Dạy Con Làm Giàu – Tập 3

CHƯƠNG 2 Vun đắp nền móng tài sản



Vào năm 25 tuổi, tôi đã vỡ lẽ ra những điều mà hồi còn nhỏ tôi không hiểu hết những gì người bố giàu đã dạy cho tôi. Tôi đã nhận ra trong suốt thời gian dài đó, ông đã lo chăm bẫm vun đắp nền móng tài sản của mình. Ông bắt đầu lập nghiệp từ khu phố nghèo của thành phố, sống đạm bạc, lo kinh doanh, mua địa ốc và tập trung thực hiện theo kế hoạch của mình. Giờ đây, tôi mới hiểu rõ kế hoạch của người bố giàu là trở thành đại phú. Lúc Mike và tôi lên cấp ba, ông đã phát triển hệ thống tài sản của mình ra những khu vực lân cận của Hawaii, mua lại các công ty làm ăn yếu kém và tích lũy địa ốc. Khi chúng tôi vào đại học, ông trở thành một trong những nhà đầu tư có tầm cỡ ở Hono-lulu và các khu vực khác nhau ở Waikiki. Giờ đây, ông và gia đình đang tận hưởng những trái lành quả ngọt của bao công sức lao dộng của mình. Thay vì sống trong khu nghèo nhất ở vùng ngoại ô thành phố, ông đã dọn vào khu dân cư giàu nhất ở Honolulu. Bề ngoài, gia đình ông trông chẳng có vẻ gì giàu có so với các nhà hàng xóm khác. Thế nhưng, tôi thừa biết Mike và bố của anh rất giàu bởi tôi đã được ông cho xem các bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán mà không phải người nào cũng được ông cho xem.

Trong khi đó, bố ruột của tôi vừa mới thất nghiệp. Lúc ông ở đỉnh cao của sự nghiệp cũng chính là lúc ông bị guồng máy chinh trị ở tiểu bang Hawaii nghiền nát. Bố tôi đã mất hết mọi thứ mà ông đã làm việc cật lực mới đạt được chỉ vì ông đã giúp vận động tranh cử cho đối thủ của sếp ông. Ông không có một nền tảng tài sản nào. Mặc dù ông đã 52 tuổi trong khi tôi chỉ mới 25 tuổi, nhưng chúng tôi lại có cùng một điểm xuất phát về tài chính. Cả hai chúng tôi đều không có tiền. Chúng tôi đều có bằng đại học, có thể kiếm được một công việc ổn định, nhưng chúng tôi không hề có một tí tài sản thực nào trong tay. Đêm hôm ấy, nằm trằn trọc lặng lẽ trong doanh trại, tôi biết tôi dang có một cơ hội hiếm có trong tay để chọn hướng đi cho cuộc đời mình. Sở dĩ tôi cho đó là hiếm bởi vì rất ít người có cơ hội chứng kiến, so sánh hai cuộc đời khác nhau của hai người bố, và từ đó chọn cho mình một hướng đi đúng. Sự chọn lựa đó đối với tôi thật không dễ và không nên khinh thường một tí nào.

NHỮNG KHOẢN ĐẦU TƯ CỦA NGƯỜI GIÀU

Mặc dù đêm đó vô số ý tưởng quay cuồng trong đầu tôi, nhưng chỉ có một ý tưởng đã làm phấn khích tôi hơn hẳn là có những khoản đầu tư dành cho người giàu cũng như những khoản đầu tư dành cho mọi người khác. Khi tôi còn nhỏ và làm việc cho người bố giàu, ông chỉ luôn đề cập đến việc xây dựng kinh doanh. Giờ đây khi ông đã trở nên giàu có, tất cả những gì ông quan tâm là những khoản đầu tư dành cho người giàu. Sau bữa ăn trưa, ông đã giải thích với tôi: “Lý do duy nhất khiến ta xây dựng kinh doanh là vì việc kinh doanh có thể giúp ta mua tài sản và ta có thể tham gia vào những khoản đầu tư của người giàu. Không có kinh doanh, ta sẽ không thể nào đủ sức đầu tư vào những khoản của người giàu con ạ.”

Người bố giàu sau đó nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa một người làm công và một chủ doanh nghiệp đi mua đầu tư. Ông nói: “Đa số các khoản đầu tư dành cho người làm công đều rất mắc. Thế nhưng với công việc kinh doanh, ta đều có thể mua những khoản đầu tư đó.” Tôi không hiểu rõ lắm câu nói của ông, nhưng tôi tin sự khác nhau là rất quan trọng. Giờ đây, tôi trở nên hết sức tò mò và nôn nóng muốn biết được sự khác nhau đó. Đêm ấy, tôi cứ mong trời mau sáng để có thể gọi điện lại cho người bố giàu. Và tôi đã mang những từ “cơ hội đầu tư dành cho người giàu” êm ái đó vào giấc ngủ của mình.

NHỮNG BÀI HỌC ĐƯỢC TIẾP TỤC

Khi tôi gọi cho ông sáng hôm sau, ông đã sẵn sàng để dạy tôi tiếp. Ông đã gần như giao hết mọi việc kinh doanh cho Mike và về hưu sớm. Thay vì chơi gôn cả ngày, ông muôn làm một thứ gì khác có ý nghĩa hơn.

Chúng tôi hẹn nhau ăn trưa ở một nhà hàng dọc bờ biển Waikiki. Thời tiết hôm đó thật tuyệt vời, những ánh nắng ấm áp tràn xuống bờ biển xanh dịu dàng, êm ả. Tôi mặc quân phục khi đến gặp ông vì ngay sau buổi hẹn đó, tôi phải bay trở về căn cứ ngoài biển khơi.

Người bố giàu gật đầu bảo tôi ngồi và hỏi: “Thế sau khi hết hạn quân ngũ năm tới, con dự định sẽ làm gì?”

“Ba người bạn phi công của con đã tìm được việc với các hãng hàng không. Mặc dù tình hình kinh tế hiện nay rất khó khăn nhưng họ bảo có thể tìm được cho con một việc làm nhờ những môì quan hệ của họ.”

“Thế con đang suy nghĩ sẽ làm việc cho một hãng hàng không à?” ông hỏi.

Tôi chầm chậm gật đầu. “Ồ, đó là những gì con đang làm, và đang suy nghĩ. Mức lương khá tốt, còn các khoản phúc lợi thì không chê được. Hơn nữa, lịch trình bay của con khá kín,” tôi nói. “Sau cuộc chiến đó, con đã trở thành một phi công khá giỏi. Nếu con có cơ hội bay thêm một năm nữa với một hãng hàng không nhỏ, con có thể đảm nhiệm những chuyến phi cơ vận tải hạng nặng.”

“Thế đó là những gì con nghĩ con sẽ làm ư?” ông hỏi.

“Không đâu bố,” tôi trả lời. “Không bao giờ kể từ sau bữa cơm trưa hôm qua tại căn nhà mới của Mike, và nhất là sau những chuyên đã xảy ra với bố của con. Đêm hôm qua con đã trằn trọc không ngủ được, và con cứ suy nghĩ mãi về những điều bố nói về đầu tư. Con biết nếu con có một công việc ổn định với một hãng hàng không nào đó, con vẫn có thể trở thành một nhà đầu tư đủ điều kiện. Nhưng con cũng nhận ra rằng cả đời con sẽ không bao giờ đi xa hơn mức đó.”

Người bố giàu lặng lẽ gật đầu. “Thế những gì ta nói đã gõ trúng tim con,” ông khẽ nói.

“Đúng như vậy bố à,” tôi trả lời. “Con đã hồi tưởng lại những bài học mà bố đã dạy cho con hồi nhỏ. Bây giờ con đã lớn, và những bài học đó có ý nghĩa thật mới mẻ với con.”

“Thế con nhớ được những gì?” ông hỏi.

“Con nhớ bố đã cắt lương 10 xu một giờ của con, và bắt con làm việc không công,” tôi trả lời. “Con nhớ bài học đó chính là không nên sa vào sự nghiện ngập đối với tiền bạc.”

Người bố giàu mỉm cười và nói: “Bài học đó thật không dễ dàng chút nào.”

“Đúng vậy đó bố,” tôi trả lời. “Nhưng bài học đó cũng thật tuyệt vời. Bố ruột của con đã nổi giận với bố đấy. Nhưng giờ đây, bố con lại đang sống không lương. Sự khác nhau duy nhất là bố con đã 52 tuổi trong khi hồi ấy con chỉ mới 9 tuổi. Sau bữa hôm qua, con đã tự thề với mình sẽ không bao giờ sống một cuộc đời chỉ biết bám vào sự ổn định công việc chỉ vì con cần một đồng lương để sinh sống. Cũng chính vì thế, con sẽ không chắc xin việc ở hãng hàng không đâu. Và cũng vì thế mà con rất mong muốn gặp dược bố hôm nay. Con muốn ôn lại những bài học của bố, làm thế nào bắt đồng tiền làm việc cho mình và con không phải làm việc suốt-đời-vì-tiền. Nhưng lần này, con học với bô như một người lớn cơ. Bố hãy làm cho các bài học khó hơn và chi tiết hơn.”

“Con còn nhớ bài học đầu tiên của ta là gì không?” ông hỏi.

“Người giàu không làm việc vì tiền,” tôi đáp ngay. “Nhưng người giàu biết cách bắt đồng tiền làm việc lại cho họ.”

Một nụ cười rạng rỡ nở trên khuôn mặt ông. Ông biết tôi đã lắng nghe và ghi nhở những lời dạy của ông từ khi tôi còn bé. “Tốt lắm con ạ,” ông đáp. “Đó chính là nền tảng để trở thành một nhà đầu tư. Tất cả những nhà đầu tư đều phải học cách bắt đồng tiền làm việc cật lực lại cho chính mình.”

“”Đó chính là điều con muốn học, bố à,” tôi đáp. “Con muốn học hỏi và muốn truyền lại cho bố con những kinh nghiệm của bố. Tình hình bố của con hiện giờ rất tồi tệ bởi vì ông phải làm lại mọi thứ từ đầu ở tuổi 52.”

“Ta biết, ta biết con ạ.” Người đáp.

Vào buổi đẹp trời đó, những bài học về đầu tư của tôi đã bắt đầu. Những bài học nối tiếp nhau thành năm giai đoạn, và ở mỗi giai đoạn tôi lại càng hiểu biết sâu sắc hơn về quá trình tư duy của người bố giàu cũng như kế hoạch đầu tư của ông. Những bài học đã bắt đầu từ việc chuẩn bị sẵn sàng về mặt tinh thần và khả năng kiểm soát bản thân, bởi vì chỉ khi ấy đầu tư mới thực sự có hiệu quả. Đầu tư là một quá trình bắt đầu và kết thúc với việc kiểm soát bản thân mình.

Đêm dó, tôi đã bắt đầu chuẩn bị cho mình về mặt tinh thần khi chọn lựa giữa sự ổn định công ăn việc làm – như theo lối sống của người bố nghèo của tôi, và sự vun đắp nền móng tài sản cho mình – như theo lối sống của người bố giàu. Đó là sự chọn lựa sẽ trở nên giàu, nghèo hay trung lưu. Đó là một quyết định rất quan trọng bởi vì cho dù bạn chọn một vị trí đứng nào đó trong cuộc đời này – là nghèo, giàu hay trung lưu, mọi thứ trong cuộc sông của bạn cũng sẽ đều thay đổi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.