Dạy Con Làm Giàu – Tập 3

Chú thích



[←1] Thuật ngữ là “futures”. Đây là loại hợp đồng giao nhận hàng hóa ở một loại và cấp bậc, chất lượng được thỏa thuận trước, ở một mức giá cũng được thỏa thuận trước, tại một thời điểm nhất định nào đó trong tương lai. Mức giá này sẽ được thỏa thuận theo mức thị trường tự do. Tại Việt Nam đã xuất hiện hình thức này, phổ biến chủ yếu trong các sản phẩm nông nghiệp. Còn được gọi là hợp đồng bao tiêu. (LND).

[←2] Chơi “dài” (gọi là “buying long”), là một hình thức mua ở giá thấp với hy vọng giá sẽ tăng và do đó sẽ kiếm được lợi nhuận tại thời điểm bán. Nói nôm na là mua trước bán sau. Ngược lại, chơi “ngắn” (gọi là “selling short”) là bán trước một loại hàng hóa chưa thuộc quyền sở hữu của mình, với tin tưởng giá thị trường sẽ giảm trong nay mai nên kiếm được lợi nhuận ngay tại thời điểm mua ở một mức giá thấp hơn. Nói nôm na là bán trước mua sau. Hai hình thức này rất phổ biến trên thị trường chứng khoán, thị trường quyền mua cổ phiếu (options) và thị trường futures. Hiện tại ở Việt Nam chưa cho phép “selling short”. (LND)

[←3] Trường phái “nền tảng” (fundamental approach) nhấn mạnh về việc phân tích các chỉ số tài sản, doanh thu, lợi nhuận và hệ thống quản lý của công ty. Trường phái này nghiên cứu các báo cáo tài chính của công ty để tìm hiểu về hiện trạng kinh doanh, và sử dụng các chỉ số này làm cơ sở xác định giá trị cổ phiếu của công ty để so sánh với giá thị trường. Trong khi đó, trường phái “kỹ thuật” (technical hoặc chartist approach) sử dụng các biểu đồ chứng khoán làm cơ sở xác định giá trị thực sự của cổ phiếu. Trường phái này còn nhằm mục đích tiên đoán hướng lên xuống chung của thị trường. (LND)

[←4] Tiếng Anh là “private placement.” Đây là một hình thức gọi vốn đầu tư trực tiếp từ các nguồn tiền mặt có sẵn thay vì thông qua trung gian gọi vốn của một ngân hàng đầu tư (LND).

[←5] Tỷ số p/e, hay tỷ số lợi nhuận (price/earnings) là một tỷ số hay dùng trong giới chứng khoán. Tỷ số này được đo bằng tỷ lệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường và lợi nhuận thu được cho một cổ phiếu đó của một công ty (LND).

[←6] Một chỉ số thường dùng trong thị trường chứng khoán Mỹ, bao gồm tổng giá trị cổ phiếu trên thị trường của 500 công ty Mỹ được chọn. (LND).

[←7] Nguyên văn là “security”, mà tạm dịch ở đây là chứng khoán – chỉ chung cho các công cụ đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ hỗ tương, bất động sản, kim loại quý v.v… (LND)

[←8] Davidson và Rees-Mogg là đồng tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng như: Sự tính toán vĩ đại, Kẻ tối cao… Các quyển sách này đã có dấu ấn sâu đậm đến cách người bố giàu đầu tư và nhìn về tương lai cuộc sống.

[←9] Một dạng Quỹ quản lý đầu tư (tuy chưa phổ biến lắm) như ở Việt Nam (LND).

[←10] Trong chương này, những khía cạnh luật pháp mà tác giả đề cập trong kinh doanh chỉ áp dụng ở Mỹ. Tuy nhiên, để có thể hiểu được cốt lõi bài học của người bố giàu, chúng tôi xin dịch trọn ý phần nguyên tác cho bạn đọc tham khảo. (LND).

[←11] Tiếng Anh là partnership, là một hình thức kinh doanh rất phổ biến ở các nước phương Tây. Tương đương với hình thức công ty hợp doanh không có thành viên góp vốn ở nước ta. (LND).

[←12] Hiện tại ở Việt Nam, chính phủ chưa đánh thuế thu nhập cá nhân vào các khoản lãi tức từ cổ phiếu, trái phiếu hay cổ phần của cổ đông. (LND)

[←13] Nền tảng cơ bản của các đạo luật thuế ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Canada trong việc cho phép khấu trừ các khoản chi phí kinh doanh hợp lý, hợp lệ là tính chất mục đích kinh doanh thực sự của các chi phí đó, hơn là việc có đầy đủ chứng từ hợp lệ. Có vô số trường hợp tranh chấp giữa Cục Thuế các nước và các doanh nghiệp về các khoản chi phí có liên quan hay có mang mục đích kinh doanh thực sự hay không, cho dù các chi phí đó hoàn toàn có đầy đủ chứng từ hợp lệ. Ở nước ta, việc cho phép các chi phí được coi là hợp lý, hợp lệ dường như chỉ nhắm vào cơ sở có đủ chứng từ hợp lệ hay không, chứ không phải là mục đích kinh doanh thực sự nằm sau các khoản chi phí đó. (LND).


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.