Dạy Con Làm Giàu – Tập 3

CHƯƠNG 31 Tam giác C-Đ – cbìa khóa của sự giàu có



Dưới đây là biểu đồ mà người bố giàu gọi là Tam giác C-Đ – chìa khoá của sự giàu có.

Tam giác C-Đ rất quan trọng với người bố giàu vì nó đã giúp Người gom những ý tưởng lan man thành một cấu trúc cụ thể làm nền tảng cho một hệ thống kinh doanh chặt chẽ. Người thường nói, “Nhiều người có ý tưởng tuyệt vời nhưng rất ít người trở nên giàu có. Tam giác C-Đ có sức mạnh giúp một người biến đổi các ý tưởng bình thường của mình thành những của cải khổng lồ. Tam giác C-Đ chính là hướng dẫn biến ý tưởng thành hiện thực và tạo ra tài sản.” Nó thể hiện những kiến thức, hiểu biết cần phải có dể được thành công trong những nhóm C và Đ trong Kim tứ đồ. Tôi đã điều chỉnh tam giác này chút ít qua nhiều năm.

Tôi nhìn thấy tam giác này lần đầu tiên khi tôi 16 tuổi. Người bố giàu đã vẽ cho tôi xem khi tôi hỏi Người những câu hỏi thế này:

1. Làm thế nào bố có thể có nhiều doanh nghiệp cùng một lúc trong khi nhiều người khác không có được một doanh nghiệp cho riêng mình?

2. Tại sao doanh nghiệp của bố phát triển trong khi doanh nghiệp của nhiều người khác cứ dậm chân tại chỗ?

3. Bố làm thế nào để có thời gian rảnh rỗi trong khi nhiều chủ doanh nghiệp khác phải làm việc liên tục?

4. Tại sao có nhiều doanh nghiệp mới thành lập không bao lâu đã bị phá sản?

Tôi không hỏi các câu hỏi trên cùng một lúc, mà chúng xuất hiện trong đầu tôi trong suốt quá trình hướng dẫn của Người. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy Người ở độ tuổi 40 lại có thể cùng lúc quản lý nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau như: ăn uống, bán lẻ, vận tải, xây dựng và bất động sản. Tôi biết Người đang thực hiện kế hoạch của mình là dùng các cơ sở kinh doanh dể mua các tài sản địa ốc mà Người cho đó mới là những khoản đầu tư thực sự của Người. Khi tôi hỏi làm thế nào Người bắt đầu sở hữu và quản lý nhiều doanh nghiệp như vậy, Người đã vẽ lên giấy tam giác C-Đ.

Ngày nay, tôi nắm giữ quyền sở hữu nhiều công ty khác nhau trong các ngành nghề khác nhau bởi vì tôi đã sử dụng tam giác C-Đ làm hướng dẫn. Tôi không sở hữu nhiều công ty như người bố giàu, thế nhưng tôi vẫn có thể sở hữu nhiều hơn nếu tôi muốn bằng cách đi theo công thức đó của tam giác C-Đ.

GIẢI THÍCH TAM GIÁC C-Đ

Rõ ràng có thể có nhiều tư liệu khác bàn chi tiết hơn về những hợp phần của tam giác C-Đ, nhưng ở đây chúng ta chỉ xem xét những nền tảng cơ bản.

MỤC TIÊU KINH DOANH

Người bố giàu nói, “Một doanh nghiệp cần có cả mục tiêu tinh thần và mục tiêu kinh doanh để thành công, nhất là lúc bắt đầu”. Khi giải thích sơ đồ này cho Mike và tôi, Người luôn luôn bắt đầu từ nền tảng mục tiêu bởi vì Người cho đó là hợp phần quan trọng nhất của tam giác và tại sao nó lại được đặt ở cạnh đáy tam giác. “Nếu có mục tiêu rõ ràng và mạnh mẽ, doanh nghiệp sẽ vượt qua dược những thử thách mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều phải gặp qua trong mười năm đầu tiên. Khi doanh nghiệp phát triển lớn hơn và quên đi mục tiêu của mình, hoặc là khi mục tiêu đặt ra trước dây không còn cần thiết nữa, doanh nghiệp sẽ bắt đầu suy thoái.”

Người bố giàu đã dùng từ “tinh thần” và “kinh doanh”. Người nói, “Nhiều người bắt đầu một doanh nghiệp chỉ vì mục đích duy nhất là kiếm tiền. Kiếm tiền không phải là một mục tiêu đủ mạnh. Chỉ có tiền thôi thì sẽ không khơi dậy nổi ngọn lửa nhiệt tình, ý chí quyết tâm hay những khát khao cháy bỏng trong con người. Mục tiêu của một doanh nghiệp cần phải đáp ứng dược những gì mà khách hàng muốn, và một khi nhu cầu đó dược đáp ứng thỏa đáng, doanh nghiệp sẽ bắt đầu kiếm được tiền.”

Khi đề cập đến mục tiêu tinh thần, Người nói, ‘”Henry Ford là người hướng tới mục tiêu tinh thần trước hết, rồi sau dó là mục tiêu kinh doanh. Ông muốn sản xuất xe ô tô phục vụ cho nhiều người chứ không chỉ dành riêng cho người giàu. Đó là lý do tại sao mục tiêu của ông dược xem là “dân chủ hóa xe hơi”. Khi mục tiêu tinh thần và mục tiêu kinh doanh cả hai đều mạnh mẽ và nhất quán thì sức mạnh kết hợp đó sẽ tạo nên những công ty khổng lồ”.

Mục tiêu tinh thần và mục tiêu kinh doanh của người bố giàu luôn đi đôi với nhau. Mục tiêu tinh thần của Người là tạo việc làm và các cơ hội cho nhiều người nghèo vốn là khách trong các nhà hàng của Người. Người bố giàu cho rằng mục tiêu kinh doanh cũng rất quan trọng mặc dù khó thấy hơn và khó đo lường hơn. Người nói, “Nếu không có một mục tiêu chắc chắn thì doanh nghiệp không thể tồn tại trong 5 đến 10 năm đầu tiên”. Người còn nói, “Lúc khởi đầu doanh nghiệp thì mục tiêu và tinh thần doanh nhân là những yếu tố quan trọng cần thiết để giúp doanh nghiệp tồn tại. Tinh thần và mục tiêu càng phải được duy trì lâu hơn sau khi chủ doanh nghiệp không còn hoặc công việc kinh doanh kết thúc. Mục tiêu của một doanh nghiệp chính là sự phản ánh tinh thần của doanh nhân. General Electric là một công ty được thành lập từ sự khôn ngoan của Thomas Edison, và công ty này đã phát triển bằng cách giữ gìn tinh thần của một nhà phát minh lỗi lạc khi liên tục sáng chế ra nhiều sản phẩm mới, sáng tạo. Công ty Ford Motor vẫn còn tồn tại do vẫn tiếp tục thực hiện tinh thần của Ford.”

Ngày nay, tôi tin rằng tinh thần của Bill Gates sẽ tiếp tục giúp Microsoft giữ vai trò thống lĩnh trong thị trường phần mềm. Ngược lại, khi Steven Jobs bị buộc rời khỏi Apple và thay thế bằng một hội đồng quản trị điều hành theo lối truyền thống, tập đoàn Apple đó đã xuống dốc một cách nhanh chóng. Ngay sau khi Jobs trở lại Apple, tinh thần của công ty được thắp lại, sản phẩm mới dược sản xuất ra, đã dẫn đến lợi nhuận tăng và giá cổ phiếu tăng theo.

Mặc dù mục tiêu kinh doanh không dễ đo lường, nhìn thấy nhưng hầu hết chúng ta đều đã từng tiếp xúc với chúng. Chúng ta có thể xác định được mục tiêu của một người nào đó muốn bán một thứ gì cho chúng ta dể được hưởng hoa hồng không giống với mục tiêu của một người muốn giúp chúng ta thỏa mãn các nhu cầu của mình. Khi thế giới trở nên chật hẹp hơn và ngập tràn nhiều sản phẩm hơn, các doanh nghiệp muốn tồn tại và thành công cần phải tập trung phục vụ và hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp cũng như các nhu cầu của khách hàng, chứ không chỉ đơn thuần là những biện pháp cố gắng tăng doanh thu.

Công ty CASHFLOW Technologies do tôi, Kim và Sharon đã cùng sáng lập ra để đem đến cho bạn quyển sách này và các sản phẩm giáo dục tài chính khác, có mục tiêu như sau: “Để nâng cao sự giàu có của nhân loại”. Khi xác định rõ ràng và thực tiễn các mục tiêu tinh thần và kinh doanh của công ty, chúng tôi đã gặt hái thành công không chỉ bằng sự may mắn đơn thuần. Khi đề ra mục tiêu rõ ràng, chúng tôi đã thu hút được những cá nhân và nhiều nhóm khác có mục tiêu tương tự. Một số người có thể cho đó là vận may, nhưng riêng tôi thì cho đó là do sự thành thật với mục tiêu của mình. Qua nhiều năm, tôi càng tin người bố giầu đã nói đúng về tầm quan trọng của sự mạnh mẽ và nhất quán giữa mục tiêu tinh thần và mục tiêu kinh doanh.

Thật ra thì không phải doanh nghiệp nào của tôi cũng có mục tiêu tinh thần và kinh doanh đều mạnh mẽ và nhất quán với nhau như của CASHFLOW Technologies. Nhiều doanh nghiệp do tôi sở hữu có mục tiêu kinh doanh được nhấn mạnh hơn là mục tiêu tinh thần.

GHI CHÚ CỦA SHARON – ĐỒNG TÁC GIẢ

Thiết lập mục tiêu cho công ty sẽ giúp công ty đi đúng hướng. Trong các giai đoạn phát triển ban đầu, nhiều yếu tố có thể gây ra sự xao lãng và chệch hướng. Cách tốt nhất để đi đúng hướng là hãy thường xuyên xem xét mục tiêu của công ty. Việc lệch hướng dó có ảnh hưởng làm mục tiêu của bạn không đạt được hay không? Nếu có, bạn cần phải xử lý sự chệch hướng này càng sớm càng tốt để tập trung mọi nỗ lực của bạn vào mục tiêu chung.

Ngày nay, tôi nhận thấy có nhiều người trở thành triệu phú trong một thời gian ngắn, thậm chí thành tỉ phú bằng cách phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Tôi tự hỏi không biết mục tiêu của công ty chỉ để kiếm tiền cho chủ sở hữu, các nhà đầu tư, hay là công ty thật sự được thành lập để nhắm đạt được một mục tiêu nào đó hoặc cung cấp một dịch vụ nào đó? Tôi e rằng những công ty niêm yết đó cuối cùng cũng sẽ gặp thất bại bởi vì mục tiêu duy nhất của họ là kiếm tiền một cách nhanh nhất. Ngoài ra, chúng ta có thể tìm thấy tình thần doanh nhân chính từ mục tiêu cua công ty.

Ê KÍP

Người bố giàu luôn nói, “Kinh doanh, là một môn thể thao đồng đội”. Người còn nói tiếp, “Đầu tư cũng thế. Vấn đề của người ở nhóm L và T là con chỉ chơi một mình con để đấu với cả một ê kíp”.

Người bố giàu đã vẽ thêm Kim tứ đồ để minh họa:

Người bố giàu chỉ ra sự khác nhau giữa hệ thống giáo dục và thế giới kinh doanh là: “Ở trường, họ dạy học sinh phải tự làm bài thi của mình. Nếu một học sinh tìm cách hợp tác trong lúc thi, hành vi đó bị qui ngay là ‘gian lận’. Còn trong thế giới kinh doanh, các chủ doanh nghiệp hợp tác với nhau trong lúc “thi” và mỗi ngày đều là ngày thi đối với họ.”

MỘT BÀI HỌC RẤT QUAN TRỌNG

Đối với những ai quan tâm đến việc xây dựng một doanh nghiệp lớn mạnh và thành công, tôi nghĩ bài học về sự hợp tác rất quan trọng. Đó là một trong những yếu tố tiên quyết để đạt đến sự thành công tài chính của tôi. Kinh doanh và đầu tư là những môn thể thao đồng đội, và bạn hãy nên nhớ mỗi ngày trong kinh doanh đều là một kỳ thi. Để thành công ở trường, chúng ta phải làm bài thi một mình. Còn trong kinh doanh, sự thành công lại có được nhờ sự hợp tác trong một ê kíp chứ không phải từ một cá nhân nào.

Những người trong nhóm L và T kiếm tiền ít hơn so với khả năng thực sự của mình do họ cứ muốn tự làm việc một mình. Còn nếu những người ấy hợp tác trong một ê kíp, nhất là những người nhóm L, họ sẽ tạo thành công đoàn hay hiệp hội chứ không phải một ê kíp. Điều đó hiện đang diễn ra trong giới bác sĩ ở Mỹ. Họ đang thành lập một công đoàn chuyên ngành để tận dụng sức mạnh của tập thể, được gọi là các Tổ chức Bảo vệ Sức khỏe.

Nhiều người đầu tư hiện nay đang cố đầu tư như những cá nhân riêng lẻ. Tôi đọc thấy có hàng ngàn người dang tham gia mua bán chứng khoán trực tuyến mỗi ngày. Đó là ví dụ về một cá nhân đi ngược lại sức mạnh của tập thể. Chính vì vậy, có rất ít người thành công trong khi có khối người bị mất sạch. Người bố giàu khi dạy tôi về đầu tư, đã chỉ ra rằng tôi phải nên đầu tư trong một ê kíp. Người nói, “Nếu mọi người muốn trở thành những nhà đầu tư lão luyện hay hơn thế nữa, họ phải biết cách đầu tư tập thể.” Trong ê kíp của người bố giàu bao gồm các chuyên viên kế toán, luật sư, nhà môi giới, chuyên viên tài chính, nhân viên bảo hiểm và các ngân hàng. Mỗi một loại tư vấn chuyên môn, Người luôn luôn có nhiều chuyên viên. Khi Người quyết định, quyết định đó của Người luôn là kết quả tổng hợp của nhiều ý kiến tư vấn của toàn ê kíp. Ngày nay, tôi cũng hành động y như vậy.

KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CON TÀU LỚN… MÀ IÀ MỘT Ê KÍP LỚN

Tôi thường thấy trên ti vi những đoạn quảng cáo về một cặp vợ chồng giàu có đi du thuyền ở những khu du lịch thuộc vùng nhiệt đới ấm áp. Đoạn quảng cáo đó dường như muốn đề cập đến kết quả tận hưởng mà nhiều cá nhân đang làm giàu bằng chính bản thân mình. Khi ấy, tôi thường nghĩ ngay đến lời nói của người bố giàu, “Hầu hết các chủ doanh nghiệp nhỏ đều mơ đến một ngày nào đó sẽ làm chủ một chiếc du thuyền hay một chiếc trực thăng. Và chính vì thế mà họ không bao giờ đạt được mơ ước dó. Khi ta lần đầu ra kinh doanh, ta lại mơ ước có một ê kíp gồm các chuyên viên kế toán và luật sư chứ không phải một chiếc du thuyền.”

Người bố giàu muốn tôi tập trung vào việc thành lập một ê kíp như thế cho mình trước khi tôi mơ mộng sở hữu một chiếc du thuyền hay một toà biệt thự. Để cụ thể hóa bài học này, Người đã yêu cầu tôi đến gặp một chuyên viên thuế vụ dưới phố nhờ thực hiện khai thuế thu nhập cá nhân giùm cho tôi. Khi ngồi xuống trước Ron, chuyên viên thuế vụ, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là một chồng hồ sơ khai thuế dày cộp đặt trên bàn anh ấy. Lập tức tôi hiểu ngay thâm ý của người bố giàu. Vị chuyên viên này phải lo cho 30 doanh nghiệp khác nhau trong cùng một ngày, thì anh ta lấy đâu ra thời giờ dể lo cho doanh nghiệp của tôi?

Quay trở lại văn phòng của người bố giàu trong buổi trưa hôm ấy, tôi nhận thấy một điều mà trước đây tôi không bao giờ để ý đến. Khi ngồi ở khu tiếp tân chờ gặp Người, tôi thấy một ê kíp đang lo làm việc cho Người, bao gồm mười bốn nhân viên kế toán, 5 kế toán viên chuyên trách và một giám đốc tài chính. Ngoài ra, Người còn có hai luật sư chuyên trách. Khi ngồi xuống trước mặt Người, tôi chỉ nói, “Những người ấy đang lo chuyện của bố chứ không phải của ai khác.”

Ngựời gật đầu và nói, “Như ta đã nói, hầu hết mọi người chỉ biết làm việc chăm chỉ và khao khát sở hữu một chiếc du thuyền, trong khi ta lại nghĩ trước hết mình phải có được một ê kíp bao gồm các kế toán viên và luật sư chuyên trách. Đó là lý do tại sao giờ đây ta có thể sở hữu chiếc du thuyền và nhiều thời gian rảnh rỗi. Chỉ là vấn đề thứ tự ưu tiên thôi con ạ.”

LÀM THẾ NÀO ĐỦ SỨC ĐỂ TRẢ MỘT Ê KÍP NHƯ THẾ CHO RIÊNG MÌNH?

Trong nhiều buổi thuyết trình, mọi người thường hỏi tôi, “Làm thế nào anh đủ sức để trả một ê kíp như thế cho riêng anh?”. Những người hỏi như thế thường là những người nhóm L hoặc T. Một lần nữa, sự khác biệt thuộc về các nguyên tắc và luật chơi khác nhau của những nhóm khác nhau. Chẳng hạn, đối với người nhóm L, khi trả phí cho một dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, giao dịch đó của họ sẽ được thực hiện như thế này:

Nhưng đối với người nhóm C và Đ, thì giao dịch đó sẽ được thực hiện như thế này:

Ngoài ra còn có sự khác biệt giữa một chủ doanh nghiệp nhóm C và một chủ doanh nghiệp nhóm T. Chủ doanh nghiệp nhóm C không ngần ngại chi trả cho các dịch vụ tư vấn này, bởi vì chính hệ thống kinh doanh hay toàn bộ tam giác C-Đ trả những chi phí đó. Còn chủ doanh nghiệp nhóm T thường chi trả cho các dịch vụ tư vấn này bằng chính đồng tiền kiếm được từ mồ hôi, nước mắt của mình, cho nên hầu hết họ đều không đủ sức thuê một nhân viên chuyên trách bởi vì họ thường không kiếm đủ tiền để trang trải cho các nhu cầu tài chính của riêng bản thân họ.

CÁCH TIẾP THU KIẾN THỨC TUYỆT VỜI NHẤT

Khi được hỏi những câu như:

1. “Làm thế nào mà anh học được nhiều như thế về đầu tư và kinh doanh?

2. “Bằng cách nào anh kiếm tiền nhiều mà lại chịu rủi ro ít?

3. “Điều gì làm cho anh tự tin để đầu tư vào những thứ mà người khác cho là rủi ro?”

4. “Anh tìm ra những mối làm ăn tuyệt vời đó bằng cách nào vậy?”.

Tôi trả lời, “Nhờ vào ê kíp của tôi”. Ê kíp của tôi bao gồm các chuyên viên kế toán, luật sư, nhà môi giới, ngân hàng, v.v.

Khi mọi người nói “Xây dựng kinh doanh là rủi ro,” họ thường nói từ cách nhìn hay cách suy nghĩ được dạy ở trường, cho rằng việc kinh doanh phải được thực hiện một mình. Theo tôi, không xây dựng kinh doanh mới là rủi ro. Khi không kinh doanh gì cả, bạn sẽ không bao giờ học được những kinh nghiệm sống quý giá, cũng như sẽ không có cơ hội học hỏi từ những chuyên viên tư vấn trong ê kíp của mình. Người bố giàu từng nói, “Những người chỉ biết chơi an toàn sẽ không có cơ hội tiếp thu và học hỏi, và sẽ tự mình đánh mất nhiều thời gian quý báu của mình. Thời gian chính là tài sản quý báu nhất, đặc biệt là khi con lớn tuổi hơn.”

Nhà văn Tolstoy đã nói về điều này hơi khác hơn một chút. Ông viết, “Điều mà chúng ta không mong đợi nhất lại xảy ra chính là tuổi già.”

KHỐI TỨ DIỆN VÀ Ê KÍP

Mọi người cũng thường hỏi tôi, “Một doanh nghiệp nhóm C và một doanh nghiệp nhóm T khác nhau ở chỗ nào?”. Câu trả lời của tôi cũng là “ê kíp”.

Hầu hết các doanh nghiệp nhóm T có cơ cấu của một doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp doanh. Họ có thể là ê kíp đấy, nhưng không phải loại ê kíp mà tôi muốn nói đến. Cũng như những người nhóm L khi liên kết với nhau thường dẫn đến sự ra đời của một tổ chức công đoàn, những người nhóm T thường tạo ra những tổ chức đối tác. Một ê kíp đúng nghĩa của nó, theo tôi phải là một ê kíp mà trong đó có sự liên kết giữa những người thuộc các nhóm khác nhau có những kỹ năng, chuyên môn khác nhau. Trong một công đoàn hay một cơ cấu đối tác (chẳng hạn như công đoàn giáo viên hay hiệp hội luật gia), sự liên kết thường xảy ra chỉ giữa những người theo cùng một nhóm hay một ngành nghề chuyên môn với nhau.

Một trong những vị thầy mà tôi kính trọng nhất là tiến sĩ R. Buckminster Fuller. Cách đây nhiều năm, tiến sĩ đã công bố một kết quả nghiên cứu của mình về “những kiến trúc xây dựng trong vũ trụ.” Tiến sĩ phát hiện ra rằng những khối vuông hay khôi lập phương không tồn tại trong tự nhiên, mà “chính những khối tứ diện mới là kiến trúc xây dựng nền tảng của tự nhiên”.

Khi tôi quan sát các Kim tự tháp ở Ai Cập, tôi hiểu được chút ít về thâm ý của tiến sĩ Fuller. Trong khi những tòa nhà chọc trời được xây xong rồi mất di, các Kim tự tháp lại có thể đứng vững trước sự bào mòn của thời gian và tự nhiên trong hơn mười thế kỷ. Trong khi những tòa nhà chọc trời có thể bị sập đổ chỉ với một vài khối thuốc nổ được cài đúng chỗ, các Kim tự tháp lại không hề bị suy suyển với cùng lượng thuốc nổ như thế.

Tiếh sĩ Fuller đã tìm kiếm một kết cấu vững chắc trong vũ trụ, và ông đã tìm thấy nó trong khối tứ diện.

CÁC MÔ HÌNH KHÁC NHAU

Dưới đây là những minh họa kết cấu của các loại hình kinh doanh khác nhau:

1. Hình thức kinh doanh cá thể: 

2. Hình thức đối tác hay công ty hợp doanh: 

3. Hình thức doanh nghiệp nhóm C: 

Khối tứ diện có 4 điểm. Sau khi học hỏi với tiến sĩ Fuller, tôi bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của những khôi kết cấu có từ 4 điểm trở lên. Chẳng hạn Kim tứ đồ bao gồm 4 phần. Một kết cấu vững chắc của một doanh nghiệp được thể hiện như sau:

Một doanh nghiệp được quản lý tốt sẽ có những nhân viên tuyệt vời. Đặc tính đòi hỏi của một nhân viên là sự “xuất sắc” và “cần thiết” bởi vì các nhân viên chịu trách nhiệm về mọi hoạt động thường nhật của doanh nghiệp. Ngoài ra, sự “trung thành” cũng rất cần thiết bởi vì mỗi nhân viên chính là sự tồn tại của chủ doanh nghiệp và đại diện doanh nghiệp trước khách hàng.

Các chuyên viên thuần túy là những người nhóm T. Đặc tính yêu cầu của những người này là “chuyên môn” bởi vì mỗi chuyên viên sẽ hướng dẫn anh trong từng lĩnh vực cụ thể. Mặc dù các chuyên viên không tham gia vào các hoạt dộng thường nhật của doanh nghiệp, nhưng sự tư vấn hay hướng dẫn của họ rất có giá trị để giúp cho doanh nghiệp của bạn đi đúng hướng.

Kết cấu tứ diện đó sẽ càng vững chắc hơn và trường tồn hơn nếu bốn điểm nền tảng được liên kết chặt chẽ với nhau. Trong khi các nhà đầu tư cung cấp vốn hoạt động, chủ doanh nghiệp phải làm việc với các chuyên viên và nhân viên để phát triển kinh doanh hơn nữa, từ đó mới có khả năng trả lãi cho các nhà đầu tư đã bỏ vốn.

MỘT Ê KÍP ĐƯỢC CẤU THÀNH TỪ NHIỀU CẤP KHÁC NHAU

Một trong những việc đầu tiên tôi đánh giá một doanh nghiệp trên tư cách là một nhà đầu tư chính là đội ngũ nhân sự đằng sau doanh nghiệp ấy. Nếu ê kíp đó không có năng lực, thiếu kinh nghiệm và không có thành tích nổi bật, chắc chắn tôi sẽ không đầu tư vào doanh nghiệp đó. Tôi đã từng gặp nhiều người chạy đôn chạy đáo, tìm cách gọi vốn đầu tư vào những sản phẩm mới hay một công ty mới của họ. vấn dề lớn nhất của những người này chính là kinh nghiệm non yếu của họ, và nhất là họ không có một đội ngũ đứng phía sau ủng hộ họ và tạo niềm tin ở các nhà đầu tư.

Nhiều người mong muốn tôi cùng đầu tư vào kế hoạch kinh doanh của họ. Họ thường nói câu này, “Một khi công ty này di vào quỹ đạo vận hành ổn định, chúng tôi sẽ đưa nó lên sàn.” Câu nói đó làm tôi trở nên tò mò và hỏi lại, “Trong ê kíp của anh, ai sẽ là người đưa công ty lên sàn, và người đó đã từng niêm yết thành công bao nhiêu công ty?”. Nếu câu trả lời có vẻ yết ớt và thanh minh, tôi biết ngay tôi đang nghe quảng cáo bán hàng, chứ không phải là một kế hoạch kinh doanh thực thụ.

Một điều khác mà tôi thường chú ý tìm kiếm khi đọc qua các kế hoạch kinh doanh chính là vấn đề “lương”. Nếu các khoản lương này cao, tôi biết ngay những người đang kêu gọi hùn vốn đầu tư đó chẳng qua nhắm đến mục đích lương bổng mà họ tự trả cho mình sau này. Khi ấy, tôi hỏi họ có sẵn sàng làm việc không lương hay giảm lương xuống một nửa hay không. Nếu câu trả lời có vẻ yết ớt hoặc là “không”, tôi biết tỏng ngay ý đồ của họ chẳng qua chỉ là tìm một công việc có thu nhập cao.

Các nhà đầu tư bỏ tiền ra chủ yếu là để đầu tư vào sự quản lý. Họ xem xét đội ngũ hay ê kíp đằng sau doanh nghiệp đó, và tìm kiếm kinh nghiệm, nhiệt tình đam mê, quyết tâm của những người sáng lập. Đối với những người gọi vốn đầu tư chỉ cốt để tự trả lương cao cho mình, tôi sẽ không tin những người ấy thực sự có một quyết tâm.

GHI CHÚ CỦA SHARON – ĐỒNG TÁC GIẢ

Robert hay đề cập đến nguyên tắc “tiền bạc theo sau sự quản lý” trong thế giới kinh doanh. Để thành công, một doanh nghiệp phải có những kỹ năng và kinh nghiệm trong những lĩnh vực then chốt.

Khi bạn không có sẵn tiền để thuê mướn một người tài năng mà bạn đang cần, hãy nghĩ đến việc thu hút người ấy trở thành một thành viên trong hội đồng cố vấn của công ty bạn. Cơ hội gọi vốn sẽ có nhiều khả năng thành công hơn nếu đội ngũ quản lý của bạn chứng minh được nhiều kinh nghiệm thành công trong kinh doanh, hay trong ngành nghề mà công ty bạn dang dự trù hoạt động.

Bạn cũng nên có đội ngũ các chuyên viên tư vấn bên ngoài. Những lời khuyên hay hướng dẫn đúng đắn từ các chuyên viên kế toán, luật sư, cố vấn tài chính sẽ rất quan trọng trong quá trình xây dựng một doanh nghiệp thành công và vững mạnh. Nếu hoạt dộng kinh doanh của bạn thuộc lĩnh vực bất động sản, những người môi giới địa ốc của bạn sẽ đóng vai trò quan trọng trong ê kíp. Mặc dù các vị tư vấn này có thể khá ‘đắt tiền’, sự tư vấn của họ dem lại cho bạn một mức lợi nhuận tối đa khi giúp bạn củng cố và phát triển doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp tránh được những sai lầm tai hại trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Trong tam giác C-Đ sự lãnh đạo đóng vai trò quan trọng không kém. Đợn giản là vì bất cứ ê kíp nào cũng đều phải cần có một người lãnh đạo.

LÃNH ĐẠO

Lý do mà tôi ghi danh vào học viện quân sự liên bang thay vì một trường đại học bình thường là vì người bố giàu biết tôi rất cần phải trau dồi những kỹ năng lãnh đao nếu như tôi muốn trở thành một doanh nhân. Nhu nguời bố giàu đã từng nói, “Trường học là quan trọng, nhưng trường đời lại là thầy giáo tốt hơn.”

Người bố giàu nói, “Công việc của người lãnh đạo là phải biết cách khai thác và phát huy những gì ưu việt nhất từ mọi người, chứ không cần phải là người giỏi nhất.” Người còn nói, “Nếu con là người thông minh nhất trong ê kíp của con, công ty của con chắc chắn sẽ gặp chuyện.”

Khi mọi người hỏi làm sao để trau dồi những kỹ năng cần thiết của thuật lãnh đạo, tôi luôn trả lời như nhau: “Hãy xung phong hơn nữa.” Dĩ nhiên, sự tình nguyện xung phong không nhất thiết sẽ làm cho bạn trở thành một nhà lãnh dạo tài giỏi, nhưng nếu bạn dám chấp nhận sự đóng góp ý kiến và biết sửa chữa mình, bạn có thể trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi.

Thông qua những hoạt động tự nguyện, bạn có thể nhận dược hồi âm về những kỹ năng lãnh đạo trong đời thực của mình. Nếu bạn xung phong lãnh đạo nhưng chẳng có ma nào theo, chắc chắn bạn có một điều gì đó cần phải học hỏi, rút kinh nghiêm và sửa chữa. Khi đó, hãy yêu cầu mọi người góp ý và giúp bạn sửa chữa những khuyết điểm của bạn. Làm như thế là bạn đang đi trên con đường trở thành nhà lãnh đạo tài giỏi. Tôi chứng kiến nhiều doanh nghiệp thất bại và đổ vỡ bởi vì người lãnh đạo không bao giờ biết nhận khuyết điểm và chấp nhận những lời góp ý chân thành của nhân viên, đồng nghiệp; không sẵn sàng rèn luyện để trở thành lãnh đạo, và không phóng khoáng để chấp nhận những góp ý và sửa sai.

Một nhà lãnh đạo thực sự còn biết khi nào cần phải lắng nghe người khác nói. Trước đây tôi đã từng nói tôi không phải là một doanh nhân hay một nhà đầu tư tài giỏi gì cả. Tôi chỉ là một người trung bình. Thế nhưng, tôi đã biết nghe theo những lời tư vấn của các chuyên viên cùng như những góp ý của các thành viên trong ê kíp của mình, mà nhờ họ dã giúp tôi trở thành một người lãnh đạo tốt hơn.

GHI CHÚ CỦA SHARON – ĐỒNG TÁC GIẢ

Vai trò của một người lãnh đạo là sự tổng hợp của tầm nhìn, khích lệ động viên và giám sát.

Đối với vai trò tầm nhìn, người lãnh đạo phải luôn tập trung vào mục tiêu kinh doanh của công ty. Với vai trò khích lệ động viên, người lãnh đạo phải biết cách nâng cao tính thần của cả ê kíp cùng làm việc với nhau hướng về mục tiêu đó để đạt đến thành công. Với vai trò giám sát, người lãnh đạo phải thật nghiêm khắc và kiên quyết xử lý khi cả ê kíp đi chệch hướng mục tiêu cần đạt được do những yếu tố chủ quan và khách quan. Khả năng quyết định dứt khoát trong khi vẫn định hướng tập trung vào mục tiêu tối hậu của công ty chính là những tính cách làm nên một nhà lãnh đạo thực sự.

Có một mục tiêu đúng, ê kíp giỏi và một người lãnh đạo thực sự, bạn chắc chắn sẽ thành công trên con đường xây dựng kinh doanh và làm giàu. Tiền bạc theo sau sự quản lý. Chính từ đây, bạn có thể thu hút và gọi vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài. Trong các chương kế tiếp, tôi sẽ trình bày 5 yếu tố riêng rẽ nhưng rất quan trọng để phát triển một doanh nghiệp vững mạnh và thành công.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.