-chan có thể nghe thấy cô giáo chủ nhiệm đang khóc:

– Tôi thật sai quá! Tôi làm thế nào để xin lỗi Ta-ka-ha-si bây giờ?

Thầy hiệu trưởng không nói gì. Tôt-tô-chan không trông thấy ông qua cửa kính, nhưng em rất muốn đứng bên thầy. Em cũng không hiểu vì sao, nhưng dù thế nào em cũng cảm thấy hơn bao giờ hết rằng thầy là người bạn của các em. Oe chắc cũng cảm thấy như thế.

Tôt-tô-chan không bao giờ quên chuyện thầy hiệu trưởng đã quở trách cô giáo chủ nhiệm trong nhà bếp, chứ không phải trong phòng hội đồng, nơi có các thầy, các cô giáo khác. Điều đó chứng tỏ ông là một nhà giáo dục theo đúng nghĩa nhất của từ ấy, mặc dù lúc ấy Tôt-tô-chan không nhận ra giọng nói của ông, nhưng từng lời của ông đã đọng mãi trong tâm trí em. Một buổi chiều, sau khi tan học, Tôt-tô-chan đang chuẩn bị về nhà thì Oe bỗng chạy đến chỗ em thì thầm: – Thầy hiệu trưởng đang bực với ai ấy. Tôt-tô-chan hỏi: – Ở đâu? Chưa bao giờ em thấy thầy hiệu trưởng bực mình nên rất ngạc nhiên. Rõ ràng Oe cũng ngạc nhiên, cứ xem cái kiểu cậu ta chạy vội như thế thì đủ hiểu. – Ở trong bếp ấy. – Oe nói, đôi mắt hiền lành của cậu ta mở to và cánh mũi phập phồng. – Nào! – Tôt-tô-chan nắm tay Oe và cả hai cùng chạy tớ nhà thầy hiệu trưởng. Nhà thầy giáp ngay phòng họp và bếp nằm sát cổng sau của khu vực nhà trường. Cái hôm Tôt-tô-chan ngã xuống hố tiêu, em đã được đưa qua bếp đến buồng tắm để rửa ráy cho sạch. Chính từ trong bếp của nhà thầy hiệu trưởng mà “thức ăn từ biển” và “thức ăn từ đất được nấu nướng để chia cho các em lúc ăn trưa. Trong khi đi rón rén về phía bếp, hai em nghe thấy giọng nói giận dữ của thầy hiệu trưởng qua cánh cửa đóng: – Sao cô lại nói với Ta-ka-ha-si một cách thiếu suy nghĩ rằng em ấy có đuôi nhỉ? Ra là cô giáo chủ nhiệm đang bị khiển trách. Các em nghe thấy cô trả lời: – Tôi cũng chỉ nói vui thôi. Tình cờ lúc ấy tôi chú ý đến nó và thấy nó ngồ ngộ. – Nhưng cô không thấy hết tai hại của điều cô nói sao? Tôi phải làm những gì để cô hiểu rằng tôi đã chấm dứt Ta-ka-ha-si như thế nào? Tôt-tô chan nhớ câu chuyện xảy ra ở lớp sáng hôm đó. Cô giáo chủ nhiệm đang kể cho lớp nghe về con người ta lúc đầu cũng có đuôi. Cả lớp ai cũng buồn cười. Người lớn chắc phải coi buổi nói chuyện của cô là bài học về thuyết tiến hoá. Các em rất thích thú. Và khi cô giáo nói là ai cũng còn một bộ phận vết tích đó gọi là xương cụt, thì cả lớp đều thắc mắc là bộ phận vết tích ấy của mình ở đâu, và rồi cả lớp phá lên cười. Cuối cùng cô giáo nói vui: – Có thể ai đó ở đây hãy còn có đuôi. Em chăng, Ta-ka-ha-si? Ta-ka-ha-si vội đứng ngay lên, lắc đầu quầy quậy, và nói một cách rất nghiêm túc: – Thưa côm em không có ạ. Tôt-tô-chan nhận ra đó chính là vấn đề thầy hiệu trưởng đang nói. Giọng của thày trở nên buồn hơn và giận: – Cô có nghĩ rằng Ta-ka-ha-si có thể cảm thấy như thế nào nếu bị ai hỏi là có đuôi hay không? Hai em không nghe thấy câu trả lời của cô giáo. Tôt-tô-chan không hiểu tại sao thầy hiệu trưởng lại bực mình về chuyện cái đuôi. Em lại thấy thích được thầy hiệu trưởng hỏi xem mình có đuôi hay không. Đương nhiên, em không ngại gì về một câu hỏi như vậy vì người em không sao cả. Nhưng Ta-ka-ha-si đã thôi không lớn nữa và cậu ta biết điều đó. Do vậy thầy hiệu trưởng đã nghĩ ra các tiết mục thi trong ngày hội thể thao mà Ta-ka-ha-si sẽ thao diễn giỏi. Thầy cho học sinh bơi trong hồ không mặc quần áo tắm để các học sinh như Ta-ka-ha-si và Y-a-su-a-ki-chan khắc phục được tính tự ti và mặc cảm rằng mình kém hơn các bạn khác. Thầy hiệu trưởng thật không thể nào hiểu nổi có ai lại vô ý đến mức hỏi Ta-ka-ha-si xem nó có đuôi hay không, chỉ vì trông nó ngồ ngộ. Tình cờ thầy hiệu trưởng đã đến thăm lớp học và đã đứng ở cuối lớp khi cô giáo nói câu ấy. Tôt-tô-chan có thể nghe thấy cô giáo chủ nhiệm đang khóc: – Tôi thật sai quá! Tôi làm thế nào để xin lỗi Ta-ka-ha-si bây giờ? Thầy hiệu trưởng không nói gì. Tôt-tô-chan không trông thấy ông qua cửa kính, nhưng em rất muốn đứng bên thầy. Em cũng không hiểu vì sao, nhưng dù thế nào em cũng cảm thấy hơn bao giờ hết rằng thầy là người bạn của các em. Oe chắc cũng cảm thấy như thế. Tôt-tô-chan không bao giờ quên chuyện thầy hiệu trưởng đã quở trách cô giáo chủ nhiệm trong nhà bếp, chứ không phải trong phòng hội đồng, nơi có các thầy, các cô giáo khác. Điều đó chứng tỏ ông là một nhà giáo dục theo đúng nghĩa nhất của từ ấy, mặc dù lúc ấy Tôt-tô-chan không nhận ra giọng nói của ông, nhưng từng lời của ông đã đọng mãi trong tâm trí em.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.