Dạy Con Làm Giàu – Tập 3

CHƯƠNG 19 Câu đố 90/10



Vào tháng 2 năm 2000, tôi được mời nói chuyên với một nhóm sinh viên giỏi tại trường Quản Lý Quốc Tế thuộc Đại học Thunderbird. Trong buổi nói chuyện kéo dài 3 tiếng đó, tôi đã hỏi một sinh viên: “Kế hoạch đầu tư của anh là gì?”

Anh ta trả lời ngay, “Sau khi tốt nghiệp, em sẽ tìm một công việc có mức lương tối thiểu khoảng 150.000 đô/năm, và hàng năm trích riêng một khoản 20.000 đô để đầu tư.”

Tôi cám ơn anh ta đã chia sẻ kế hoạch dự định của mình với tôi. Tôi nói, “Thế anh có nhớ tôi đã từng nêu nguyên tắc 90/10 của người bố giàu về tiền bạc không?”

“Có chứ,” anh ta trả lời. “Thế nhưng nguyên tắc ấy có liên quan gì đến kế hoạch của em?”

“Nhiều thứ lắm,” tôi đáp. “Anh có nghĩ rằng kế hoạch ấy sẽ đưa anh vào nhóm 10% các nhà đầu tư kiếm được 90% tiền bạc không?”

“Em không biết. Em không bao giờ nghĩ đến điều ấy khi lập kế hoạch cho mình.”

Phần lớn mọi người cũng đềư như vậy. Mọi người thường tìm một kế hoạch đầu tư, và cho rằng đó là kế hoạch duy nhất hoặc tốt nhất, nhưng có rất ít người chịu đi so sánh kế hoạch của mình với những kế hoạch khác, vấn đề là khi mọi người nhận ra kế hoạch của mình không phải là kế hoạch đúng thì đã quá trễ rồi.”

“Có phải ý của thầy là một người đầu tư trung bình thường đầu tư cho kế hoạch về hưu của mình, và chỉ khi đến tuổi về hưu họ mới biết kế hoạch của mình có thành công hay không?”, một sinh viên khác hỏi. “Khi họ khám phá ra điều đó thì đã quá muộn.”

“Điều dó đúng đối với nhiều người ở tuổi của tôi. Chuyện ấy thực đáng buồn nhưng đúng là như vậy,” tôi nói.

“Nhưng dự định tìm một công việc lương cao và để dành 20.000 đô mỗi năm đầu tư không phải là một kế hoạch tốt à? Nhất là em chỉ mới có 26 tuổi,” anh sinh viên đầu nỏi.

“Đó là một kế hoạch rất tốt,” tôi đáp. “Nhất là việc dể dành được nhiều tiền hơn một người đầu tư trung bình và bắt đầu ngay từ trẻ sẽ giúp anh giàu có. Nhưng câu hỏi của tôi là: Liệu kế hoạch đó của anh có thể đưa anh vào nhóm 90/10 các nhà đầu tư hay không?”

“Em không biết,” chàng sinh viên trả lời. “Thế thầy khuyên em nên làm gì?”

“Các anh chị có nhớ câu chuyện của tôi đi dạo với người bố giàu trên bờ biển lúc tôi 12 tuổi hay không?”, tôi hỏi.

“Ý thầy ám chỉ lúc ấy thầy đã tự hỏi mình làm thế nào mà người bố giàu có thể mua được miếng đất đắt tiền như thế phải không?,” một sinh viên khác đáp. “Một cơ hội đầu tư lớn đầu tiên của người bố giàu và chính cơ hội đó đã đưa người bố giàu thâm nhập vào sân chơi lớn của giới nhà giàu.”

Tôi gật đầu.

“Thế câu chuyện đó có liên quan gì đến nguyên tắc 90/10 về tiền bạc?”, một sinh viên hỏi.

“Có chứ, bởi vì tôi luôn tự hỏi làm thế nào mà Người đã mua được một tài sản lớn như thế ngay khi Người không có nhiều tiền. Cho nên sau đó tôi đã hỏi người bố giàu về điều ấy, và Người đã trả lời đó chính là câu đố 90/10.”

“Câu đố 90/10 à?”, sinh viên bàn đầu hỏi. “Thế câu đố ấy là gì và có liên quan gì đến kế hoạch đầu tư của em?”

Tôi bước lại gần bảng, vừa vẽ vừa nói, “Đây là câu đố 90/10.”

“Đó là câu đố 90/10 à?”, một sinh viên hỏi. “Đó chỉ là một báo cáo tài chính không có ghi tài sản nào trong đó.”

“Đúng vậy. Còn đây là phần câu hỏi cho câu đố ấy,” tôi mỉm cười và quan sát các sinh viên có đang chăm chú lắng nghe hay không.

Sau một hồi im lặng, một sinh viên lên tiếng, “Thầy hãy đưa ra câu hỏi đi.”

“Câu hỏi là thế này,” tôi chậm rãi đáp. “Làm thế nào các anh chị có thể vun đắp cột tài sản mà không cần mua tài sản?”

“Không cần mua tài sản à?”, sinh viên đầu tiên hỏi lại. “Ý của thầy là không mua bằng tiền à?”

“Gần như vậy. Kế hoạch dự định của anh hàng năm để dành 20.000 đô để đầu tư là một ý tưởng tốt. Nhưng tôi muốn thách đố anh thế này: Ý tưởng mua tài sản bằng tiền là ý tưởng 90/10 hay ý tưởng của một người đầu tư trung bình?”

“Như vậy thầy muốn nói đến việc tạo ra tài sản trong cột tài sản thay vì mua chúng bằng tiền như mọi người khác thường làm?”

Tôi gật đầu. “Các anh chị thấy đấy, sơ đồ này mà tôi gọi là câu đố 90/10 chính là câu đố mà người bố giàu thường xuyên đặt ra với tôi. Người hay hỏi tôi suy nghĩ thế nào về việc tạo ra tài sản cho mình mà không cần phải mua chúng bằng tiền.”

Các sinh viên nhìn lặng lẽ vào sơ đồ trên bảng. Cuối cùng, một sinh viên hỏi, “Đó có phải là lý do tại sao mà thầy thường nói: ‘Không phải có tiền mới làm ra tiền.’”

Tôi trả lời, “Anh nhìn ra vấn đề đấy. Hầu hết mọi người trong nhóm 90% nhưng sở hữu chỉ có 10% thường nói như vậy. Nhiều người thậm chí gạt bỏ ý định đầu tư khi không có tiền.”

“Như vậy câu đố 90/10 của người bố giàu là đưa cho thầy một cột tài sản trống không, và yêu cầu thầy tích lũy tài sản mà không cần phải mua tài sản?”

“Thường xuyên như vậy. Người cho biết đó là cách làm giàu của các nhà tỷ phú trên thế giới như Bill Gates, Michael Dell, Richard Branson. Những người đó sẽ không trở thành tỷ phú nếu như họ chỉ biết đi tìm việc và để dành tiền.”

“Vậy theo thầy cách làm giàu là kinh doanh à?”

“Không, tôi không nói như vậy. Tôi chỉ dùng những ví dụ này bởi vì các anh chị đang học chương trình doanh nghiệp ở Đại Học Thunderbird. Nhóm nhạc Beatles đã trở nên giàu có do tạo ra một loại tài sản khác hẳn mà đến ngày nay vẫn đem tiền lại cho họ. Tất cả những gì mà tôi muốn nói là người bố giàu đã ra câu đố ấy cho tôi khi tôi hỏi Người bằng cách nào mà Người đã tích lũy được một trong những miếng đất đắt nhất dọc theo bờ biển.”

“Và ông ta đã nói là các doanh nghiệp của ông ta đã mua miếng đất đó,” một sinh viên chen vào.

“Như tôi đã nói, đó chỉ là một cách, nhưng còn có nhiều cách khác tạo ra tài sản mà không cần phải mua chúng. Các nhà phát minh làm điều đó bằng cách sáng tạo ra một thứ có giá trị hữu dụng to lớn. Các họa sĩ sáng tác những bức tranh trở nên vô giá. Các nhà văn viết nên những tiểu thuyết lừng danh đem lại cho họ tiền bản quyền nhiều năm sau này. Xây dựng kinh doanh là một cách của nhà doanh nghiệp, nhưng các anh chị không nhất thiết phải trở thành chủ doanh nghiệp mới có thể tạo ra tài sản trong cột tài sản của mình. Tôi đã từng làm được điều đó với bất động sản. Tất cả những gì mà các anh chị cần phải có là sự sáng tạo, và điều đó sẽ giúp các anh chị giàu có suốt đời.”

“Theo thầy, em có thể phát minh ra một thứ gì đó bằng công nghệ mới và nhờ đó mà làm giàu không?”, một sinh viên hỏi.

“Có thể chứ, nhưng không nhất thiết phải là sự phát minh hay công nghệ tiên tiến mới làm anh giàu. Mà đó chính là cách suy nghĩ để tạo ra tài sản, và nếu như anh có thể suy nghĩ hàng ngày như thế, anh sẽ có thể giàu hơn mức mà anh từng nghĩ đến.”

“Ý của thầy là sao? Tại sao không cần đến sự phát minh hay công nghệ tiên tiến mới làm giàu được? Vậy phải cần gì khác mới làm giàu?”

Tôi cố giải thích ý của mình, “Thế anh có nhớ phần câu chuyện về những cuốn truyện tranh trong tập 1 hay không?”

“Đó cũng chính là ví dụ minh họa về việc vun đắp tài sản trong cột tài sản mà không cần phải mua chúng.”

Các sinh viên ngồi yên suy nghĩ những gì tôi mới vừa nói. Cuối cùng, một sinh viên lên tiếng, “Có nghĩa là thầy đã sử dụng lại những cuốn truyện tranh cũ và biến chúng thành tài sản.”

Tôi gật đầu và hỏi tiếp, “Thế những quyển truyện tranh ây có phải là tài sản không?”

Một sinh viên đáp, “Không phải là tài sản cho đến khi thầy đụng tay vào chúng. Thầy đã sử dụng một thứ gần như bỏ đi và biến thành tài sản.”

“Như vậy những quyển truyện tranh ấy là tài sản hay chỉ là một phần tài sản mà các anh chị thấy được?”

“Ồ,” một sinh viên khác thốt lên. “Đó chính là quá trình suy nghĩ vô hình để biến các quyển truyện tranh thành tài sản mới chính là tài sản thực sự.”

“Người bố giàu cũng thấy như thế. Chính quá trình suy nghĩ đó mà Người thường gọi đùa là ‘biến rác thành tiền’. Người cũng nói thế này, ‘Hầu hết mọi người đều làm ngược lại và biến tiền thành rác. Đó là lý đo tại sao mà quy tắc 90/10 luôn đúng.'”

“Ông ấy cũng giống như người luyện kim vậy,” một sinh viên phát biểu. “Người luyện kim đi tìm những cộng thức để luyện chì thành vàng,”

“Đúng vậy,” tôi đáp. “Những người trong nhóm 90/10 chính là những nhà luyện kim hiện đại. Sức mạnh của họ là khả năng suy nghĩ và biến chúng thành tài sản.”

“Nhưng như thầy từng nói, có nhiều người có những ý tưởng rất hay. Thế nhưng họ không thể biến chúng thành tài sản.”

Tôi gật đầu, “Đó chính là sức mạnh vô hình của người bố giàu mà tôi đã nhận ra được trong ngày hôm ấy ở bờ biển. Chính sức mạnh của suy nghĩ hay sự thông minh về tiền bạc đã cho phép Người tích lũy được những tài sản đắt tiền như thế, trong khi một người đầu tư trung bình sẽ bỏ đi và nói: ‘Tôi không đủ khả năng’ hoặc ‘Phải có tiền mới làm ra tiền.’ Người bố giàu thường nói bộ óc của chúng ta là tài sản lớn nhất, nhưng nểu không được dùng một cách đúng đắn có thể sẽ trở thành nợ lớn nhất của mình.”

“Đó là lý do tại sao mà trong quyển 1, thầy đã nêu một trong những bài học của người bố giàu là người giàu phát minh ra tiền.”

Tôi vừa gật đầu vừa nói, “Và bài học đầu tiên trong sáu bài học đó chính là ‘người giàu không làm việc vì tiền.'”

Cấc sinh viên ngồi im lặng, có lẽ đang suy nghĩ những điều tôi nói. Lúc sau, một sinh viên lên tiếng, “Trong khi chúng em đang dự tính kiếm việc sau khi tốt nghiệp và để dành tiền đầu tư, thầy đã được dạy là công việc của thầy chính là tạo ra tài sản.”

“Anh phát biểu đúng lắm,” tôi đáp. “Các anh chị vẫn còn quan niệm, ‘việc làm’ từ thời đại Công Nghiệp, nhưng chúng ta đã bước vào thời đại Thông Tin kể từ năm 1989.”

“Ý của thầy là sao vậy? Thầy cho rằng ý tưởng ‘việc làm’ là nếp suy nghĩ từ thời Công Nghiệp ư? Con người phải luôn luôn có việc làm chứ?”, một sinh viên hỏi.

“Không, ít nhất là không phải theo quan niệm về việc làm như chúng ta thường nghĩ trong ngày hôm nay. Các anh chị xem nhé, trong thời đại tiền sử của nhân loại, con người sống thành bộ lạc và công việc của mỗi người là đóng góp gìn giữ sự tồn tại của bộ lạc mình. Nói cách khác, phương thức sống lúc ấy là mình vì mọi người và mọi người vì mình. Sang thời đại Nông Nghiệp, xuất hiện thể chế phong kiến với vua và nữ hoàng. Việc làm của một người trong thời đại ấy là công việc của một tá điền hoặc nông nô đóng thuế cho nhà vua khi canh tác trên ruộng đất của nhà vua. Khi đến thời đại Công Nghiệp, chế độ nông nô bị xóa bỏ và con người bắt đầu bán sức lao động của mình trên thị trường cạnh tranh. Phần lớn mọi người trở thành người làm công hoặc làm tư, cố bán sức lao động của mình ở mức giá cao nhất. Đó chính là khái niệm hiện đại về ‘việc làm’.”

“Như vậy, khi em nói sẽ đi tìm việc và để dành 20.000 đô mỗi năm, thầy có thể thấy ngay là em đang suy nghĩ theo quan niệm thời Công Nghiệp.”

Tôi gật đầu, “Cũng như ngày hôm nay vẫn còn những người thuộc thời đại Nông Nghiệp như người nông dân, chủ trang trại. Cũng có những người về mặt bản chất làm những công việc thuộc thời tiền sử như ngư dân chẳng hạn. Phần lớn mọi người đều còn mang suy nghĩ thời Công Nghiệp, chính vì vậy ai ai cũng cần có việc làm.”

“Theo thầy, suy nghĩ về việc làm trong thời đại Thông Tin sẽ như thế nào?”, một sinh viên hỏi.

“Là những người không làm việc bởi vì ý tưởng và suy nghĩ của họ làm việc, Ngày nay, có những sinh viên giống như người bố giàu đi học để trở nên giàu có mà không cần một việc làm. Hãy xem những nhà tỷ phú Internet. Một số họ bỏ học giữa chừng để trở thành tỷ phú mà không cần một ‘việc làm’ theo quan niệm thông thường.”

“Nói cách khác, những người ấy bắt đầu từ một cột tài sản trống rỗng và lấp vào đó một tài sản khổng lồ của thời đại Thông Tin,” một sinh viên thêm vào.

“Nhiều người đã xây dựng các tài sản trị giá hàng tỷ đô la. Họ trở thành tỷ phú khi còn ngồi trên ghế dại học, và rồi đây sẽ xuất hiện những tỷ phú ngay từ khi họ còn chưa tốt nghiệp trung học. Tôi vừa quen với một học sinh trở thành triệu phú. Sau khi đọc sách của tôi và chơi trò chơi Cashflow, em. đã mua một tài sản địa ốc, bán di một phần đất trống dể trả nợ ngân hàng và giữ lại căn nhà cho minh. Giờ đây, em làm chủ một căn nhà trị giá trên một triệu đô và có nguồn thu nhập khoảng 4.000 đô mỗi tháng mà không cần phải đi làm. Đến năm tới, chàng thanh niên đó sẽ tốt nghiệp trung học.”

Cả lớp học chìm vào sự yên lặng. Một số sinh viên chắc hẳn vẫn còn nghi ngờ câu chuyện làm giàu của đứa bé học sinh ấy, thế nhưng họ biết trên thực tế có những sinh viên bỏ ngang đại học và trở thành tỷ phú. Cuối cùng, một sinh viên phá vỡ bầu không khí im lặng, “Như vậy trong thời đại Thông Tin, mọi người sẽ làm giàu bằng thông tin.”

Tôi đáp, “Không chỉ trong thời đại Thông Tin đâu mà thực tế ấy đã xảy ra cách đây rất lâu rồi. Chính những người không có tài sản mới đi làm việc hoặc bị điều khiển bởi những người tạo ra, tích lũy và kiểm soát tài sản.”

“Ý của thầy là một học sinh trung học có thể đánh bại em về mặt tài chính cho dù học sinh ấy không có một nền học vấn xuất sắc từ một trường nổi tiếng hay có một công việc lương cao?”

“Đó chính là những gì mà tôi muốn nói. Chính cách tư duy, suy nghĩ của các anh chị mới quan trọng và đáng kể hơn học vấn của anh chị. Tác giả của quyển sách nổi tiếng Nhà Triệu Phú Hàng Xóm, Thomas Stanley, cũng là tác giả của quyển sách Suy Nghĩ Của Nhà Triệu Phú mới đây nhất, cho biết ông ta không tìm thấy có mối liên hệ nào giữa điểm tốt nghiệp thuộc hạng xuất sắc và tiền bạc.”

“Như vậy nếu em muôn gia nhập nhóm 90/10, tốt hơn hết là em nên bắt đầu tạo ra tài sản thay vì đi mua tài sản. Suốt quá trình thực hành ấy, em sẽ trở nên sáng tạo hơn những người khác trong việc tích lũy tài sản.”

Tôi đáp, “Đó là lý do tại sao mà Henry Ford đã từng nói, ‘Suy nghĩ là công việc khó khăn nhất của con người. Chính vì vậy mà có rất ít người chịu suy nghĩ.’ Điều ấy cũng giải thích tại sao khi anh chị làm như 90% người đầu tư khác làm, anh chị sẽ chỉ chia xẻ được 10% của cải trên toàn thế giới.”

“Hoặc như Einstein nói, ‘Sự tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức,” một sinh viên chen vào.

Tôi nói, “Hay như người bố giàu đã chỉ tôi cách tuyển đụng kế toán viên như thế này. Khi các anh chị phỏng vấn, hãy hỏi họ câu này, ‘Một cộng một là mấy?’. Nếu người ấy trả lời là ‘3’, đừng mướn họ bởi vì họ không thông minh. Nếu họ trả lời là ‘2’, cũng đừng mướn họ bởi vì họ không đủ thông minh. Nhưng nếu người ấy trả lời, ‘Ông muốn 1+1 là mấy?’, các anh chị hãy nên mướn họ ngay lập tức.”

Các sinh viên cười ồ lên khi chúng tôi thu dọn sách vở. “Vậy thầy tạo ra tài sản thay vì mua các tài sản và nợ, có đúng không?”, một sinh viên hỏi.

Tôi gật đầu.

“Thế thầy có bao giờ dùng tiền mua tài sản không?”, sinh viên ấy lại hỏi.

“Có, nhưng tôi thích dùng tiền do tài sản của tôi tạo ra để mua những tài sản khác,” tôi đáp. “Các anh chị hãy nhớ là tôi không thích làm việc vì tiền. Tôi thà tạo ra tài sản hơn là mua tài sản và nợ.”

Một sinh viên hỏi, “Đó có phải là lý do tại sao mà thầy luôn đề nghị hình thức tiếp thị mạng? Với một chút ít tiền bỏ ra và không có nhiều rủi ro, một người có thể xây dựng một tài sản cho mình trong thời gian rảnh rỗi.”

Tôi gật đầu, “Một tài sản rộng khắp thế giới mà họ có thể chuyển lại cho con cháu mình nếu chúng muốn. Tôi không biết có nhiều công ty cho phép anh chuyển lại công việc cho con cháu của mình. Đó chính là một thử nghiệm về tài sản, thử nghiệm xem anh có thể chuyển lại chúng cho những người anh thương yêu hay không. Bố ruột của tôi đã làm việc cực nhọc để dạt tới đỉnh cao nghề nghiệp. Giả dụ nếu như ông ấy không bị mất việc, ông ấy vẫn không thể nào chuyển lại những năm tháng làm việc đó cho con mình, và nhất là không phải bất kỳ ai trong chúng ta đều muốn công việc đó hay có đủ năng lực đảm nhiệm công việc đó.”

Một sinh viên nói, “Tóm lại, ý của thầy là hãy suy nghĩ về việc tạo ra tài sản hơn là làm việc cực nhọc và đi mua tài sản.”

“Nếu như các anh chị muốn trở thành hội viên của nhóm 90/10,” tôi đáp. “Đó là lý do tại sao mà người bố giàu thường xuyên thách đố sự tưởng tượng của tôi để tạo ra những loại tài sản khác nhau trong cột tài sản mà không cần phải mua chúng. Người nói chẳng thà làm việc cực nhọc trong nhiều năm để tạo ra tài sản hơn là bỏ cả đời mình làm việc vì tiền và tạo ra tài sản cho người khác.”

Sinh viên ban đầu nói, “Như vậy tất cả những gì em cần làm là có một ý tưởng và tạo ra tài sản từ ý tưởng đó, một tài sản to lớn có thể làm cho em giàu có. Nếu em thực hiện được, em sẽ giải đáp câu đố 90/10 và gia nhập nhóm 10% các nhà đầu tư kiểm soát dến 90% của cải.”

Tôi vừa cười vừa nói, “Nếu các anh chị giải đáp được câu đố 90/10 trong đời thực, các anh chị sẽ có cơ hội gia nhập vào nhóm 90/10. Còn nếu các anh chị không giải đáp được câu đố 90/10 trong đời thực, các anh chị sẽ chỉ mãi mãi nằm trong nhóm 90% sở hữu 10% của cải mà thôi.”

Một lần nữa, câu đố 90/10 như sau:

Câu hỏi là: “Làm thế nào bạn tạo ra tài sản trong cột tài sản mà không cần mua nó bằng tiền?”


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.