Dạy Con Làm Giàu – Tập 3

PHẦN 2 BẠN MUỐN TRỞ THÀNH NHÀ ĐẦU TƯ LOẠI NÀO?. CHƯƠNG 20 Giải đáp câu đố 90/10



Người bố giàu nôi, “Có những nhà đầu tư mua tài sản, và có những nhà đầu tư tạo ra tài sản. Nếu con muốn giải đáp câu đố 90/10 cho chính cuộc đời của con, con cần phải trở thành hai loại nhà đầu tư đó.”

Trong phần mở đầu của quyển sách này, tôi đã kể câu chuyện người bố giàu, Mike và tôi đi dạo trên bờ biển và ngắm nhìn một miếng đất đắt nhất dọc bờ biển mà Người vừa mới mua. Bạn có thể nhớ lại là tôi đã hỏi người bố giàu làm thế nào Người mua được miếng đất ấy, trong khi người bố nghèo của tôi lại không thể. Người đã trả lời, “Ta cũng không mua nổi miếng đất đó con à, nhưng việc kinh doanh của ta lại có thể.” Tất cả những gì mà tôi đã nhìn thấy chỉ là một miếng đất hoang, đây đó nằm im những chiếc xe cũ kỹ đã vất bỏ, một nửa tòa nhà hoang tàn sụp đổ, cỏ mọc rậm rạp khắp nơi và một tấm mảng to đùng có hàng chữ “Đất Bán” cắm ngay giữa. Ở tuổi 12, tôi không thể nào nhận thấy có thể kinh đoanh được gì trên miếng đất này, thế nhưng người bố giàu của tôi lại thấy. Việc kinh doanh đó được tạo ra trong đầu của Người, và chính khả năng đó đã giúp Người trở thành một trong những người giàu nhất ở Hawaii. Nói cách khác, người bố giàu đã giải đáp câu đố 90/10 bằng cách tạo ra tài sản để mua các tài sản khác. Kế hoạch đó không chỉ là kế hoạch đầu tư của người bố giàu, mà đó còn lại kế hoạch đầu tư của hầu hết 10% những nhà đầu tư kiểm soát đến 90% của cải trong mọi thời đại.

Chắc các bạn còn nhớ câu chuyện trong tập 1 về Ray Kroc, cha đẻ tập đoàn McDonald, được thỉnh giảng cho một lớp học MBA, và ông ta đã phát biểu lĩnh vực kinh doanh của McDonald không phải là bánh mì kẹp thịt mà là địa ốc. Một lần nữa, công thức tạo ra tài sản để mua những tài sản khác đã dược áp dụng, và đó chính là lý do tại sao McDonald làm chủ sở hữu nhiều miếng đất đắt tiền nhất trên thế giới. Đó chính là toàn bộ mấu chốt của một kế hoạch đầu tư. Và đó cũng là nguyên nhân mà người bố giàu thường nói đi nói lại với tôi một khi Người biết rõ tôi hoàn toàn nghiêm túc trên con dường làm giàu, “Nếu con muốn giải đáp câu đố 90/10 cho chính con, con cần phải trở thành cả hai loại nhà đầu tư. Con vừa phải trở thành một người biết tạo ra tài sản, vừa phải là một người biết mua tài sản. Người đầu tư trung bình thường không ý thức được hai quy trình khác nhau đó, và chẳng giỏi trong quy trình đầu tư nào cả. Thậm chí, người đầu tư trung bình còn không có một kế hoạch tài chính dược viết cho riêng mình.”

KIỂM HÀNG TRIỆU VÀ CÓ THỂ HÀNG TỶ ĐÔ TỪ Ý TƯỞNG CỦA MÌNH

Nửa phần còn lại của quyển sách này sẽ đề cập đến cách tạo ra tài sản. Người bố giàu đã dành nhiều thời gian dạy tôi về quy trình biến một ỷ tưởng thành việc kinh doanh, mà từ đó tạo ra một tài sản có thể cho phép mua những tài sản khác. Người nói, “Nhiều người thường có những ý tưởng có thể làm cho họ trở nên giàu có một cách không tưởng. Vấn đề là phần lớn mọi người không bao giờ được dạy cách làm thế nào biến các ý tưởng của mình thành những doanh nghiệp, do đó những ý tưởng của họ không bao giờ trở thành hiện thực. Nếu con muốn trở thành hội viên của nhóm 90/10, con cần phải biết quy trình ấy.” Phần còn lại của quyển sách sẽ tập trung vào “tam giác C-Đ” của người bố giàu, vốn là một cấu trúc suy nghĩ cho phép những ý tưởng tài chính của bạn đầy hiện thực. Chính sức mạnh của tam giác C-Đ đó có thể làm một ý tưởng trở thành tài sản.

Người bố giàu thường nói, “Ngoài việc biết cách tạo ra tài sản, các nhà tỷ phú còn có khả năng biến ý tưởng thành hàng triệu hay hàng tỷ đô la. Người đầu tư trung bình có những ý tưởng tuyệt vời, nhưng họ lại thường thiếu những kỹ năng giúp những ý tưởng của họ trở thành tài sản để mua những tài sản khác.”

“ANH KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC CHUYỆN ĐÓ”

Khi dạy tôi cách biến ý tưởng thành tài sản, người bố giàu nói, “Khi con lần đầu tiên dự định biến những ý tưởng của con thành tài sản, nhiều người sẽ nói, ‘Anh không thể làm được điều đó.’ Hãy luôn nhớ rằng sẽ không có gì nguy hiểm và tai hại cho con hơn khi gặp những người có đầu óc nhỏ bé và tầm nhìn nông cạn như thế.” Có hai nguyên nhân mà Người cho rằng mọi người hay có khuynh hướng bàn ra ‘anh không thể làm được điều đó’ là:

1. Họ nói như thế khi bạn đang làm những điều mà họ cho là không khả thi, không phải vì bạn không làm được mà vì chính họ không làm được.

2. Họ nói như thế bởi vì họ không nhìn thấy được những gì bạn đang làm.

Người bố giàu giải thích quy trình kiếm nhiều tiền thực sự thuộc về khía cạnh tâm lý hơn là vật chất.

Một trong những câu danh ngôn Người ưa thích nhất là của Einstein: “Những đầu óc vĩ đại thường gặp sự chống đối dữ dội của những đầu óc nhỏ bé tầm thường.” Người bình luận về câu danh ngôn đó thế này, “Trong tất cả chúng ta đều có cả hai: một đầu óc vĩ đại và một đầu óc nhỏ bé tầm thường. Sự thách thức của quy trình biến ý tưởng thành một tài sản trị giá hàng triệu hoặc hàng tỷ đô chính là cuộc nội chiến giữa hai đầu óc đó.”

Khi tôi giải thích về tam giác C-Đ, một số người cảm thấy hoảng sợ trước khối lượng hiểu biết cần phải có để có thể bắt tam giác C-Đ đó làm việc được cho mình. Khi ấy, tôi thường nhắc nhở họ về những lời nói của người bố giàu – về một cuộc chiến giữa đầu óc vĩ đại và đầu óc tầm thường. Người bố giàu còn nói, “Có rất nhiều người có những ý tưởng tuyệt vời, nhưng lại có rất ít người trở thành tỷ phú. Lý do khiến cho quy tắc 90/10 luôn luôn đúng là vì không phải cần có một ý tưởng tuyệt vời để làm giàu, mà chính con người đứng đằng sau ý tưởng tuyệt vời đó mới là yếu tố quyết định của sự giàu có. Con cần phải có một đầu óc mạnh mẽ để biến ý tưởng thành những tài sản vô giá. Ngay cả khi con thừa hiểu quy trình biến ý tưởng thành tiền, con hãy luôn nhớ rằng những ý tưởng chỉ có thể trờ thành tài sản nếu bản thân con có gan làm những điều vĩ đại. Khi mọi người xung quanh con đều nói, ‘Anh không thể làm được chuyện dó’, Sự bạo gan đó trong con sẽ dần bị thui chột và ngã gục. Con cần phải có một ý chí mạnh mẽ để vượt qua những nỗi nghi ngờ bao vây xung quanh con. Nhưng nếu chính con lại từng nói, ‘Mình không thể làm được chuyện đó’, ý chí của còn phải cần mạnh mẽ gấp nhiều lần hơn nữa. Điều đó không có nghĩa là con nhắm mắt làm bừa, không thèm lắng nghe những phân tích góp ý thiệt hại của chính con và bạn bè của con. Chỉ những góp ý nào có lợi hơn và tốt hơn những suy nghĩ của con, con mới lắng nghe và tận dụng chúng. Nhưng giờ đây, ta sẽ không bàn với con về chuyên góp ý hay lời khuyên đó.

“Những gì ta muốn nói với con không chỉ dừng lại ở ý tưởng. Ta muốn nói đến tinh thần của con, ý chí của con muốn đi tiếp cho dù trong con đầy ắp những nghi ngờ và hỗn loạn. Sẽ không có ai bảo con nên hay không nên làm những gì trong cuộc đời của chính con. Chỉ có con mới là người duy nhất quyết định sự lựa chọn đó. Sự vĩ đại của con chỉ có thể thấy được ở cuối con đường. Khi đụng đến chuyện biến ý tưởng thành tài sản, sẽ có nhiều lần con bị đẩy đến đường cùng. Đó là lúc con không còn khả năng suy nghĩ, không có một xu dính túi, đầu óc tràn ngập những nỗi nghi ngờ. Nếu con có thể tìm thấy trong con dù chỉ một chút ánh sáng của ý chí muốn đi tiếp, con sẽ khám phá ra được phải cần có những gì để có thể biến ý tưởng thành tiền bạc. Quy trình đó là một tính cách rất người, chứ không chỉ dừng lại ở sức mạnh ý chí. Ở cuối con dường, người doanh nhân sẽ tìm thấy sức mạnh của mình. Nhìn thấy ‘máu làm ăn’ trong người mình và làm sục sôi dòng máu ấy còn quan trọng hơn cả ý tưởng hay ngành nghề kinh doanh mà con đang dự tính. Một khi con phát hiện được dòng máu ấy, con sẽ có dư khả năng biến những ý tưởng tầm thường nhất thành những tài sản đồ sộ. Hãy nhớ có rất nhiều người có những ý tưởng tuyệt vời, nhưng lại có rất ít người trở thành tỷ phú.”

Phần 2 của quyển sách sẽ trình bày cách phân loại các nhà đầu tư của người bố giàu, mà từ đó có thể giúp bạn tự vạch ra cho mình một hướng đi phù hợp nhất. Phần 3 sẽ phân tích về tam giác C-Đ của người bố giàu và trình bày về một cơ cấu cho phép biến ý tưởng của mình thành tài sản. Phần 4 sẽ di sâu vào cách suy nghĩ của một nhà đầu tư chuyên nghiệp trong việc phân tích các cơ hội đầu tư, đồng thời bàn về con đường làm giàu của một nhà đầu tư thực sự. Phần cuối cùng, bàn đến sự đóng góp vào xã hội, là phần quan trọrig nhất.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.