Dạy Con Làm Giàu – Tập 3

CHƯƠNG 10 Bài học đầu tư số 8



Quyết định ngay nbững gì bạn muốn khi bạn trưởng thành

Trong bài học đầu tư số 1 về tầm quan trọng của sự chọn lựa, tôi đã nêu ra giá trị lựa chọn về mặt tài chính của một đời người như sau:

1. An toàn;

2. Thoải mái;

3. Giàu có.

Chúng là những chọn lựa mang tính rất cá nhân và không nên xem thường.

Vào năm 1973 khi trở về từ Việt Nam, tôi đã phải đối mặt trước những chọn lựa này. Khi đề cập đến công việc phi công của tôi, người bố giàu đã nói: “Công việc tại hãng hàng không chưa chắc đem lại cho con sự ổn định an toàn. Ta không tin là trong nhiều năm tới tập đoàn hàng không đó lại không gặp khó khăn trong kinh doanh. Thế nhưng, nếu con cố một bề dày thành tích tốt, con có thể tìm thấy sự ổn định trong công việc… nếu như đó chính là những gì con muốn có.”

Sau đó, ông hỏi tôi có muốn xin làm lại ở tập đoàn Standard of Oil ở California, nơi tôi đã làm việc chỉ 5 tháng trước khi nhập ngũ. Tôi trả lời: “Họ nói là họ bằng lòng cho con nộp đơn xin việc lại, nhưng không bảo đảm có nhận con hay không.”

“Thế đó chẳng phải là một công ty tốt để con xin vào à? Chẳng lẽ họ trả lương con không cao à?”, ông hỏi.

“Tốt lắm bố à, thế nhưng con không muốn quay trở lại đó. Con muốn tiến tới.”

“Vậy thì điều gì con muốn nhất?”, ông hỏi khi đưa ra cho tôi ba sự chọn lựa. “Con muốn sự an toàn, sự thoải mái hay sự giàu có?”

Từ sâu thẳm trong lòng tôi, câu trả lời chính là “sự giàu có”. Niềm mong muốn ấy không thay đổi trong tôi qua nhiều năm, mặc dù nó đã bị vùi lấp trong một gia đình luôn coi sự ổn định an toàn trong công việc và tài chính là ưu tiên hàng đầu, coi những người giàu là một hạng người tội lỗi, vô giáo dục và tham lam trong xã hội. Tôi đã lớn lên trong một gia đình nơi mà đề tài tiền bạc không hề được thảo luận trên bàn ăn, bởi vì đó là một chủ đề chẳng sạch sẽ tí nào, không đáng để cho những người trí thức bàn bạc. Nhưng giờ đây tôi đã được 25 tuổi, tôi có quyền nói lên sự lựa chọn cá nhân của mình. Sự lựa chọn đó chính là sự giàu có.

Người bố giàu đã bắt tôi viết ra giấy thứ tự chọn lựa của tôi. Và chúng như thế này:

1. Giàu có;

2. Thoải mái;

3. Ổn định an toàn.

Sau khi nhìn vào tờ giấy, ông nói: “OK. Bước thứ nhất là con hãy lập ra một kế hoạch tài chính để đạt được mục tiêu ổn định an toàn về tiền bạc.”

“Gì hả bố?”, tôi hỏi. “Con vừa mới nói với bố là con muốn giàu mà. Vậy tại sao phải cần một kế hoạch để đạt mục tiêu ổn định làm gì?”

Ông cười phá lên: “Đúng như ta đoán, con ạ. Thế giới này có biết bao nhiêu người muốn giàu như con. Vấn đề ở chỗ, hầu hết họ lại không có được sự lựa chọn đúng vì họ không hiểu thế nào là ổn định an toàn, hay thế nào là thoải mái về mặt tài chính. Trong khi có rất ít người đạt được điều đó. Thực tế là trên con đường đi đến sự giàu có lại đầy dẫy những con người vật vờ, thất bại do hấp tấp, không biết suy nghĩ… như con vậy.”

Phải mất đến ba tuần sau, tôi mới có thể gặp lại người bố giàu. Trong tôi đầy ắp sự buồn tủi và thất vọng. Tôi đã cố gắng hết sức để có thể dứt khoát chọn ra hướng đi cho mình, và hướng đi đó đã hoàn toàn trái ngược những giá trị truyền thống của gia đình tôi. Vậy mà chính người bố giàu lại đem những giá trị truyền thống ấy áp đặt trước mặt tôi. Cuối cùng, tôi cũng bình tĩnh lại và gọi điện hẹn gặp ông.

“Con có sẵn sàng lắng nghe chưa?”, người bố giàu hỏi tôi khi vừa mới gặp mặt.

Tôi gật đầu trả lời: “Con sẵn sàng nhưng chưa thực sự tự nguyện đâu.”

Người bắt đầu ngay: “Đầu tiên con hãy gọi cho vị cố vấn tài chính của ta. Hãy nói với ông ấy là con muốn có một kế hoạch tài chính với mục đích là sự ổn định an toàn về tiền bạc suốt đời.”

“Được thôi bố ạ,” tôi trả lời.

“Bước tiếp theo, sau khi con đã lập xong kế hoạch tài chính đó, hãy điện cho ta. Hôm nay như thế là đủ. Chào con.”

Tôi gọi cho người bố giàu đúng một tháng sau đó. Tôi đưa cho ông xem kế hoạch tài chính của tôi. Ông chỉ nói: “Tốt. Con sẽ làm theo kế hoạch này chứ?”

“Không đâu bố,” tôi trả lời. “Kế hoạch ấy thật máy móc và đơn điệu.”

Ông nói: “Đúng vậy. Với mục đích là đạt được sự an toàn ổn định về mặt tài chính suốt đời, kế hoạch ấy phải tự động đến một cách máy móc và đơn điệu. Thế nhưng ta không thể bắt con phải làm theo kế hoạch đó cho dù ta đề nghị nó với con.”

“Vậy thì bây giờ sao hả bố?”, tôi hỏi.

“Bây giờ con hãy đi tìm một nhà tư vấn tài chính của riêng con và nhờ ông ấy giúp con lập một kế hoạch tài chính với mục đích thoải mái. Hãy gọi cho ta một khi con lập xong.”

Bốn tuần sau, tôi gặp lại người bố giàu. Kế hoạch lần này thật không đơn giản như tôi tưởng. Tôi đã nhiều lần gọi điện nói chuyện với ông, thế nhưng tôi vẫn mất khá nhiều thời gian để hoàn tất. Tuy nhiên, quá trình lập kế hoạch đã mang đến cho tôi nhiều bài học quý giá khi bàn bạc thảo luận với các nhà tư vấn tài chính khác nhau. Bài học quan trọng nhất mà tôi rút ra được là: Nếu tôi không biết rõ những gì tôi muốn đạt đến, nhà tư vấn cũng không thể hiểu được rõ những gì tôi muốn để có thể giúp tôi.

Xem qua kế hoạch tài chính đó, ông chỉ nói: “Tốt lắm.” Im lặng một hồi lâu, ông mới tiếp lời: “Vậy thì con học được gì về chính bản thân mình?”

“Con đã học dược một điều quý báu là không phải dễ dàng xác định được những gì con muốn cho cuộc đời của mình. Đơn giản là vì trong cuộc sống hiện tại, chúng ta có quá nhiều sự chọn lựa, mà một số lựa chọn đó trông thật hấp dẫn và lôi cuốn.”

“Hay lắm con ạ,” ông nói. “Và đó chính là lý do tại sao mà có rất nhiều người ngày nay cứ làm hết công việc này đến công việc khác, kinh doanh hết lĩnh vực này đến lĩnh vực khác mà không bao giờ đi đến nơi mà họ muốn đến về tiền bạc. Họ đã làm lãng phí nguồn tài sản quý giá nhất của họ, đó là thời gian, và cứ loanh quanh giữa dòng đời mà không hề có một kế hoạch định hướng nào. Họ có thể cảm thấy hạnh phúc với những gì họ đang làm, thế nhưng họ không hề biết rằng họ đã đánh mất rất nhiều cơ hội trong đời họ.”

“Đúng vậy,” tôi gật đầu. “Lần này, thay vì tập trung cho mục đích ổn định an toàn, con đã phải thực sự suy nghĩ những gì con muốn cho cuộc đời của mình. Và thật ngạc nhiên, con đã phải đào sâu và suy ngẫm những ý tưởng mà trước đây con chưa hề có.”

“Chẳng hạn như điều gì nào?”, ông hỏi.

“Ồ, giả dụ nếu con thực sự muốn đạt tới mục đích thoải mái cho cuộc đời của con, con phải suy nghĩ xem mình thực sự muốn gì với mục đích đó. Những thứ như đi du lịch vòng quanh thế giới, sở hữu những chiếc xe hơi đắt tiền, quần áo hàng hiệu, nhà cao cửa rộng, v.v… Con buộc phải nghĩ tới tương lai sau này của mình và tìm xem con thực sự muốn gì cho cuộc sống tương lai của con.”

“Và con đã tìm thấy điều gì?”

“Con đã nhận thấy mục đích ổn định an toàn thật dễ dàng bởi vì con đã lập xong kế hoạch cho mục đích đó. Nhưng con không biết thế nào là sự thoải mái thực sự. Xác đinh sự ổn định an toàn không khó, nhưng xác định sự thoải mái mới là điều khó. Và giờ đây, con càng nôn nóng muốn xác định sự giàu có và làm thế nào con có thể lập kế hoạch để đạt được mục đích giàu có.”

Người bố giàu gật gù: “Tốt lắm con ạ. Có rất nhiều người tự giới hạn mình trong những quy tắc như ‘sống tằn tiện trong những phương tiện hiện có’, hay ‘tiết kiệm để phòng hờ cho một ngày rủi ro nào đó’, đến nỗi họ không biết đến những cơ hội khả dĩ khác trong cuộc đời luôn chào đón họ. Đến khi quá mức chịu đựng, họ lao vào tiêu xài phung phí, mượn nợ dể đi du lịch hay mua xe đời mới, để rồi sau đó cảm thấy hối hận. Họ không bao giờ chịu bỏ thời gian suy nghĩ về những thứ đó, họ có thể hoàn toàn đạt tới nếu họ có một kế hoạch tài chính tốt trong tay. Và theo ta, đó thực sự là một lãng phí lớn của đời người.”

“Điều đó chính xác như những gì đã xảy ra với con,” tôi đáp. “Khi gặp các nhà tư vấn khác nhau và trao đổi về những gì có thể đạt được, con đã học được rất nhiều thứ. Con đã biết rằng con đang tự rút ngắn cuộc đời mình. Thực tế, con có cảm giác như đang đi trong một ngôi nhà thấp lè tè suốt nhiều năm trời, cố gắng tằn tiện, dành dụm, khư khư bám vào sự ổn định an toàn và sống hết sức chật vật. Giờ đây, con đã có một kế hoạch để đạt tới mục đích tiện nghi thoải mái, mà con tin con sẽ làm được. Và con càng nôn nóng muốn tìm hiểu và xác định mục đích ‘giàu có’ là như thế nào.”

Người bố giàu mỉm cười: “Chìa khóa của sự trẻ trung trong cuộc đời chính là quyết định những gì con muốn đạt tới khi con trưởng thành, và cứ tiếp tục như vậy. Không có gì đáng tội nghiệp hơn khi nhìn thấy những người tự đốt ngắn cuộc dời của mình vì những mong muốn của họ. Họ cố sống dè xẻn, tiết kiệm từng đồng một mà cứ nghĩ là khôn ngoan về tiền bạc. Thực tế đó chỉ là sự hạn hẹp về tài chính… và chính điều đó thể hiện trên nét mặt và thái độ của họ khi họ về già. Phần lớn mọi người vô tình sống trong một cái lồng của sự ngu dốt về tiền bạc mà không hay. Một trong những khám phá quan trọng nhất mà một người nên làm là dành thời gian học hỏi cách lập kế hoạch để đạt tới những gì họ mong muốn trong đời mình. Và sự khám phá ấy hoàn toàn vô giá.

“Chính quá trình lập kế hoạch liên tục đã giúp cho ta trẻ trung đấy con à. Nhiều người thường hỏi ta tại sao ta cứ không ngừng xây dựng kinh doanh, đầu tư và kiếm tiền. Lý do là ta cảm thấy thích làm những công việc ấy. Dù ta đã kiếm được nhiều tiền từ những công việc ấy, nhưng ta vẫn cứ làm bởi vì việc kiếm tiền giúp cho ta trẻ trung và năng động. Con sẽ không hề thắc mắc tại sao một họa sĩ lại không chịu ngừng vẽ một khi người ấy dã thành công và nổi tiếng. Ta cũng vậy, bởi vì chính những công việc ấy giúp cho tính thần ta luôn trẻ trung và năng động cho dù cơ thể ta đã lão hóa theo thời gian.”

“Như vậy, khi bố yêu cầu con bỏ thời gian lập kế hoạch cho những mục đích khác nhau, ý của bố là muốn con tìm kiếm những gì có thể đạt được về mặt tài chính cho đời con phải không?”, tôi hỏi.

“Đúng vậy,” ông đáp. “Đó là lý do tại sao con phải lập kế hoạch. Một khi con tìm thấy được những gì có thể đạt được từ quà tặng của cuộc sống, trái tim con sẽ luôn trẻ trung và yêu đời. Những người chỉ biết lập kế hoạch cho mục đích ổn định an toàn, hay những người thường nói: ‘Thu nhập của tôi sẽ giảm khi tôi về hưu,’ thực tế họ chỉ biết mỗi một cuộc đời khó khăn hơn, chứ không phải sung túc hơn. Nếu Tạo hóa đã ban cho con người một sự sống vô vàn cơ hội, vậy thì tại sao con lại đi quá giới hạn chính mình?”

“Có lẽ đó là do mọi người được dạy suy nghĩ như vậy,” tôi đáp.

“Nếu thế thì thật là tội nghiệp con ạ,” ông trả lời.

Khi im lặng ngồi đó, đầu óc tôi lại suy nghĩ đến người bố nghèo của mình. Tôi biết ông đã bị tổn thương và đã vật lộn để làm lại cuộc đời. Nhiều lần tôi đã ngồi xuống trò chuyện với ông, cố giải thích cho ông nghe những gì tôi hiểu biết về tiền bạc. Thế nhưng lần nào chúng tôi cũng đi đến tranh luận. Tôi cho rằng sẽ không thể nào có được sự cảm thông giữa hai người khi mà cả hai đứng ở hai giá trị gốc rễ khác hẳn nhau – một của sự ổn định an toàn, và một của mục đích làm giàu. Cho dù tôi yêu thương ông đến mức nào, nhưng chúng tôi vẫn không thể nào đối thoại với nhau được về đề tài tiền bạc, sự giàu có và sung túc. Cuối cùng, tôi đã quyết định để ông yên ổn với cuộc sống của ông trong khi tôi tự lo cho chính cuộc đời mình. Nếu ông muốn biết về tiền bạc, tôi sẽ đợi ông hỏi tôi hơn là cố gắng giúp đỡ ông trong khi sự giúp đỡ ấy không hề được yêu cầu. Và ông đã không bao giờ hỏi tôi. Tuy vậy, tôi vẫn yêu thương và kính trọng ông vì tính cách mạnh mẽ và những đức tính tốt đẹp của ông, và không bao giờ màng đến những điểm


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.