Dạy Con Làm Giàu – Tập 3

CHƯƠNG 15 Bài bọc đầu tư số 13



Hỉểu biết tài chánh để giảm rủi ro

Đó là vào đầu mùa xuân năm 1974, tôi chỉ còn vài tháng nữa là hết hạn quân ngũ của mình.

Thị trường chứng khoán lúc này đã rớt giá trong 4 ngày liền, ai ai cũng lo lắng. Ngay cả trong phòng thay đồ của các phi công ở căn cứ quân sự, những ai chơi chứng khoán cũng đều bồn chồn và lo sợ. Một tay phi công đã bán ra hết số cổ phiếu mình có. Tôi không đầu tư vào thị trường chứng khoán, cho nên có thể đứng ngoài bàng quan xem thị trường lên xuống ảnh hưởng đến mọi người như thế nào.

Tôi gặp người bố giàu ăn trưa tại một nhà hàng Người ưa thích gần bờ biển. Trông Người rất thoải mái và vui vẻ. Thị trường đi xuống, Người lại kiếm được càng nhiều tiền hơn trong khi mọi người khác, ngay cả người bình luận trên đài, đều hoang mang lo sợ. Tôi nghĩ thật là lạ.

“Làm thế nào mà trông bố vui vẻ đến thế, trong khi nhiều người con gặp có đầu tư vào cổ phiếu đều lo lắng?”

“Chúng ta đã từng bàn về điều này rồi phải không con?” Người đáp. “Chúng ta đá từng nói đến một trong những quy tắc cơ bản của một người đầu tư là phải biết chuẩn bị đối phó với bất kỳ tình huống nào xảy ra, hơn là cố gắng suy đoán diễn biến của thị trường, Ta không tin là có ai đó có thể biết trước mọi chuyện. Một người có thể đoán đúng một lần, hay hai lần, nhưng ta chưa bao giờ thấy ai có thể đoán trước được thị trường trong ba lần liên tiếp. Nếu có ắt hẳn người ấy chắc có chiếc gương thần con ạ.”

“Nhưng đầu tư không rủi ro mà bố?”, tôi hỏi.

“Đúng vậy,” Người đáp.

“Hầu hết mọi người con gặp đều cho đầu tư là rủi ro, nên họ thà bỏ tiền định kỳ vào ngân hàng hay trong chứng chỉ ký quỹ.”

“Đối với hầu hết mọi người, đầu tư là rủi ro, nhưng con hãy nên nhớ không nhất thiết phải như vậy, mà đúng hơn chính người đầu tư mới là rủi ro. Nhiều người tự cho mình là nhà đầu tư nhưng bản chất của họ lại không phải như vậy. Trong thực tế, họ chỉ là những tay đầu cơ, tay mua bán, thậm chỉ tệ hơn chỉ là những tay đánh bạc. Có một sự khác nhau giữa những hạng người đó với những người đầu tư đúng nghĩa. Nhưng đừng hiểu sai ý ta, những hạng người đó có thể rất giàu có về tiền bạc, nhưng ta vẫn không coi họ là những nhà đầu tư.”

“Vậy làm thế nào để người đầu tư ít rủi ro hơn?”, tôi hỏi.

“Con hỏi hay lắm,” Người đáp. “Nhưng hay hơn nữa là con nên hỏi làm thế nào con có thể trở thành một người đầu tư kiếm được nhiều tiền mà không phải chịu nhiều rủi ro? Và làm thế nào có thể giữ được số tiền mà con kiếm được?”

“Đúng đó bố. Câu hỏi của bố đi thẳng vào vấn đề hơn,” tôi trả lời.

“Thế thì ta cũng trả lời y như vậy. Đó chính là giữ mọi thứ đơn giản và hiểu được những quy tắc cơ bản về đầu tư. Hãy khởi sự từ những kế hoạch tài chính cơ bản vì sự an toàn ổn định và tiện nghi. Hãy tìm những người mà con tin cậy có thể thực hiện những kế hoạch đó cho con, trong khi con chỉ cần phải tuân theo hai kế hoạch đó một cách hoàn toàn tự động và máy móc mà không cần suy nghĩ gì nhiều. Sau đó con cần phải biết cái giá trở thành một người đầu tư muốn kiếm được nhiều tiền mà lại ít rủi ro hơn.”

“Cái giá đó là gì vậy?”

“Thời gian, con ạ. Thời gian là tài sản quan trọng nhất của con. Nếu con không chịu đầu tư vào thời gian của con, vậy thì tốt hơn hết con nên đưa vốn cho những người đang di theo kế hoạch tài chính mà con chọn lựa. Có nhiều người mơ mộng làm giàu nhưng lạị không dám bỏ thời gian của mình để đầu tư học hỏi.”

Tôi biết Người vẫn còn lượn lờ bên ngoài để thử tôi có chuẩn bị tính thần và sẵn sàng học hỏi hay chưa. Tôi cũng biết Người đang muốn thử ý chí của tôi có dám bỏ thời gian và công sức của mình để tích lũy những kiến thức mà tôi cần phải biết. Vì thể, tôi cất cao giọng nói với Người, mà tôi nghĩ những người ngồi bên cạnh đều nghe được, “Con muốn học hỏi bố ạ. Con sẵn sàng bỏ thời gian của mình. Bố sẽ không phải hối tiếc vì lãng phí thời giờ để dạy cho con đâu.”

“Tốt lắm,” Người nói. “Ta dã chờ đợi để thấy ngọn lửa đam mê đó bùng cháy trong con. Sáng nay, khi con bước vào và lo lắng nói với ta về thị trường, ta cảm thấy lo cho con, con ạ. Nếu con để cho diễn biến thị trường kiểm soát và ngự trị cuộc đời con, con không nên trở thành nhà đầu tư. Quy tắc kiểm soát số 1 phải có đối với người đầu tư là con phải biết kiểm soát chính mình. Nếu con không kiểm soát được bản thân con, sự lên xuống thị trường sẽ nghiền nát con và con sẽ bị thất bại ê chề trong bất kỳ cú lên xuống nào đó của thị trường. Lý do hàng đầu mà mọi người không trở thành những nhà đầu tư giỏi là vì họ không biết kiểm soát được bản thân họ và những cảm xúc của họ. Nỗi lo lắng về một sự an toàn ổn định và tiện nghi chiếm lĩnh trái tim, linh hồn và đầu óc họ. Như ta đã nói, người đầu tư thực thụ không quan tâm mấy đến hướng đi của thị trường và có thể kiếm tiền trong bất kỳ diễn biến nào của thị trường. Cho nên, kiểm soát chính mình là quy tắc kiểm soát đầu tiên và quan trọng nhất. Con hiểu chứ?”

“Con hiểu,” tôi trả lời.

Người bố giàu tiếp tục nói nhanh hơn, “Như vậy nếu con muốn đầu tư để kiếm nhiều tiền nhưng ít rủi ro, con phải trả giá. Và cái giá đó đòi hỏi rất nhiều công sức học hỏi, tìm tòi. Con cần phải học những điều cơ bản trong kinh doanh. Nếu muốn trở thành một người đầu tư giàu có, hoặc con phải cần trở thành một người kinh doanh giỏi, hoặc phải biết những gì mà một chủ kinh doanh biết. Trong thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư đều muốn đầu tư vào những nhóm C thành công. Nếu con có kỹ năng của một người nhóm C, con có thể xây dựng một doanh nghiệp cho chính mình như một người nhóm C, hoặc con có thể phân tích đánh giá những cơ hội đầu tư trong những doanh nghiệp khác như một người nhóm Đ. Vấn đề là hầu hết mọi người chỉ được đào tạo thành người nhóm L hay T từ trường học. Họ không có những kỹ năng cần thiết của một người nhóm C. Điều đó giải thích lý do tại sao mà rất ít người có thể trở thành những nhà đầu tư tỷ phú.”

“Và đó cũng là lý do tại sao nhiều người cho rằng đầu tư là rủi ro.”

“Đúng vậy,” Người vừa nói vừa vẽ lên trẽn giấy. “Đây là những nền tảng của đầu tư”.

Sơ đồ đơn giản này cũng chính là công thức cơ bản mà ta và các nhà đầu tư tỷ phú khác đều làm theo.”

“Trong thế giới đầu tư, có 3 loại tài sản cơ bản mà con có thể đầu tư. Chúng ta đã từng nói đến các loại thu nhập gồm có thu nhập từ sức lao động, thu nhập thụ động và thu nhập từ danh mục đầu tư. Sự khác nhau to lớn giữa người thật giàu và người giàu trung bình nằm ở khối tứ diện này.”

“Ý của bố là xây dựng một công việc kinh doanh cũng là đầu tư à?”, tôi hỏi.

“Đó có thể là hình thức đầu tư hữu hiệu nhất nếu như con muốn trở thành một nhà đầu tư giàu có. Khoảng 80% các nhà tỷ phú đều làm giàu từ xây dựng kinh doanh. Hầu hết mọi người đều làm việc cho những người hoặc xây dựng kinh doanh hoặc đầu tư vào kinh doanh. Mọi người sau đó lại hỏi: tại sao tay xây dựng kinh doanh mà họ đang làm việc cho lại giàu đến thế. Câu trả lời là người đi xây dựng kinh doanh đó luôn luôn đổi tiền bạc lấy tài sản.”

“Có nghĩa là người xây dựng kinh doanh, tức chủ doanh nghiệp, luôn coi tài sản có giá trị hơn tiền bạc?”, tôi hỏi.

“Đó chỉ là một phần vấn đề thôi con ạ, bởi vì tất cả những gì mà một nhà đầu tư làm là đổi thời gian, kinh nghiệm và tiền bạc của mình lấy một chứng khoán mà người ấy hy vọng trở thành tài sản. Cũng như con dùng tiền mua một miếng đất đầu tư hay cổ phiếu, người chủ doanh nghiệp sẽ trả tiền cho mọi người để xây dựng một tài sản kinh doanh. Một trong những nguyên nhân chính khiến cho người nghèo và người trung lưu luôn vật lộn với vấn đề tài chính là vì họ luôn coi tiền bạc có giá trị hơn tài sản thực sự.”

“Như vậy, người nghèo và người trung lưu coi trọng giá trị đồng tiền, trong khi người giàu thì không. Có phải ý của bố là như vậy không?”

“Chỉ một phần thôi,” người bố giàu đáp. “Con còn nhớ quy tắc Gresham chứ?”

“Quy tắc Gresham à? Con chưa bao giờ nghe tới. Quy tắc đó như thế nào vậy bố?”

“Đó là một quy tắc kinh tế cho rằng đồng tiền xấu sẽ làm đồng tiền tốt mất di.”

“Tiền tốt, tiền xấu à?”, tôi vừa hỏi vừa lắc đầu không hiểu.

“Để ta giải thích cho con hiểu,” Người nói. “Quy tắc Gresham có hiệu lực từ khi con người bắt đầu biết đánh giá đồng tiền. Vào thời La Mã, mọi người thường cạo xén các đồng tiền bạc và vàng. Có nghĩa là trước khi trả tiền cho một ai đó, họ cạo bớt một chút ít vàng hay bạc trền đồng tiền. Do dó, đồng tiền bắt đầu mất giá. Người dân La Mã cũng không khờ, nên chẳng bao lâu họ nhận ra các đồng tiền cứ mỗi lúc một nhẹ đi. Lúc ấy, người La Mã bắt đầu tích trữ những đồng tiền có nhiều hàm lượng vàng và bạc, và chỉ tiêu xài những đồng tiền bị cạo xén. Đó chính là ví dụ về đồng tiền xấu đã làm đồng tiền tốt mất đi. Để dẹp bỏ tệ nạn cạo xén đồng tiền, nhà nước La Mã đã áp dụng biện pháp khắc các rãnh khía nhỏ trên vành đồng tiền. Nếu một đồng tiền có nhiều khía sâu; người ta có thể biết ngay là đồng tiền đó đã bị cạo bớt. Điều trớ trêu là chính chính quyền lại là kẻ đi cạo đồng tiền nhiều nhất.”

“Thế nhưng đó là thời La Mã. Còn bây giờ thì quy tắc đó làm sao áp dụng được hở bố?”

“Vào năm 1965, tức cách đây không quá 10 năm, quy tắc Gresham có hiệu lực ở Mỹ khi chính phủ quyết định ngưng đúc các đồng tiền bằng bạc. Nói khác đi, chính phủ bắt đầu đúc ra những đồng tiền xấu, hay những đồng tiền chẳng có giá trị gì cả. Ngay lập tức, người dân tích trữ các đồng tiền bạc thực sự và tiêu xài bằng những đồng tiền giả hay không có giá trị.”

“Có nghĩa là người dân về bản năng biết tiền của chính phủ không có giá trị gì nhiều,” tôi nói.

“Có thể như thế,” Người nói. “Và cũng có thể khiến ta nghĩ rằng dó là lý do tại sao mọi người tiết kiệm ít đi và tiêu xài nhiều hơn. Điều bất hạnh là người nghèo và người trung lưu lại mua những thứ có giá trị thậm chí thấp hơn giá trị đồng tiền của họ. Họ đổi tiền thành những thứ vô giá trị. Trong khi đó, người giàu đi mua những thứ như doanh nghiệp, cổ phiếu, địa ốc bằng tiền của mình. Khi đồng tiền bắt đầu không còn giá trị thực của nó, người giàu liền đi tìm những chứng khoán an toàn hơn để thay thế. Đó là lý do tại sao mà ta cứ nói đi nói lại với con và Mike, ‘Người giàu không làm việc vì tiền.’ Nếu con muốn giàu, con cần phải biết sự khác nhau giữa tiền tốt và tiền xấu, cũng như giữa tài sản và nợ.”

“Và giữa chứng khoán tốt và chứng khoán xấu,” tôi thêm vào.

Người bố giàu gật đầu. “Sở dĩ ta nói ‘người giàu không làm việc vì tiền’ là vì người giàu đủ khôn ngoan để biết rằng tiền bạc càng ngày càng mất giá. Nếu con chỉ biết làm việc cực nhọc vì đồng tiền xấu, không phân biệt được đâu là tài sản và nợ, đâu là chứng khoán tốt và xấu, thế thì con sẽ vật lộn với tiền bạc suốt đời. Điều tréo ngoe tệ hại nhất là những người làm việc nặng nhọc nhất và được trả thấp nhất lại bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì sự mất giá thường xuyên của đồng tiền. Trước thực tế không thể chối cãi về sự mất giá của đồng tiền, người khôn ngoan về tiền bạc phải thường xuyên tìm kiếm những tài sản có giá trị thực để có thể tạo ra nhiều hơn những đồng tiền bị mất giá. Nếu con không làm chuyện đơn giản đó, con sẽ mãi mãi bị tụt lùi về phía sau trên phương diện tài chánh.”

Ngừời bố giàu yẽ lên giấy sơ đồ dưới đây:

“Ngày hôm nay, ta an toàn và ổn định hơn bố của con là vì ta cố sức làm việc để tích lũy ba loại tài sản chứng khoán cơ bản đó. Còn bố con đã chọn lựa làm việc vì sự ổn định công việc. Những gì ông đã cố gắng làm việc để đạt tới có thể nhìn thấy trong sơ đồ dưới đây.”

Sau đó, người bố giàu gạch chéo luôn “công việc’

“Cho nên khi ông mất việc, ông mới nhận thấy mình đã cố gắng làm việc để rồi không có gì cả. Càng tệ hại hơn là ông lại thành đạt trong nghề nghiệp của mình. Ông đã đạt tới vị trí cao nhất trong hệ thống giáo dục tiểu bang nhưng sau đó lại muốn cải tổ cả hệ thống. Chính lúc đó là lúc sự ổn định an toàn công việc với chính phủ tiểu bang không còn nữa. Ta cảm thấy rất tiếc cho bố của con, con ạ. Thế nhưng con không thể nào nói cho thông được với một người đã có những giá trị sống riêng của mình và không muốn thay đổi chúng. Ông thà đi ra ngoài tìm một công việc khác hơn là tự hỏi mình xem một việc làm có thực sự đưa ông đạt tới những gì ông muốn hay không.”

“Cho nên bố của con cứ cố chấp dựa vào sự an toàn ổn định việc làm và những tài sản không giá trị. Bố con lại không chịu chuyển đổi thu nhập từ lương của mình sang những tài sản có giá trị thực để đem lại cho bố nguồn thu nhập của người giàu – tức là thu nhập thụ động hay thu nhập từ danh mục đầu tư,” tôi nói. “Bố con lẽ ra đã có thể thực hiện được điều đó trước khi Người dự định cải tổ hệ thống giáo dục.”

“Bố con là một người dàn ông dũng cảm, kiên cường, có học thức cao, nhưng lại không được đào tạo tốt về mặt tiền bạc. Đó chính là điểm yếu của ông. Nếu bố con giàu có, ông có thể ảnh hưởng hệ thống bằng những vận động đóng góp tiền bạc. Nhưng vì không có tiền, ông chỉ biết cách phản đối và thách đố chính quyền. Hành động dó đã làm cho ông mất việc và thất nghiệp vĩnh viễn ngay trong nghề nghiệp của ông.”

TẠI SAO ĐẦU TƯ KHÔNG RỦI RO

“Con đã quyết định rồi,” tôi nói. “Con không theo đuổi nghề phi công nữa. Con sẽ tìm kiếm một công việc ở một công ty có các chương trình huấn luyện về bán hàng, mà nhờ đó con có thể vượt qua được nỗi sợ bị từ chối, và có thể học được cách bán hàng, giao tiếp mà bố từng khuyên khích con.”

“Tốt lắm,” người bố giàu nói. “Cả hai tập đoàn IBM và Xerox đều có những chương trình huấn luyện nhân viên tuyệt vời. Nếu con muốn trở thành người nhóm C, con phải biết cách bán hàng cũng như hiểu rõ thị trường. Con cũng cần phải có bộ mặt thật dày, không ngại khi người khác nói ‘không’ với con. Nhưng con cũng phải có khả năng thuyết phục được họ nếu cần thiết. Bán hàng là một kỹ năng rất cần thiết và cơ bản cho những ai muốn làm giàu, nhất là những người trong nhóm C và càng cần thiết cho những người trong nhóm Đ.”

“Con có một câu hỏi rất muốn hỏi bố,” tôi nói.

“Hỏi đi,” Người đáp.

“Làm thế nào mà bố cho rằng đầu tư không rủi ro trong khi hầu hết mọi người đều nói ngược lại?”

“Dễ thôi con ạ,” Người đáp. “Ta có thể đọc hiểu các báo cáo tài chánh trong khi hầu hết mọi người không làm được. Sự hiểu biết về tài chính là một trong những kỹ năng cơ bản quan trọng nhất của người đầu tư, nhất là khi con muốn trở thành một nhà đầu tư cẩn thận, nhà đầu tư ‘bên trong’, và nhà đầu tư giàu có. Những ai không có hiểu biết tài chính sẽ không thể nào nhìn thấy diễn biến bên trong của một cơ hội đầu tư. Cũng như vị bác sĩ nhờ các bản chụp tia X để khám nghiệm bộ xương bên trong cơ thể con, một bản báo cáo tài chính giúp con khám phá được sự thực bên trong một cơ hội đầu tư, đối chiếu các dữ kiện, kiểm tra các nguồn tin thêu dệt, nhìn thấy cơ hội và đánh giá được mức độ rủi ro. Đọc hiểu báo cáo tài chính của một doanh nghiệp hay một cá nhân chẳng khác nào đọc tiểu sử và lý lịch của doanh nghiệp hay cá nhân đó.”

“Như vậy, một trong những lý do khiến cho mọi người nghĩ rằng đầu tư là rủi ro là vì họ không hề được dạy đọc hiểu báo cáo tài chính?”, tôi ngạc nhiên hỏi. “Và chính vì vậy, bố đã bắt đầu dạy con và Mike đọc hiểu báo cáo tài chính từ khi tụi con chỉ mới được chín tuổi?”

“Con còn nhớ không, khi con được 9 tuổi, con đã từng nói với ta là con muốn giàu. Khi ấy, ta đã bắt đầu dạy con những điều sơ đẳng như: không bao giờ làm việc vì tiền, học cách tìm kiếm cơ hội chứ không phải việc làm, và học cách đọc hiểu báo cáo tài chính. Hầu hết mọi người tốt nghiệp đều di tìm việc làm chứ không phải cơ hội? Mọi người đều được dạy phải cần mẫn làm việc để lên lương thay vì kiếm được nhiều thu nhập hơn từ các tài sản địa ốc hay danh mục đầu tư. Và hầu như mọi người đều không được dạy cách cân đối tài khoản, thậm chí càng ít được dạy cách đọc và lập báo cáo tài chính. Do đó cũng chẳng ngạc nhiên gì khi họ cho rằng đầu tư là rủi ro.”

“Một doanh nghiệp phải có báo cáo tài chính, một chứng chỉ cổ phiếu là một sự phản ánh báo cáo tài chính. Mỗi miếng địa ốc kinh doanh cũng phải có một báo cáo tài chính, và mỗi người trong chúng ta cũng có một bản báo cáo tài chinh cho riêng mình,” người bố giàu nói.

“Mỗi chứng khoán và mỗi người ư?”, tôi hỏi. “Kể cả bố con và mẹ con ư?”.

“Đúng vậy,” Người nói. “Bất cứ mọi thứ – cho dù đó là một doanh nghiệp, một miếng địa ốc hay con người, hễ có sự giao dịch tiền bạc đều cần phải có một bản tóm tắt thu chi và cân đối tài chính cho dù ý thức hay vô thức. Những người không nhận thấy được tầm quan trọng của báo cáo tài chính thường là những người có ít tiền nhất và gặp nhiều vấn đề tiền bạc khó khăn nhất.”

“Như vậy, khi bố nhìn vào một doanh nghiệp, bố sẽ nhìn vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó chứ không phải là giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó trên thị trường chứng khoán?”

“Chính xác. Cách đầu tư đó được gọi là đầu tư theo trường phái nền tảng. Hiểu biết tài chính là cơ sở của trường phái đầu tư đó. Khi ta nhìn vào báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, ta có thể nhìn thấy điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp đó. Ta có thể thấy ngay doanh nghiệp đó đang phát triển hay suy thoái, bộ máy quản trị trong doanh nghiệp đó đang làm tốt công việc của mình hay đang tiêu xài lãng phí tiền bạc của nhà đầu tư. Cùng cách tiếp cận dó, ta đều sử dụng với một cao ốc văn phòng hay một căn hộ cho thuê.”

“Khi bố đọc hiểu báo cáo tài chính, bố có thể biết cơ hội đầu tư đó sẽ rủi ro hay an toàn chứ?”, tôi hỏi.

“Ta biết,” Người đáp. “Báo cáo tài chính của một người, một doanh nghiệp hay một miếng địa ốc có thể cho ta biết nhiều thứ khác hơn nữa. Nhưng việc đọc báo cáo tài chính sẽ giúp cho ta biết ba điều quan trọng hơn.”

“Ba điều gì vậy?”

“Thứ nhất, hiểu biết tài chính sẽ giúp ta biết đâu là những thông tin quan trọng. Ta có thể xem từng dòng báo cáo để biết ở đâu đó có sai sót, hoặc ta có thể làm gì để cải thiện tình hình kinh doanh. Hầu hết những người đầu tư đều quan tâm đến giá, tỷ số p/e (tức tỷ lệ giữa giá cổ phiếu và lợi nhuận doanh nghiệp trên mỗi cổ phiếu). Tỷ số p/e của một cổ phiếu là chỉ số về hiện trạng kinh doanh đối với một người đầu tư bên ngoài. Người đầu tư bên trong cần biết những chỉ số khác mà ta sẽ dạy cho con. Những chỉ số đó sẽ giúp con biết được các hệ thống bên trong một doanh nghiệp có hoạt động tốt và hiệu quả hay không. Nếu con không có hiểu biết tài chính, con sẽ không thấy được sự khác nhau đó. Do đó, con sẽ cho đầu tư là rủi ro.”

“Còn điều thứ hai là gì?”

“Đó là khi ta xem xét một cơ hội đầu tư, ta có thể biết cơ hội đó sẽ phù hợp vào chỗ nào trong báo cáo tài chính của riêng ta. Như ta đã nói, đầu tư là một kế hoạch. Ta muốn xem xét báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, cổ phiếu, quỹ hỗ tương, trái phiếu hay địa ốc sẽ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của ta thế nào. Ta muốn biết cơ hội đầu tư đó có đưa ta đến được nơi ta muốn hay không. Ta có thể phân tích làm thế nào có thể tham gia cơ hội đầu tư đó với nguồn vốn hiện có của ta. Khi ấy, nếu ta buộc phải đi vay để đầu tư, ta muốn biết chuyện gì sẽ xảy ra và ảnh hưởng lâu dài của nó.”

“Điều thứ ba là gì hở bố?”

“Đó là điều mà ta muốn biết cơ hội đầu tư này có an toàn không và có kiếm tiền được cho ta hay không. Ta có thể biết ngay cơ hội đó sẽ làm cho ta giàu lên hay bị lỗ. Nếu ta bị lỗ, hoặc ta không thể giải quyết được lý do làm ta mất tiền, vậy thì cớ gì ta phải đầu tư vào nó? Điều đó sẽ rất rủi ro.”

“Như vậy, nếu như bố không kiếm được tiền, bố sẽ không đầu tư?”, tôi hỏi.

“Trong phần lớn các trường hợp là như vậy,” Người đáp. “Mặc dù đơn giản chỉ có thế, ta lại gặp không biết bao nhiêu người bị lỗ, mất tiền mà vẫn cứ nghĩ mình là nhà đầu tư. Nhiều người đầu tư vào địa ốc và tháng nào cũng bị lỗ, nhưng vẫn cứ nói cứng: “Chính phủ sẽ cho phép tôi trừ các khoản lỗ này vào thu nhập chịu thuế.” Nói như thế chẳng khác nào như nói: “Nếu anh mất 1 dồng, chính phủ sẽ trả lại cho anh 30 xu.” Rất ít chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư biết cách tận dụng các ưu đãi của chính phủ, thế nhưng trên thực tế vẫn có người làm được. Tại sao không kiếm được 1 đồng mà còn được hưởng thêm 30 xu ưu đãi từ chính phủ? Những người làm được như thế mới là những nhà đầu tư thực thụ.”

“Mọi người làm như thế thực sự à? Họ mất tiền mà vẫn cứ nghĩ đó là đầu tư?”

“Hơn thế nữa, họ còn coi việc mất tiền để được giảm thuế thu nhập là một ý tưởng hay. Con có biết sẽ dễ dàng đến thế nào khi đi kiếm một cơ hội đầu tư làm mất tiền không?”, Người hỏi.

“Con nghĩ rất dễ. Thế giới này đầy ắp những cổ phiếu, quỹ hỗ tương, bất động sản và doanh nghiệp kinh doanh không kiếm được tiền.”

“Hiểu biết tài chính là một kỹ năng rất cơ bản của một người đầu tư làm giàu. Kỹ năng cơ bản khác là đầu tư để sinh lời. Không bao giờ được có ý nghĩ đầu tư với ý định mất tiền để được giảm thuế trong đầu con cả. Con đầu tư chỉ vì một lý do duy nhất là kiếm tiền, con nhớ chứ?”

“SỔ LIÊN LẠC GIA ĐÌNH”

Khi gần kết thúc bài học trong ngày, người bố giàu nồi, “Bây giờ con hiểu được lỷ do tại sao ta đã yêu cầu con lập báo cáo tài chính cho riêng con thường xuyên chứ?”

Tôi gật đầu, “Cũng như khi phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh và bất động sản. Bố luôn nói là bố muốn con suy nghĩ bằng báo cáo tài chính. Bây giờ thì con hiểu được rồi.”

“Khi con còn đi học, hàng tháng con đều có sổ liên lạc để về trình bố mẹ. Cuối học kỳ, con có học bạ ghi lại kết quả học tập của con. Báo cáo tài chính là học bạ của con khi rời trường, vấn đề ở chỗ, vì mọi người không được dạy đọc hiểu hay lập báo cáo tài chính, họ không biết làm thế nào sau khi rời trường. Nhiều người có điểm rớt trong báo cáo tài chính của riêng họ mà họ vẫn không hay biết chỉ vì họ có một việc làm lương cao và một ngôi nhà đẹp. Nếu như ta có thể cho điểm, bấy kỳ người nào không được độc lập về tài chính ở tuổi 45 sẽ đều bị ta cho rớt hết. Ta nói như vậy không ác ý đâu, mà vì ta muốn mọi người tỉnh giấc và làm một điều gì đó khác hẳn, trước khi họ đánh mất đi tài sản quan trọng nhất của mình là thời gian.”

“Như vậy bố làm giảm rủi ro nhờ khả năng đọc hiểu báo cáo tài chính,” tôi đáp. “Một người cần phải kiểm soát được báo cáo tài chính của mình trước khi bắt tay đầu tư.”

“Đúng vậy,” Người nói. “Cả quá trình mà ta nói với con về sự kiểm soát bản thân con cũng chính là sự kiểm soát báo cáo tài chính của con. Nhiều người muốn đấu tư bởi vì họ đang kẹt nợ. Đầu tư chỉ vì mục đích kiếm được nhiều tiền để con có thể trả nợ, mua một căn nhà to hơn hay một chiếc ô tô đời mới chỉ là kế hoạch của một kẻ ngu. Con đầu tư vì một mục đích duy nhất: tích lũy tài sản mà qua đó chuyển đổi thu nhập từ lương của con thành thu nhập thụ động hay thu nhập từ danh mục đầu tư. Mục đích chuyển đổi thu nhập đó chính là mục tiêu duy nhất của một nhà đầu tư thực thụ. Nhưng để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi con phải có nhiều hiểu biết sâu sắc về tài chính chứ không chỉ là chuyện cân đối thu chi.”


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.