Dạy Con Làm Giàu – Tập 3
CHƯƠNG 17 Bài học đầu tư số 15
Sự kỳ diệu của những sai lầm
Bố ruột của tôi xuất thân từ môi trường học vấn mà nơi đó các sai phạm bị coi là xấu và cần phải tránh. Trong thế giới trường lớp, một người phạm càng nhiều lỗi càng bị đánh giá là kém thông minh.
Người bố giàu xuất thân từ cuộc sống ngoài đời. Người có quan điểm khác hẳn về sai lầm. Theo Người, chúng chính là cơ hội để học hỏi thêm một điều mới mẻ mà Người chưa từng biết trước đây. Một người phạm nhiều sai lầm sẽ học hỏi được nhiều hơn. Người thường nói, “Đằng sau mỗi một sai sót, có một sự kỳ diệu mà chúng ta không chịu nhìn thấy. Khi ta phạm nhiều lỗi và có thời gian học hỏi, rút kinh nghiệm, thì càng có nhiều sự kỳ diệu xuất hiện trong đời ta.”
Người thường dùng ví dụ học đạp xe để khẳng định niềm tin tưởng của mình về sự kỳ diệu tìm thấy trong mỗi lỗi lầm. Người nói, “Hãy nhớ đến sự sợ hãi khi con bắt đầu học cưỡi xe đạp. Mọi người bạn của con đều lái được, nhưng đến phiên con, mỗi khi con leo lên yên xe là té lên té xuống. Con phạm hết lỗi này đến lỗi khác. Nhưng rồi bất thình lình, con không còn bị té nữa. Con bắt đầu đạp xe và chiếc xe chạy tới trước. Đột nhiên như một phép thuật, cả một thế giới hoàn toàn mới xuất hiện trước mắt con.”
SAI LẦM CỦA WARREN BUFFET
Warren Buffet, nhà đầu tư giàu nhất nước Mỹ, được biết đến và nể trọng nhờ công ty Berkshire Hathaway của ông. Hiện tại, giá cổ phiếu của công ty Berkshire Hathaway thuộc vào mức cao nhất trên thế giới. Trong khi nhiều nhà đầu tư đánh giá cổ phiếu Berkshire Hathaway rất cao, ít người biết rằng việc thu mua công ty đó là một trong những sai lầm đầu tư lớn nhất của ông.
Vào thời diểm thu mua, Berkshire Hathaway là một công ty dệt may đang trên con đường suy thoái. Warren Buffet cho rằng nhóm của ông có thể làm thay đổi tình thế của công ty. Chúng ta đều biết, ngành công nghiệp dệt may tại thời điểm đó đang chết dần ở Mỹ và có khuynh hướng chuyển sang đầu tư ở các quốc gia khác. Warren Buffet đã không thể chống lại khuynh hướng ấy, và cho dù có sự hậu thuẫn của ông, công ty cuối cùng vẫn thất bại ngay trong ngành sản xuất nguyên thủy của mình. Thế nhưng từ sai lầm thất bại đó, ông đã tìm thấy những viên ngọc đem lại cho ông một gia sản đồ sộ sau này. Nếu bạn thích thú muốn tìm hiểu câu chuvện này, bạn có thể tìm đọc quyển Con Đường Của Warren Buffet của tác giả Robert Hagstrom. Quyển sách này có thể cung cấp người đọc những hiểu biết quý giá về cách suy nghĩ của một trong những nhà đầu tư vĩ dại của thế giới.
CÁC SAI LẦM KHÁC
Một công ty khác, Diamond Fields, được thành lập để khai thác kim cương, nhưng lại không bao giờ tìm thấy kim cương cả. Vị kỹ sư trưởng trong ngành địa chất đã tính toán sai. Thế nhưng thay vì tìm kim cương, họ lại khai quật được một trong những mỏ nickel lớn nhất thế giới. Thế là giá cổ phiếu của công ty vọt lên như tên lửa ngay sau khi công ty tuyên bố sự khám phá. Ngày nay, mặc dù vẫn còn mang tên Diamond Fields, nhưng công ty đó đã làm giàu từ các quặng mỏ nickel.
Levi Strauss, trên đường tìm vàng ở California, đã chuyển từ ý định khai thác vàng sang may quần bằng vải bạt cho những người đào vàng thành công. Ngày nay, khắp thế giới dâu đâu cũng biết đến quần jean Levi cả.
Thomas Edison có lẽ sẽ không bao giờ phát minh ra bóng đèn nếu như ông là nhân viên của công ty General Electric do ông sáng lập nên. Người ta từng nói Edison đã thất bại đến 10.000 lần trước khi chế tạo thành công bóng đèn điện. Nếu ông là nhân viên của một công ty lớn, có lẽ ông đã bị sa thải từ đời nào bởi vì quá nhiều lần thất bại như vậy.
Sai lầm lớn của Christopher Columbus là cố tìm đường qua Trung Quốc nhưng lại tình cờ phát hiện ra nước Mỹ – một trong những quốc gia hùng mạnh và giàu có nhất trên thế giới sau này.
KHÔN NGOAN NGOÀI ĐỜI VỚI KHÔN NGOAN TRONG LỚP
Sự giàu có vượt bậc của người bố giàu do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân hàng đầu là thái độ của Người trước sai lầm. Giống như hầu hết chúng ta, Người cũng không ưa phạm sai lầm, thế nhưng Người không sợ bị lỗi. Người chấp nhận rủi ro đơn giản là vì có chuẩn bị trước sai lầm. Người nói, “Khi con đã đi đến giới hạn những gì con biết, khi ấy sẽ là lúc con cần phải phạm một vài sai lầm.”
Nhiều lần, một trong những doanh nghiệp của Người không cất cánh được và bị lỗ nặng. Tôi cũng đã từng chứng kiến nhiều lần các sản phẩm mới của Người tung ra đều bị thị trường tiêu thụ từ chối. Nhưng mỗi lần bị thất bại, thay vì chán nản, Người lại trông có vẻ vui hơn, khôn ngoan hơn, dứt khoát hơn và thậm chí giàu hơn từ sau kinh nghiệm đó. Người hay nói với tôi và Mike, “Sai lầm chính là điều mà chúng ta cần học hỏi. Mỗi lần phạm sai lầm, ta luôn học được một điều mới về bản thân ta, và ta thường gặp được những người mới mà ta chưa hề gặp.”
Trong một doanh nghiệp phân phối thiết bị tiêu thoát bị phá sản, Người gặp được một người bạn đối tác kinh doanh mà sau này đã cùng Người kiếm hàng chục triệu đô la. Người nói, “Nếu ta không dám mạo hiểm thành lập doanh nghiệp đó, ta sẽ không bao giờ gặp được Jerry cả. Nói thật với các con, biết dược Jerry là một trong những sự kiện quan trọng nhất của đời ta.”
Người bố một của tôi trong khi đó là một sinh viên xuất sắc ở dại học. Người ít khi phạm lỗi và thường xuyên đạt điểm cao nhất nhì trong trường. vấn đề là khi Người được 50 tuổi, Người dường như đã phạm một trong những sai lầm lớn nhất mà từ đó Người không bao giờ đứng dậy được.
Khi tôi chứng kiến người bố ruột phải vật lộn với những khó khăn trong sự nghiệp và trong tiền bạc, người bố giàu nói, “Để thành công trong thế giới kinh doanh, con cần phải có sự khôn ngoan trong trường cộng với sự khôn ngoan ngoài đời. Bố của con nhập học từ lúc 5 tuổi, vì ông tốt nghiệp điểm cao nên được giữ lại trường và cuối cùng đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp giáo dục. Giờ đây khi ông 50 tuổi, ông gặp chuyện cay đắng trong đời, và đời là một người thầy rất phũ phàng con ạ. Ở trường, con được dạy bài học trước. Nhưng ở ngoài đời, con thường phải phạm lỗi lầm trước và hoàn toàn tùy thuộc nơi con có rút ra được bài học mà đời muốn dạy con hay không. Vì hầu hết mọi người không được dạy cách chấp nhận phạm lỗi và rút kinh nghiệm từ chúng, hoặc là họ sẽ tránh phạm lỗi, hoặc là họ phạm lỗi nhưng không rút được bài học từ sai lầm đó. Điều ấy giải thích tại sao mọi người cứ phạm cùng một sai lầm hết lần này đến lần khác. Trong trường, con sẽ được coi là khôn ngoan nếu con không phạm lỗi, nhưng ở ngoài đời, con chỉ được coi là khôn ngoan nếu con biết rút kinh nghiệm từ lỗi lầm mà con đã trải qua.”
NGHỆ THUẬT ĐỐI DIỆN SAI LẦM
Thay vì dạy chúng tôi cách tránh né sai lầm, người bố giàu đã dạy chúng tôi nghệ thuật đối diện sai lầm và trở nên khôn ngoan hơn từ sự sai lầm ấy.
Trong một lần, Người nói, “Việc đầu tiên xảy ra cho con sau khi con phạm sai lầm là con sẽ rất buồn. Đó chính là dấu hiệu nhận biết đầu tiên của sự sai lầm. Vào thời điểm đó, con sẽ biết được con thực sự thuộc loại người nào.”
“Thuộc loại người nào là sao hở bố?”, Mike hỏi.
“Khi các con buồn, các con sẽ trở thành một trong những hạng người như sau:
1. Người nói dối – Người thuộc nhóm này sẽ nói những câu đại loại như: “Tôi không làm điều đó”, hay “Không, không phải tôi”, hay “Tôi không biết chuyện đó xảy ra”, hay “Anh có gì chứng minh là tôi làm không?”.
2. Người đổ thừa – Người thuộc nhóm này sẽ nói: “Đó là lỗi của anh, không phải tôi”, hay “Nếu vợ tôi không tiêu xài nhiều như thế, tôi đã làm giàu rồi”, hay “Ta sẽ làm giàu nếu như ta không có con sớm”, hay “Khách hàng chỉ không quan tâm đến các sản phẩm của tôi”, hay “Nhân viên bây giờ không còn biết trung thành nữa”, hay “Chỉ thị của ông không rõ ràng gì hết”, hay “Đó là quyết định của sếp”.
3. Người phân bua – Người thuộc nhóm này sẽ nói: “Ô, vì tôi không được học đến nơi đến chốn nên không tiến thân được”, hay “Giá mà có nhiều thời gian hơn tôi sẽ làm được điều đó”, hay “Tôi không muốn làm giàu”, hay “Mọi người ai cũng nhào vô làm chuyện đó cả”.
4. Người bỏ cuộc – Người thuộc nhóm này sẽ nói: “Tôi đã bảo anh là điều đó không làm được mà”, hay “Chuyện này quá khó mà lại chẳng đáng bõ công nữa. Tôi sẽ làm thứ khác dễ hơn”, hay “Tại sao tôi cần phải làm điều đó? Tôi không cần rước thứ nhức óc đó về mình đâu.”
5. Người chối bỏ – Người bố giàu thường gọi loại người này là ‘mèo giấu cứt’, nghĩa là những người này thường đánh trống lãng hay vờ đi những sai lầm của mình. Người thuộc nhóm này sẽ nói: “Ồ không, không có gì sai phạm cả. Mọi thứ ở đây đều tốt đẹp”, hay “Sai sót à? Sai sót gì cơ chứ?”, hay “Đừng lo, mọi thứ đâu sẽ vào đấy.”
Người bố giàu nói, “Khi mọi người buồn phiền vì sai lầm hay bị tai nạn, một hay nhiều tính cách đó sẽ trỗi dậy. Nếu con muốn học hỏi và trở nên khôn ngoan từ sau những sai lầm vô giá đó, con cần phải suy nghĩ một cách hết sức có trách nhiệm. Đó chính là lúc con phải đặt câu hỏi này với con: ‘Ta học được gì từ bài học vô giá đó?'”.
Người bố giàu nói tiếp, “Nếu một người nào đó nói, ‘Những gì tôi học được là sẽ không bao giờ phạm sai lầm này nữa’, người ấy đã chẳng học được gì cả. Có rất nhiều người sống trong một thế giới khó khăn bởi vì họ cứ luôn nói như thế thay vì họ nên nói, ‘Tôi vui mừng vì điều đó đã xảy ra, bởi vì tôi đã rút được kinh nghiệm từ sai lầm đó.’ Bên cạnh đó, những người hay né tránh sai lầm hoặc bỏ qua không chịu học hỏi sẽ không bao giờ thấy được mặt bên kia của đồng tiền.”
TÔI KHÓC NHƯ MỘT ĐỨA TRẺ
Chẳng hạn, sau khi tôi làm mất doanh nghiệp sản xuất loại túi khóa Velcro, tôi đã buồn nản suốt gần 1 năm. Trong năm dó, tôi đã khóc như một đứa trẻ. Tôi luôn nghe trong đầu tôi vang lên những câu trách móc, “Lẽ ra ngươi đừng nên lập doanh nghiệp đó. Ngươi biết là sẽ thất bại kia mà. Ngươi không nên kinh doanh nữa.” Tôi cũng đã đổ thừa cho nhiều người, thấy bản thân tôi đang phân bua cho những hành động của mình, và nói những câu như: “Đó là lỗi của Dan”, “Tôi đã không thực sự yêu quý sản phẩm của mình.”
Thay vì chạy trốn lỗi lầm của mình và quay lại giới làm công, tôi đã bị người bố giàu bắt tôi phải đối mặt với thực tế và tìm con đường thoát khỏi đống đổ nát đó. Ngày nay, tôi thường nói với mọi người, “Tôi đã học hỏi được nhiều về kinh doanh qua lần thất bại đó hơn là khi tôi thành công. Quá trình lao động từ sự đổ nát và xây dựng lại công ty đã giúp tôi trở thành một doanh nhân dày dặn kinh nghiêm hơn.” Ngày nay, thay vì nói ‘Tôi sẽ không bao giờ phạm lỗi đó nữa’, tôi sẽ nói: ‘Tôi vui mừng vì tôi đã thất bại và được học hỏi, bởi vì tôi rất biết ơn đã có được sự khôn ngoan từ kinh nghiệm cay đắng của mình.” Và tôi sẽ nói, “Hãy bắt đầu một doanh nghiệp khác vậy.” Thay vì sợ hãi và giận dữ, tôi có thể thấy được sự hào hứng và thích thú trong đó. Thay vì sợ thất bại, tôi biết thất bại là phương tiện giúp tôi học hỏi để thành công hơn. Nếu chúng ta sợ phạm lỗi, hay phạm lỗi và không biết rút kinh nghiệm, sự kỳ diệu sẽ không hiện hữu trên dời nàỵ. Cuộc sống lúc ấy sẽ bị thụt lùi, tụt hậu và trở nên nhỏ bé hơn, thay vì phải được rộng mở và đầy ắp những điều diệu kỳ hơn.
BÀI HỌC LÀ GÌ?
Cứ mỗi khi nghe mọi người nói, “Đầu tư quá rủi ro”, hay “Tôi không thích mạo hiểm với tiền của mình”, hay “Chuyện gì xảy ra nếu tôi thất bại?”, tôi thường nhớ đến người bố nghèo của tôi bởi vì Người từng nói, “Ta không muốn phạm sai lầm.” Như tôi đã nói, trong thế giới của Người – thế giới trường lớp, những người phạm lỗi sẽ bị coi là ngu ngốc.
Trong thế giới của người bố giàu, Người coi rủi ro, sai lầm và thất bại là một phần không thể tách rời trong sự phát triển của nhân loại, cho nên thay vì né tránh rủi ro và sai lầm, Người đã học hỏi cách quản lý rủi ro và sai lầm. Quan điểm của Người về sự sai lầm: đó chỉ là một bài học đi kèm với nhiều cảm xúc. Người nói, “Khi chúng ta phạm lỗi, chúng ta buồn. Sự buồn phiền đó là dấu hiệu báo cho chúng ta biết chúng ta cần phải học hỏi một điều gì đó. Nó giống như một cú đập vào vai chúng ta và nói, ‘Chú ý. Ngươi đang có một điều quan trọng cần học hỏi. Nếu như ngươi nói dối, đổ thừa, phân bua hay phủ nhận sự buồn phiền đó, ngươi sẽ làm lãng phí nỗi buồn phiền và sẽ đánh mất một viên ngọc kinh nghiệm quý giá.”
Người bố giàu dạy tôi đếm đến mười khi tôi giận, hoặc đến 100 khi tôi cực kỳ giận dữ. Sau khi nguội di, tôi chỉ nói ‘Xin lỗi’ và không bao giờ đổ thừa cho người khác, cho dù tôi giận đến mức nào. Nếu tôi trách móc hay để thừa, tôi đang trao quyền lực của tôi cho người ấy. Còn nếu tôi có ý thức trách nhiệm trước những gì đã xảy ra, tôi sẽ học được một bài học quý giá mà rõ ràng tôi cần phải học. Và nếu như tôi nói dối, đổ thừa, phân bua hay chối bỏ, tôi sẽ không học được gì cả.
Người bố giàu cũng nói, “Những người thất bại thường đổ thừa cho người khác. Họ muốn người đó thay đổi, và đó là lý do tại sao mà họ cứ buồn phiền. Thay vì buồn phiền, họ nên cám ơn người đã dạy cho họ điều mà họ cần học hỏi. Buồn phiền hay tỏ thái độ thù địch đối với người đó chẳng khác nào con đi bực tức với chiếc xe đạp chỉ vì ‘con cứ té lên té xuống trong khi đang cố gắng học cưỡi nó.”
NHŨNG SAI LẦM HIỆN TẠI
Khi tôi viết quyển sách này, thị trường chứng khoán và địa ốc đang lên giá. Những người mới đầu tư và nhảy vào thị trường đều nói giống nhau. Họ nói, “Tôi đã kiếm được thật nhiều tiền trên thị trường,” hoặc “Tôi nhảy vào sớm và giá hiện giờ tăng hơn 20%.” Tôi e rằng không bao lâu sau, những người mới đầu tư và đang phấn khích sẽ có cảm giác thế nào khi phạm sai lầm trên thị trường. Lủc ấy, chúng ta sẽ biết đâu là những nhà đầu tư thực thụ. Như người bố giàu đã nói, “Không phải các khoản đầu tư của con tăng lên bao nhiêu mới quan trọng, mà điểm chính yếu là chúng sẽ giảm sút đến mức bao nhiêu. Những nhà đầu tư thực sự luôn sẵn sàng chuẩn bị làm giàu ngay khi có cơ hội, cũng như sẵn sàng học hỏi khi mọi thứ không diễn ra đúng theo ý họ trên thị trường. Điều tốt nhất là thị trường có thể dạy con là làm thế nào học hỏi từ chính những sai lầm của con.”
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.