Dạy Con Làm Giàu – Tập 3

CHƯƠNG 40 Bạn có phải là nhà tỷ phú kế tiếp không?



Tạp chí Forbes số đặc biệt năm 1999 có một bài báo viết: “Nếu bạn muốn nói về sự ‘siêu giàu’, bạn cần phải nhìn lên cao hơn: đó là số tiền tỷ phú mà ngày nay được đúc nhanh hơn nhờ những sản phẩm phù du hơn. Rockefeller phải mất 25 năm khám phá, khoan và phân phối dầu để đạt được 1 tỷ đô đầu tiên. Năm ngoái, Gerry Winnick gia nhập câu lạc bộ tỷ phú chỉ trong vòng 18 tháng sau khi bỏ tiền vào Global Crossing – một công ty dự định (nhưng vẫn chưa thực hiện) phát triển một hệ thống viễn thông toàn cầu bằng sợi quang học.”

Như vậy trong giai đoạn hiện nay, phải mất bao lâu để trở nên ‘siêu giàu’? Câu trả lời là ‘không lâu’. Thực tế đó càng trở nên rõ ràng hơn đối với một người như tôi khi tôi nhìn vào tuổi của những nhà tỷ phú mới. Chẳng hạn, tỷ phú Jerry Yang sinh năm 1968, chỉ một năm trước khi tôi tốt nghiệp đại học; và David Filo, đối tác của Jerry, sinh năm 1966, chỉ một năm trước khi tôi vào đại học. Họ đã cùng sáng lập Yahoo! và tài sản của họ hiện trị giá 3 tỷ đô và càng lúc càng tăng. Cùng thời điểm những thanh niên ấy trở nên siêu giàu, tôi cũng đã gặp nhiều người đang tự hỏi không biết có đủ tiền trong kế hoạch hưu trí hay không một khi họ sẽ về hưu trong 10 năm tới.

TÔI ĐANG ĐƯA CÔNG TY CỦA MÌNH NIÊM YẾT RA CÔNG CHÚNG

Vào năm 1999, đi đâu tôi cũng nghe nói đến phát hành cổ phiếu lần đầu. Đó quả là một hiện tượng. Khi một người nào đó được mời đầu tư vào một doanh nghiệp của người khác, tôi thường nghe những câu quảng cáo thế này: “Hãy đầu tư vào công ty của tôi, trong vòng 2 năm chúng tôi sẽ niêm yết ra công chúng.” Một ngày nọ, một vị giám đốc điều hành – có thể là một tỷ phú trong tương lai, gọi điện cho tôi và hẹn gặp tôi để trình bày kế hoạch kinh doanh của mình, đồng thời chào mời tôi cơ hội đầu tư vào công ty Internet tương lai của anh ta. Sau bài thuyết trình, anh vừa nói vừa gật gù, “Dĩ nhiên là anh biết điều gì sẽ xảy ra với giá cổ phiếu của anh sau khi công ty được niêm yết.” Tôi có cảm giác như tôi đang nói chuyên với một nhân viên bán ô tô đang quảng cáo với tôi là chiếc xe tôi muốn chỉ là chiếc xe duy nhất còn sót lại, và ông ta có vẻ như ban cho tôi một ân huệ để mua được nó.

Hiện tượng lên cơn sốt về phát hành cổ phiếu lần đầu vẫn đang xảy ra trên thị trường. Cách đây không lâu, ngay cả một người như Martha Stewart – một phụ nữ chuyên dạy về cách ứng xử văn hóa và lịch sự cho những người muốn sống văn minh hơn, lịch thiệp hơn, cũng đưa công ty của mình niêm yết ra công chúng và trở thành tỷ phú.

Mối quan tâm của tôi về những đợt phát hành đầu tiên trong lĩnh vực công nghệ cao hay Internet là quy luật 90/10 về tiền bạc vẫn có ảnh hưởng. Có quá nhiều người tham gia phát hành mà có rất ít kinh nghiệm kinh doanh. Tôi dự đoán rằng sau này khi chúng ta nhìn lại, chúng ta sẽ thấy 90% đợt phát hành này đều thất bại và chỉ có 10% trong số đó là tồn tại và thành công. Số thống kê cho thấy cứ trong vòng 5 năm, hết 9 trong 10 doanh nghiệp nhỏ đều tuyên bố giải thể. Nếu con số thống kê đúng với hiện tượng lên cơn sốt phát hành này, chắc chắn chúng ta sẽ có nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng suy thoái. Tại sao vậy? Bởi vì hàng triệu người đầu tư trung bình sẽ bị khủng hoảng. Không chỉ hàng triệu người bị mất tiền, mà nó sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến toàn bộ nền kinh tế khi những người này không thể tiêu xài hơn và do đó làm giảm sức tiêu thụ trầm trọng.”

ĐIỂM HÚT TRONG THÁNG

Tôi đã từng thực hiện niêm yết công ty của mình từ năm 1978 ở Hawaii. Người bố giàu mong muốn tôi học hỏi quy trình lập và xây dựng một doanh nghiệp để bán ra công chúng trong thời gian tôi đang sản xuất kinh doanh mặt hàng túi khóa bằng nhựa Velcro. Người nói, “Ta chưa bao giờ thực hiện niêm yết một công ty của mình, nhưng ta đã đầu tư vào nhiều doanh nghiệp lên sàn. Ta muốn con học hỏi quy trình ấy từ những vị đối tác đầu tư của ta.” Người bố giàu dã giới thiệu tôi với Mark, một người tương tự như Peter. Điểm khác nhau giữa hai người ấy là Mark là một nhà tư bản kinh doanh.

Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ tìm đến Mark khi họ cần thêm vốn đầu tư để khuếch trương kinh doanh. Vì tôi cần nhiều tiền để mở rộng công ty của mình, người bố giàu đã khuyến khích tôi tìm gặp ông ta và học hỏi từ những suy nghĩ của ông ấy. Buổi gặp mặt thật thú vị. Thái độ của Mark còn phũ phàng và quyết liệt hơn người bố giàu. Ông nhìn lướt qua kế hoạch kinh doanh và các báo cáo tài chính của tôi, lắng nghe những dự định tương lai sáng sủa của tôi trong vòng 23 giây. Sau đó, ông bắt đầu tấn công tôi tới tấp. Ông nói tôi là một thằng điên, thằng ngu và không biết lượng sức mình. Ông bảo tôi lẽ ra không nên bỏ công việc hàng ngày của mình, và cho tôi biết là tôi may mắn lắm mới dược ông tiếp vì nhờ người bố giàu là khách hàng của ông, nếu không, ông sẽ không thèm lãng phí thời giờ của mình với một người không có khả năng như tôi. Sau đó, ông cho tôi biết giá trị thực doanh nghiệp của tôi, bao nhiêu vốn ông có thể huy động được, điều kiện góp vốn của ông, và ông sẽ trở thành người đối tác mới của tôi và có quyền kiểm soát công ty.

Trong thế giới kinh doanh của những dợt phát hành cổ phiếu lần đầu, của giới ngân hàng đầu tư và tư bản kinh doanh, thường phổ biến một loại tài liệu được gọi là ‘điều kiện’. Hiểu theo một cách đơn giản nhất là điều kiện này sẽ nêu rõ những ràng buộc, trách nhiệm và điều kiện trong một thương vụ kinh doanh hay sang nhượng.

Hình thức điều kiện này rất phổ biến trong giới địa ốc và thường thay đổi khác nhau. Chẳng hạn, nếu như bạn muốn rao bán một căn nhà nhỏ trong một khu dân cư thuộc vùng đất ‘dữ’ ở mức giá cao, người môi giới kinh doanh địa ốc sẽ đưa ra những điều kiện rất khắt khe và chặt chẽ nếu như bạn muốn bán nhà thông qua môi giới. Còn nếu bạn là một tay phát triển địa ốc có hàng ngàn căn nhà để bán, các căn hộ lại trông đẹp đẽ, dễ bán và giá thấp, giới môi giới địa ốc chắc chắn sẽ đưa ra những diều kiện thật ‘mềm’ và dễ chịu với bạn để có thể hợp tác với bạn. Trong giới tư bản kinh doanh cũng thế: bạn càng thành công thì sẽ càng dễ gọi vốn ở những điều kiện thuận lợi, và ngược lại.

Sau khi đọc qua những điều kiện của Mark, tôi thấy ngay những điều kiện đó quá khắt khe. Tôi không bao giờ muốn trao 52% quyền sở hữu công ty của mình cho ông ấy để cuối cùng phải đi làm việc cho ông ấy ở ngay công ty do mình sáng lập. Thế nhưng dó chính là điều kiện của Mark. Tôi không đổ lỗi cho ông ấy, mẳ ngược lại, lẽ ra tôi nên chấp nhận những điều kiện đó. Giờ đây, với trình độ và kinh nghiệm của mình, khi nhìn lại, tôi hoàn toàn đồng ý với Mark. Nếu tôi là ông, tôi cũng sẽ dưa ra những điều kiện tương tự. Tôi nghĩ lý do duy nhất mà ông ấy trao đổi với tôi là chỉ vì ông kính trọng người bố giàu của tôi. Thực tế, tôi chỉ là một người mới bắt đầu kinh doanh và hoàn toàn không có kỹ năng kiểm soát khi doanh nghiệp bắt đầu gặt hái thành công và phát triển.

Mặc dù Marlc không hề dễ đãi và độ lượng với tôi, nhưng tôi vẫn thích ông ấy và Mark cũng dường như có thiện cảm với tôi. Chúng tôi đồng ý gặp nhau thường xuyên, và ông cũng đồng ý sẽ tư vấn miễn phí cho tôi khi tôi phát triển. Cuối cùng, ông bắt đầu tin tưởng tôi hơn khi vốn kiến thức và kinh nghiệm của tôi về kinh doanh ngày một phong phú. Tôi thậm chí đã từng tham gia với ông trong một thương vụ niêm yết một công ty dầu khí lên sàn. Kinh nghiệm đó đã đem lại cho tôi một ấn tượng mạnh đầu tiên về thế giới phát hành cổ phiếu của các công ty.

Trong một buổi cơm trưa, Mark đã nêu nhận xét về việc phát hành cổ phiếu lần đầu như sau: “Thị trường phát hành mới hay niêm yết công ty cũng chẳng khác bất kỳ một hình thức kinh doanh nào. Thị trường luôn tìm kiếm một loại hàng ưa thích trong tháng.”

Mark nói rằng ở một vài thời điểm nhất định, thị trường chứng khoán sẽ có khuynh hướng tập trung vào một loại hình kinh doanh nào đó. Ông nói tiếp, “Nếu anh muốn là người thật giàu, là chủ doanh nghiệp, anh phải có ít nhiều một chiến lược cho mình nhằm xây dựng một công ty mà thị trường muốn, trước khi thị tntòng chuyển hướng vào loại công ty ưa thích đó.”

Mark giải thích tiếp rằng, trong lịch sử đã không ngừng xuất hiện những nhà tiên phong làm nên những công nghiệp kinh doanh từng là điểm nóng thu hút của thị trường. Ông nói những phát minh như máy truyền hình đã tạo ra nhiều nhà triệu phú mới, cũng như dầu khí và xe hơi đã sản sinh nhiều tỷ phú ở đầu thế kỷ 20.

LẠC HẬU Ở TUỔI 35

Sau năm 1978, tôi không còn cộng tác với Mark. Đúng như ông tiên đoán, doanh nghiệp đã thành công của tôi bắt đầu đi xuống và xảy ra nhiều vấn đề nội bộ đòi hỏi tôi phải tập trung, dồn hết tâm trí dể giải quyết khắc phục, thay vì đi lo niêm yết những công ty khác trên thị trường chứng khoán. Thế nhưng, tôi không bao giờ quên được bài học kinh doanh của ông về ‘những điểm hút của thị trường trong tháng’. Khi tiếp tục theo đuổi trên con đường kinh doanh và không ngừng thu thập kinh nghiệm làm ăn cho chính mình, tôi thường tự hỏi ‘điểm hút’ của thị trường sắp tới sẽ thuộc về đâu.

Vào năm 1985, tôi ghé thăm căn cứ quân sự ở trại Pendelton, California. Người bạn đồng nghiệp phi công của tôi, James Treadwell hiện đang giữ chức vụ sĩ quan điều khiển tại căn cứ. Jim đã dẫn hai vợ chồng tôi di tham quan căn cứ, nơi mà 14 năm trước dây chúng tôi còn là những viên phi công tập sự. Khi đi vào đường băng, Jim chỉ cho vợ tôi một phi cơ trông giống như những chiếc mà tôi và Jim đã từng lái. Khi mở cửa khoang lái, anh ấy nói, “Tớ và cậu bây giờ thật lạc hậu rồi. Tụi mình bây giờ không thể lái những phi cơ này được nữa.”

Jim giải thích là các công tắc kiểm soát và điều khiển giờ đây hoàn toàn đều bằng điện tử và có màn hình. Jim nói tiếp, “Các phi công thời đại ngày nay lớn lên trong một xã hội điện tử và truyền hình hóa. Còn chúng ta thì lớn lên trong một xã hội mà thời bấy giờ chỉ có máy chơi ping-pong và bàn bida. Bộ óc của tụi này không giống như của bọn trẻ ngày nay. Đó là lý do tại sao mà bọn trẻ được lái còn mình thì ngồi sau bàn chỉ huy. Mình đã lạc hậu mất rồi.”

Tôi vẫn còn nhớ ngày đó rất rõ bởi vì chính bản thân tôi sau đó cũng cảm thấy mình lạc hậu. Tôi cảm thấy già và thua sút ở tuổi 37. Ngày hôm dó, tôi đã nhận ra rằng mọi thứ đang thay đổi thật nhanh chóng và ào ạt. Tôi cũng nhận ra rằng nếu mình không tự thay đổi bản thân kịp thời, tôi sẽ bị tụt lại càng lúc càng xa.

Giờ đây, tôi đang làm việc với Peter và tiếp tục việc học hỏi về lĩnh vực phát hành

cổ phiếu và góp vốn kinh doanh. Mặc dù tôi dang lám trong những lĩnh vực dầu khí, kim loại quý – những lĩnh vực từng là ‘điểm hút’ của thị trường cách đây từ 20 đến 30 năm, suy nghĩ của tôi vẫn hướng tới những ‘điểm hút’ sắp tới của thị trường và liệu tôi có thể là một phần trong sự bùng nổ của cải đó không. Ai biết được? Mục tiêu trong đời tôi vẫn là phấn đấu trở thành tỷ phú. Có thể tôi sẽ đạt tới đích, và cũng có thể tôi sẽ không bao giờ thực hiện được, thế nhưng tôi vẫn làm việc hàng, ngày hướng tới mục tiêu đó. Ngày nay, trở thành tỷ phú không còn là chuyện không tưởng – mà đúng hơn là một chuyện có thể được nếu như bạn có một kế hoạch đúng đắn. Cho nên, tôi sẽ không bỏ cuộc, và tôi lại càng không trở nên nghèo hay lạc hậu hơn. Người bố giàu đã từng nói, “Kiếm được một triệu đô đầu tiên bao giờ cũng khó khăn hơn cả.” Nếu điều đó là sự thực, thế thì một tỷ đô đầu tiên chính là mục tiêu khó khăn của tôi.

BẠN CÓ PHẢI LÀ NHÀ TỶ PHÚ KẾ TIẾP KHÔNG?

Đốỉ với những bạn có cùng tham vọng và khát khao mãnh liệt chính đáng dó, tôi xin dành cho các bạn những hướng dẫn dưới đây khi mong muốn niêm yết công ty của mình lên thị trường chứng khoán. Những thông tin này chủ yếu từ sự tư vấn, hướng dẫn của Peter – người đã từng đưa gần 100 công ty lên sàn thành công.

Mặc dù sẽ có rất nhiều thứ bạn cần phải học, nhưng những hướng dẫn sau sẽ giúp bạn biết phải bắt đầu từ đâu.

TẠI SAO CẦN NIÊM YẾT CÔNG TY LÊN SÀN?

Peter liệt kê dưới đây 6 nguyên nhân chính:

1. Bạn cần nhiều tiền hơn. Đối với trường hợp này, có thể bạn đã có một công ty thành công và hiện đang cần vốn để phát triển. Bạn cũng đã từng tìm đến ngân hàng, hay gọi vốn qua các cổ đông tư nhân hoặc các nhà đầu tư kinh doanh. Thế nhưng bạn vẫn cần có thật nhiều vốn từ phía các ngân hàng đầu tư của bạn.

2. Công ty của bạn – chẳng hạn như một công ty chuyên về lĩnh vực Internet – còn mới và cần thật nhiều tiền đầu tư để tăng thị phần. Thị trường sẽ đem lại tiền cho bạn cho dù công ty của bạn hiện giờ chưa sinh lời, bởi vì thị trường đang đầu tư vào khả năng sinh lời trong tương lai của công ty bạn.

3. Trong nhiều trường hợp, một cổng tỵ sẽ dùng chính cổ phiếu của mình để mua lại những công ty khác. Trường hợp này người bố giàu thường ví von là “tự in tiền cho mình”. Chuyên nghiệp hơn, người ta thường gọi các trường hợp này là

“mua bán và sát nhập doanh nghiệp”.

4. Bạn muốn bán công ty của mình nhưng vẫn giữ quyền kiểm soát nó. Trong một công ty tư (công ty chưa được niêm yết), chủ doanh nghiệp thường mất đi quyền kiểm soát của mình, hoặc có thêm đối tác mới trong việc vận hành, kiểm soát doanh nghiệp khi chủ doanh nghiệp đó gọi vốn đầu tư. Ngược lại, khi gọi vốn từ thị trường chứng khoán, chủ doanh nghiệp sẽ có thêm tiền mặt khi bán công ty đó ra công chúng, nhưng không mất quyền kiểm soát công ty của mình. Phần lớn các cổ đông có rất ít quyền hạn ảnh hưởng đến việc kiểm soát vận hành của công ty mà mình đầu tư vào.

5. Các nguyên nhân về địa ốc. Hãng ô tô Ford được niêm yết bởi vì gia đình Ford có nhiều người được quyền thừa kế nhưng các cổ phiếu công ty lại không có tính thanh khoản. Bán một phần công ty ra công chúng giúp gia đình Ford có được một lượng tiền cần cho những người được thừa kế này. Đây là một hiện tượng rất thú vị để tìm hiểu khi một công ty tư thuộc kiểu gia đình trị sử dụng chiến lược này để gọi vốn.

6. Để làm giàu và có tiền đầu tư ở chỗ khác. Xây dựng kinh doanh không khác gì xây dựng một căn nhà để bán đi. Tuy nhiên, khi bạn xây dựng một doanh nghiệp để bán qua hình thức niêm yết ra công chúng, chỉ một phần của tài sản-doanh nghiệp đó bị mất đi, và phần mất đi đó lại được chia nhỏ thành hàng triệu khoản bán cho hàng triệu người. Người đi xây ‘tài sản’ đó vẫn có thể làm chủ gần như toàn bộ tài sản, vẫn nắm quyền kiểm soát, và vẫn có thể tạo ra rất nhiều tiền khi bán cho hàng triệu người mua (thay vì chi có một người mua).

GHI CHÚ CỦA SHARON- ĐỒNG TÁC GIẢ

Bạn cần lưu ý những quy định hạn chế áp dụng đối với những cổ đông chính và các nhân viên công ty tham gia phát hành cổ phiếu lần đầu. Trong khi số lượng nắm giữ cổ phiếu của những người này bị giảm sút đáng kể về mặt giá trị do niêm yết, họ sẽ bị kiểm soát chặt chẽ trong quá trình bán cổ phiếu nắm giữ. Có nghĩa là các cổ phiếu nắm giữ của họ giờ đây bị liệt thành loại ‘bị giới hạn’, và họ không có quyền bán cổ phiếu trước một thời điểm đã được xác định trước khi tiến hành niêm yết.

Trong trường hợp đó, một cổ đông chính muốn ‘đổi tiền’ có thể thực hiện bằng cách bán công ty hay sát nhập với một công ty khác không có loại cổ phiếu ‘bị giới hạn’, thay vì sử dụng chiến lược niêm yết lần đầu như đề cập bên trên.

CÁC ĐIỂM KHÁC CẦN XEM XÉT

Peter đưa ra những điểm cần xem xét dưới đây trước khi bạn quyết định đưa công ty ‘lên sàn’:

1. Ai trong đội ngũ quản lý công việc kinh doanh? Có sự khác nhau rõ rệt giữa việc điều hành kinh doanh và mơ tưởng đến một sản phẩm mới hay một công việc kinh doanh mới. Nhân sự của bạn có quản lý, điều hành được các vấn đề chi trả lương bổng, thuê mướn lao động, thuế vụ, luật pháp, hợp đồng, thương thảo, phát triển sản phẩm, quản lý lưu lượng tiền mặt, gọi vốn v.v. hay không?

Bạn có thể nhận thấy những giá trị mà Peter cho là quan trọng đều được bao gồm trong Tam giác C-Đ của người bố giàu. Do đó, câu hỏi cốt lõi chính là: Bạn (hay một thành viên nào đó trong đội ngũ của bạn) có thành công trong việc quản lý toàn thể Tam giác C-Đ hay không?

2. Bạn muốn bán công ty đến mức độ nào? Đây chính là nơi phát sinh các điều kiện ràng buộc.

Một điểm khác tôi học được từ Peter suốt ba năm cộng tác với ông là ông luôn biết rõ mục tiên của mình đối với một doanh nghiệp trước khi ông bắt đầu xây dựng nó. Mục tiêu đó chính là bán doanh nghiệp này trên thị trường chứng khoán. Ông có thể không biết làm cách nào để đạt được mục tiêu đó, thế nhưng mục tiêu vẫn dược xác định và ông kiên trì bám theo nó. Sở dĩ tôi đề cập đến điều này là vì có rất nhiều chủ doanh nghiệp khi ra kinh doanh đều không có một mục tiêu cụ thể nào đối với phần kết thúc doanh nghiệp của mình. Nhiều người chỉ đơn giản cho rằng ra kinh doanh là một ý tưởng hay, cho nên họ cứ bỏ vốn ra lập doanh nghiệp, nhưng lại không hề có một kế hoạch nào trong đầu làm thế nào để thoát khỏi công việc kinh doanh đó. Chiến lược rút lui là một vấn đề hết sức căn bản mà bất kỳ một nhà đầu tư thành công nào cũng cần phải có. Điều đó cũng tương tự cho các chủ doanh nghiệp khi chuẩn bị ra làm ăn trên thương trường. Do đó, trước khi xây dựng doanh nghiệp, bạn hãy nên có một kế hoạch cụ thể làm thế nào để thoát khỏi doanh nghiệp do chính tay bạn lập nên.

Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn có thể mong muốn xem xét và suy nghĩ cẩn thận về những vấn đề sau đây:

a. Bạn sẽ bán nó, giữ nó, hay chuyển giao nó cho con cháu của bạn?

b. Nếu bạn sẽ bán nó, bạn sẽ sang nhượng tư nhân hay bán ra công chúng?

i. Hình thức sang nhượng tư nhân có thể cũng khó khăn như hình thức bán ra công chúng.

ii. Khó khăn trong việc tìm kiếm một người mua có khả năng.

iii. Khó khăn trong vấn đề tài chính.

iv. Nếu người chủ mới không trả tiền hay không biết cách quản lý điều hành, bạn có thể lấy lại nó.

3. Công ty được rao bán trước công chúng có một kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị kỹ lưỡng và cẩn thận hay không? Kế hoạch này nên bao gồm chi tiết mô tả các phần như sau:

a. Đội ngũ quản lý và kinh nghiệm của họ

b. Các báo cáo tài chính

i. Yêu cầu chung là báo cáo kiểm toán trong 3 năm vừa qua.

c. Dự đoán lưu lượng tiền mặt

i. Tôi đề nghị có bảng dự đoán tiền mặt cho 3 năm kế tiếp liên tục.

Peter lưu ý là các ngân hàng đầu tư đều không ưa những giám đốc điều hành hay chủ doanh nghiệp phóng đại các dự đoán về khả năng sinh lời của công ty trong tương lai. Peter cho biết Bill Gates của Microsoft thường dự đoán thấp khả năng sinh lời của tập đoàn. Đó là một chiến lược hết sức khôn ngoan để duy trì sức mạnh tài chính của cổ phiếu trên thị trường. Nếu dự đoán phóng đại của các giám đốc điều hành về khả năng sinh lời không đạt được mức như mong đợi, giá cổ phiếu thường bị sụt giảm và các nhà đầu tư sẽ mất lòng tin vào công ty.

4. Ai là thị trường, phạm vi thị trường ra sao, và khả năng thâm nhập của các sản phẩm công ty vào thị trường như thế nào?

Mặc dầu các sản phẩm của doanh nghiệp dã có thị trường đầu ra, nhưng các cổ phiếu công ty của bạn lại thuộc về một thị trường khác. Vào những thời điểm khác nhau, một số loại công ty này lại có sức hấp dẫn đối với người mua chứng khoán hơn các loại công ty khác. Như tôi đã đề cập, hiện các công ty thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và Internet đang là ‘điểm hút’ của thị trường.

Khi một người có một công ty được niêm yết, người ấy trên thực tế đang có tới hai công ty cùng lúc: một công ty cho những khách hàng thường xuyên của bạn, và một công ty cho các nhà đầu tư của bạn.

5. Hội đồng quản trị của doanh nghiệp bạn bao gồm những ai? Thị trường hoạt động trên nền tảng của chữ tín. Nếu một công ty có một Hội đồng quản trị bao gồm những người tài giỏi và có uy tín, thị trường sẽ đặt niềm tin nhiều hơn vào

thành công tương lai của công ty đó.

Peter khuyên, “Nếu một ai đó tìm đến anh và nói, ‘Tôi đang đưa công ty của mình lên sàn,’ anh hãy hỏi người đó thế này: ‘Ai trong đội ngũ của anh sẽ đưa công ty lên sàn và người ây đã từng niêm yết thành công bao nhiêu công ty?’. Nếu người đó không thể trả lời, anh hãy yêu cầu họ quay lại khi nào có câu trả lời. Hầu hết những người đó đều không bao giờ quay lại.”

6. Công ty có sở hữu một thứ gì đó đặc biệt và độc đáo không giống ai hay không? Một doanh nghiệp nên làm chủ hay kiểm soát một thứ gì đó mà doanh nghiệp khác không có dược. Đó có thể là một độc quyền sở hữu một sản phẩm mới hay một loại thuốc mới, một hợp đồng đặc quyền khám phá và khai thác dầu, hay một thương hiệu như Starbucks hoặc McDonald’s. Ngay cả những người là chủ doanh nghiệp hay chuyên gia trong lĩnh vực của mình cũng đều có thể được coi là tài sản. Điển hình là những người như Martha Stewart, Steven Jobs (người sáng lập tập đoàn Apple Computer), và Steven Spielberg (người sáng lập tập đoàn điện ảnh mới DreamWorks). Mọi người đầu tư vào những người này vì những thành tích của họ trong quá khứ và khả năng thành công trong tương lai.

7. Công ty có một câu chuyện hấp dẫn nào để kể trước công chúng hay không? Tôi chắc chắn là ngài Christopher Columbus ắt phải có một câu chuyện tuyệt vời để kể trước vua và hoàng hậu nước Tây Ban Nha, trước khi hai người quyết định bỏ vốn giúp cho Columbus thực hiện chuyến đi thám hiểm đầy phiêu lưu đó. Một câu chuyện hấp dẫn phải thực sự thu hút, khích động người nghe, khiến người nghe nhìn về tương lai và mơ mộng chút chút. Ngoài ra còn cần phải có sự chính trực của người kể chuyện.

8. Những người có trách nhiệm với công ty có nhiệt tình hay không? Đây chính là điều quan trọng nhất mà Peter tìm kiếm. Ông nói rằng điều trước nhất và sau cùng mà ông tìm kiếm trong bất kỳ một doanh nghiệp nào chính là sự nhiệt tình, đam mê của người chủ doanh nghiệp, các vị giám đốc điều hành và đội ngũ quản lý. Peter nói, “Không có sự nhiệt tình đam mê đó, một doanh nghiệp mạnh nhất, một kế hoạch tốt nhất, và những người giỏi nhất cũng sẽ không bao giờ thành công.”

Người bố giàu luôn lưu ý tôi phải nhận rõ sự khác nhau giữa những chủ doanh nghiệp thành công và những giám đốc điều hành thành công. Người nói, “Có sự khác nhau giữa một người leo thang nghề nghiệp trong công ty, với một người tự xây cho mình chiếc thang công ty đó. Sự khác nhau nằm ở tầm nhìn khi con nhìn lên chiếc thang đó. Một người sẽ thấy được vòm trời xanh to lớn, còn người kia thì chỉ thấy

được những gì mà người khác thấy như anh ta.”

GỌI VỐN BẰNG CÁCH NÀO

Peter thảo luận về bốn cách gọi vốn như sau:

1. Bạn bè và gia đình. Những người này thương yêu bạn và sẵn sàng cho bạn mượn tiền một cách mù quáng. Peter không khuyến khích cách gọi vốn này. Cả Peter và người bố giàu đều nói, “Đừng đưa tiền cho con của con. Làm như thế chỉ càng khiến chúng yếu đuối và ỷ lại. Mà thay vào đó, con hãy dạy cho chúng làm thế nào để gọi vốn được.”

Người bố giàu còn đưa vấn dề này vào thực tiễn một cách sâu sắc hơn. Chắc bạn còn nhớ là Người đã không hề trả lương cho tôi và con của mình khi chúng tôi làm việc cho Người. Người nói, “Trả lương cho ai đó làm việc chỉ khiến cho họ suy nghĩ như người làm thuê.” Thay vào đó, Người đã dạy chúng tôi cách tìm kiếm các cơ hội kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp từ những cơ hội đó. Trong tập 1, tôi đã kể với các bạn về chuyện kinh doanh truyện tranh của tôi. Ngày nay, tôi vẫn tiếp tục thực hiện như thế. Tôi tìm kiếm cơ hội xây dựng kinh doanh, trong khi những người khác tìm kiếm những việc làm lương cao.

Người bố giàu không hề có ý đả phá việc làm công lãnh lương. Trái lại, Người rất thương yêu nhân viên của mình. Người chỉ đào tạo chúng tôi suy nghĩ theo cách khác, và ý thức được sự khác nhau giữa một người chủ doanh nghiệp và các vị trí khác trong xã hội. Người chỉ muốn chúng tôi sau này khi lớn lên sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho đời mình.

2. Quới nhân. Quới nhân là những vị giàu có muốn giúp đỡ nhiệt tình những người vừa mới đặt chân trên con đường kinh doanh. Trong hầu hết các thành phố lớn, đều có những câu lạc bộ quới nhân như thế nhằm hỗ trợ các doanh nhân về mặt tài chính và hướng dẫn cách trở thành những người chủ doanh nghiệp trẻ tuổi và giàu có.

Các vị quớí nhân thường nhận thấy một thành phố có nhiều doanh nhân trẻ tuổi thường là những thành phố năng động và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Giữ gìn tinh thần doanh nhân trong một thành phố sẽ khiến thành phố ấy luôn có sự sống năng động. Những quới nhân này cung cấp một dịch vụ sống còn cho bất kỳ thành phố lớn nhỏ nào. Ngày nay, với phương tiện máy tính và Internet, thậm chí những thị trấn heo hút nhất cũng có thể vực dậy tinh thần doanh nhân đó.

Nhiều thanh niên rời bỏ các tỉnh lẻ để tìm kiếm những cơ hội việc làm ở các thành

phố lớn. Tôi nghĩ sự mất mát nguồn lực trẻ trung và có trình độ đó chẳng qua là do hệ thống giáo dục của chúng ta cứ luôn dạy cho các em nên đi tìm kiếm việc làm. Nếu các thanh niên đó được dạy nên xây dựng kinh doanh, nhiều thị trấn nhỏ vẫn có thể tiếp tục nhộn nhịp vì giờ đây chúng có thể nối kết, liên lạc với thế giới bằng điện tử. Nhiều nhóm các vị quới nhân đó có thể thực hiện những điều kỳ diệu, làm sống lại những thị trấn nhỏ bé ở khắp mọi nơi.

Khi bạn nhận thấy những gì mà Bill Gates đã làm cho Seattle, hay Michael Dell làm cho Austin thuộc bang Texas, hoặc Alan Bond làm cho Freemantle thuộc bang Tây úc, bạn có thể thấy được sức mạnh của tinh thần doanh nhân.

Cả doanh nhân và các vị quới nhân đều đóng vai trò quan trọng trong sự sống còn của một thành phố.

3. Các nhà đầu tư. Những người đầu tư vào những công ty tư dược gọi là nhà đầu tư tư. Những người đầu tư đủ điều kiện này nói chung có trình độ và kinh nghiệm hơn hẳn người đầu tư trung bình. Họ cũng là những người sẽ thắng thua nhiều nhất. Do đó, bạn cần phải có hiểu biết tài chính và kinh nghiệm kinh doanh trước khi đầu tư lớn vào các công ty tư.

4. Các nhà đầu tư đại chúng. Những người đầu tư qua các chứng khoán của những công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán được gọi là những nhà đầu tư đại chúng. Vì các công cụ đầu tư này nhắm đến số đông, chúng thường dược kiểm soát chặt chẽ bởi một tổ chức được gọi là ủy ban Giao dịch Chứng khoán (SEC). Các cổ phiếu được mua bán ở đây thông thường có mức độ rủi ro ít hơn những khoản đầu tư trong các công ty tư. Thế nhưng, đã nói đến đầu tư thì lúc nào cũng phải có rủi ro cả. Điều này có vẻ như mâu thuẫn với những gì tôi bàn trước đây về sự kiểm soát (mà do đó ít rủi ro hơn) như một người đầu tư bên trong. Nên nhớ một nhà đầu tư tư không phải lúc nào cũng có khả năng kiểm soát. SEC đưa ra những quy định, khắt khe cần phải tuân theo trong chế độ báo cáo và phổ biến thông tin, nhằm làm giảm rủi ro của người đầu tư đại chúng vốn tuyệt đối không hề có khả năng kiểm soát nào đối với công ty mà mình đang đầu tư.

CÁC ĐỀ NGHỊ CỦA PETER

Khi phỏng vấn Peter về những vấn đề chính trong quá trình niêm yết công ty, tôi hỏi ông sẽ đề nghị gì với một người muốn học hỏi cách gọi vốn lớn. Ông nói, “Ta đề nghị người ấy nên hiểu biết rành rẽ về những nguồn tài chính dưới đây nếu người đó muốn đưa công ty của mình lên sàn.” Những nguồn tài chính đó bao gồm như sau:

1. Hình thức gọi vốn tư. Những hình thức loại này nên thực hiện một cách chính quy khi bạn bắt đầu có ý định tăng vốn đầu tư. Hình thức này có thể ví von như là một cách gọi vốn ‘tự mình làm lấy’. Với hình thức này, bạn có thể quy định những điều kiện theo ý bạn, và hy vọng các nhà đầu tư sẽ chú ý quan tâm.

Peter mạnh mẽ khuyến khích bạn khi bắt đầu quy trình gọi vốn kiểu này, nên thuê mướn một luật sư có chuyên môn về chứng khoán. Đó chính là nơi mà bạn có thể học hỏi được rất nhiều nếu như bạn nghiêm túc muốn bắt đầu từ nhỏ đến lớn. Quy trình đó bắt đầu từ một khoản lệ phí trả cho vị luật sư tư vấn, và bạn thực hiện làm theo tư vấn đó. Nếu bạn không thích đề nghị tư vấn, tốt nhất là nên đi tìm một luật sư khác.

Hầu hết các luật sư đều cho phép bạn dược một buổi tư vấn miễn phí, hoặc bạn có thể mời họ dùng cơm trưa. Chuyên viên tư vấn này sẽ đóng vai trò quan trọng sông còn trong ê-kíp của bạn khi bạn bắt đầu và khi bạn phát triển lớn mạnh hơn. Chính bản thân tôi đã thấm thìa những bài học lớn khi tự mình làm lấy mọi chuyên chỉ cốt tiết kiệm vài đồng. Và chính những dồng tiết kiệm đó đã khiến tôi bại sản sau này.

2. Hình thức gọi vốn hợp tác. Những người được mời gọi vốn hợp tác, như Mark chẳng hạn, thực chất là những người kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp tài chính. Mọi người thường tìm kiếm đến hình thức này sau khi họ đã tận dụng hết nguồn tiền cá nhân của mình, vay mượn hết khả năng của gia đình và bạn bè và mức tín dụng được phép từ ngân hàng.

Một người được gọi vốn hợp tác (hay thường được gọi là nhà tư bản kinh doanh) thông thường sẽ trở thành đối tác của bạn, và giúp bạn cơ cấu lại công ty của mình ở quy mô vốn mới. Nói cách khác, cũng giống như một người đi tập thể hình và mướn riêng một huấn luyện viên để hướng dẫn và theo dõi chương trình tập luyện cơ thể của người đó, nhà tư bản kinh doanh CQ thể đóng vai trò như một huấn luyện viên hướng dẫn doanh nghiệp của bạn đi vào quỹ đạo ổn định về tài chính, và trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư khác.

3. Ngân hàng đầu tư. Thông thường, đây chính là nơi bạn tìm đến khi bạn đã sẵn sàng bán công ty của mình ra công chúng. Các ngân hàng đầu tư thường gọi vốn cho các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu và lần thứ hai. Khi bạn đọc các tờ báo tài chính như Tạp chí Phố Wall, nhiều trang quảng cáo các ngân hàng đầu tư giới thiệu với thị trường về những đợt phát hành mà họ bảo trợ.

GHI CHÚ CỦA SHARON- ĐỒNG TÁC GIẢ

Còn có một nguồn tài chính khác được gọi là hình thức gọi vốn bắc cầu. Một công

ty thường tìm kiếm nguồn tài chính này khi công ty đã trải qua những giai đoạn phát triển ban đầu nhưng vẫn chưa sẵn sàng dể phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

BƯỚC ĐI ĐẦU TIÊN QUAN TRỌNG

Nếu bạn đã sẵn sàng tìm kiếm gọi vốn bằng cách tự làm lấy, bạn có thể bắt đầu với hình thức gọi vốn tư. Peter đề nghị nên bắt đầu từ hình thức gọi vốn này vì các nguyên nhân sau:

1. Bạn bắt đầu nói chuyện, trao đổi với các luật sư kinh doanh có chuyên môn về lĩnh vực này. Hãy tìm trao đổi với nhiều luật sư khác nhau. Kiến thức và kinh nghiệm của bạn sẽ tăng lên đáng kể sau mỗi lần trao đổi ấy. Cũng nên hỏi họ về một số phi vụ thành công hay thất bại mà họ đã trải qua.

2. Bạn bắt đầu học những cách gọi vốn khác nhau mà bạn có thể thực hiện được, và làm thế nào thực hiện chúng trên phương diện luật pháp. Nói cách khác, không phải mọi hình thức gọi vốn đều như nhau. Các hình thức gọi vốn khác nhau đều nhắm tới những nhu cầu khác nhau.

3. Bạn bắt đầu định giá cho doanh nghiệp của mình, và đề ra những điều kiện bạn muốn khi sang nhượng lại doanh nghiệp.

4. Bạn bắt đầu chính thức nói chuyện với các nhà đầu tư tiềm năng, cũng như thực hành nghệ thuật gọi vốn. Đầu tiên, có thể bạn cần phải vượt qua nỗi sợ của mình khi hỏi và đề nghị một điều gì đó. Thứ hai, bạn cần phải vượt qua nỗi sự bị chê bai, chỉ trích. Và thứ ba, bạn cần phải học cách xử lý với những lời từ chối hay những cú điện thoại mà sẽ không bao giờ nhận được hồi âm.

Peter đưa ra lời khuyên như sau, “Ta đã nhìn thấy nhiều người trình bày rất tuyệt vời về cơ hội đầu tư của họ, nhưng chả bao giờ gọi vốn được một đồng bạc nào. Một điều mà người doanh nhân cần phải làm là biết cách móc ra tiền. Nếu anh không làm được, hãy nhờ một đối tác của anh có khiếu làm được điều dó.”

Peter cũng nói tương tự như người bố giàu của tôi, “Nếu anh muốn tham gia vào lĩnh vực này, anh phải biết cách bán hàng. Bán hàng chính là kỹ năng quan trọng nhất mà anh cần phải học và không ngừng cải thiện. Gọi vốn chẳng qua là bán một loại sản phẩm đặc biệt cho một đối tượng người mua đặc biệt.”

Những người không thành công về mặt tiền bạc chủ yếu là vì họ không thể bán được. Họ không bán được là vì họ thiếu sự tự tin, sợ bị thất bại và không thể hỏi người mua đặt hàng. Nếu bạn thực sự nghiêm túc để trở thành một doanh nhân và cần phát triển hơn nữa về kỹ năng bán hàng và sự tự tin của chính mình, tôi mạnh mẽ đề

nghị bạn nên tìm một công ty tiếp thị hệ thống có một chương trình tập huấn tốt, gắn bó với nó tối thiểu trong 5 năm, và học cách trở thành một ngưòi bán hàng tự tin. Một người bán hàng thành công không e dè khi tiếp cận với người khác, không sợ bị chỉ trích, chê bai hay bị từ chối, và không ngượng khi hỏi người mua trả tiền.

Thậm chí đến giờ này, tôi vẫn không ngừng tập luyện dể vượt qua nỗi sợ bị từ chối của mình và cải thiện khả năng xử lý với những thất vọng. Tôi nhận thấy có sự liên hệ trực tiếp giữa khả năng ứng phó với những cản trở này trong đời tôi với sự giàu có của mình. Nói cách khác, khi những cản trở này trở nên chi phối quá mạnh trong cảm xúc và ứng xử của tôi, thu nhập của tôi sẽ bị giảm sút. Nếu tôi vượt thắng được chúng, và vôn thường xuyên như thế, thu nhập của tôi lại tăng lên.

TÌM KIỂM NHỮNG NGƯỜI NHƯ PETER HAY MARK ĐỂ TƯ VẤN BẠN

Sau khi bạn đã đạt được những kinh nghiệm kinh doanh cần thiết và thành công ở một mức độ nào đó – và bạn nghĩ mình đã sẵn sàng mang doanh nghiệp của mình ra công chúng, bạn sẽ phải cần đến những lời khuyên chuyên nghiệp. Những bài học tư vấn và khuyên bảo của Peter (chuyên viên ngân hàng đầu tư) và Mark (nhà tư bản kinh doanh) đã trở nên hết sức quý giá đối với tôi. Những lời khuyên đó đã mở ra trước mắt tôi vô vàn những cơ hội và khả năng mà trước đây tôi chưa hề nhìn thấy.

Khi bạn đã sẵn sàng, hãy mua một quyển Những Nhà Môi giới Chứng khoán của Standard & Poor, của nhà xuất bản McGraw Hill. Hãy đọc quyển sách và tìm kiếm một người có thể lắng nghe những ý tưởng và công việc kinh doanh của bạn. Nên nhớ là không phải tất cả những nhà môi giới dó đều sẵn sàng tư vấn bạn miễn phí. Hầu hết họ đều rất bận rộn và sẽ không dành thời giờ cho bạn nếu như bạn chưa sẵn sàng. Do dó, tôi đề nghị bạn nên có kinh nghiệm kinh doanh thực tế và thành công trước khi tìm một người có thể nhận lời trở thành một thành viên trong ê-kíp của bạn.

VẬY BẠN CÓ PHẢI LÀ NHÀ TỶ PHÚ KỂ TIẾP KHÔNG?

Chỉ có bạn mới có thể trả lời câu hỏi này cho bản thân mình. Nếu có một ê-kíp đúng, một người lãnh đạo đúng, một sản phẩm mới và sáng tạo, mọi thứ đều có thể xảy ra trong tầm tay của bạn. Công nghệ đã hoàn toàn được ứng dụng, hay cho dù chưa ứng dụng cũng sẽ đi vào cuộc sống trong nay mai.

Ngay sau khi biết mình đạt được mục tiêu 1 triệu đô đầu tiên, tôi bắt đầu suy nghĩ về mục tiêu kế tiếp. Tôi biết tôi có thể kiếm được 10 triệu dô nếu thực hiện theo cách tương tự. Thế nhưng, với 1 tỷ đô lại là một chuyện hoàn toàn khác. Mục tiêu đó đòi

hỏi phải có những kỹ năng mới và một lối suy nghĩ hoàn toàn khác. Đó là lý do tại sao mà tôi vẫn đặt ra mục tiêu cho chính mình cho dù bản thân tôi thường xuyên phải đối diện với những dằn vặt hoài nghi về khả năng của mình. Một khi vượt qua được những cảm xúc tiêu cực trong quá trình xác định mục tiêu mới, tôi bắt đầu tìm hiểu và học hỏi làm thế nào mà những người khác lại làm được. Nếu không đặt thành mục tiêu phấn đấu như thế, tôi sẽ coi đó là một khả năng xa vời, và tôi cũng sẽ chẳng bao giờ tìm đọc những quyển sách hay bài báo viết về nhiều người đã đạt được mục tiêu đó.

Cách đây vài năm, khi tôi mắc nợ đến mức khủng hoảng, tôi nghĩ mục tiêu trở thành triệu phú là điều không tưởng. Khi hồi tưởng lại, tôi thấm thía sâu sắc việc đạt được mục tiêu không quan trọng bằng khi tôi viết mục tiêu đó trên giấy trắng mực đen và theo đuổi nó đến cùng. Một khi tôi quyết tâm phấn đấu đạt đến mục tiêu mà mình đã viết trên giấy, bộ não của tôi dường như hoạt động không ngừng để tìm những phương cách thực hiện và đạt đến mục tiêu ấy. Còn nếu như tôi cứ cho rằng mục tiêu trở thành triệu phú là điều không tưởng, tôi nghĩ có lẽ suy nghĩ đó sẽ trở thành hiện thực đối với tôi.

Sau khi tôi đặt ra mục tiêu trở thành tỷ phú, tôi liên tiếp phải đối diện với những hoài nghi yếm thế của chính mình. Thế nhưng, trí óc tôi lại bắt đầu phác họa những phương cách để giúp tôi có thể đạt được. Khi tôi tập trung vào mục tiêu, tôi càng thấy rõ việc trở thành tỷ phú là điều có thể đạt được đối với tôi. Tôi cứ thường xuyên lặp đi lặp lại câu nói này với bản thân mình, “Nếu mày nghĩ mày có thể làm được, mày sẽ làm được; nếu mày nghĩ mày không thể làm được, mày sẽ không làm được. Nhưng dù mày nghĩ thế nào cũng đều đúng cả.” Tôi không biết tác giả câu nói ấy là ai, nhưng tôi vô cùng biết ơn vị tác giả của lời khuyên thâm thúy ấy.

TẠI SAO TRỞ THÀNH TỶ PHÚ LÀ ĐIỀU CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC?

Một khi tôi đặt ra mục tiêu cho mình, tôi bắt đầu nhận thấy những lý do khiến cho việc trở thành tỷ phú trong thời đại ngày nay càng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Những lý do đó có thể kể ra như sau:

1. Chỉ với một đường dây điện thoại, phương tiện Internet làm cho giới tiêu dùng trở nên gần gũi hơn và dễ tiếp cận hơn với hầu hết chúng ta.

2. Internet đang tạo ra ngày một nhiều hơn những công việc kinh doanh vượt ngoài phạm vi Internet. Cũng như Henry Ford đã khuếch trương kinh doanh khi sản xuất ô tô đại trà bán cho công chúng, hiệu quả của Internet đối với kinh doanh sẽ vô cùng to lớn. Phương tiện Internet có thể giúp mỗi người trong số 6 tỉ người của chúng ta trở thành một Henry Ford hay Bill Gates thứ

hai.

3. Trước đây, người giàu là người có quyền lực kiểm soát các phương tiện thông tin đại chúng. Với những thay đổi tiến bộ do khoa học kỹ thuật mang lại, Internet chẳng khác nào giúp mỗi người trong chúng ta có quyền sở hữu một kênh phát thanh và phát hình của riêng mình.

4. Những phát minh mới sẽ dẫn đến những phát minh mới hơn. Sự bùng nổ công nghệ thông tin sẽ giúp các mặt khác trong đời sống sinh hoạt của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Mỗi một thay đổi tiến bộ trong khoa học kỹ thuật sẽ cho phép nhiều người phát triển ngày một nhiều hơn những sản phẩm mới và sáng tạo.

5. Khi càng có nhiều người giàu hơn, họ sẽ muốn đầu tư nhiều hơn vào những doanh nghiệp mới khởi sự kinh doanh, không chỉ giúp các doanh nghiệp này phát triển mà còn được hưởng các khoản lợi nhuận phân chia. Ngày nay, hầu hết mọi người đều không chịu tin một thực tế là cứ mỗi năm lại có hàng chục tỷ đô tìm kiếm đầu tư vào những công ty mới có tiềm năng.

6. Không nhất thiết phải có công nghệ cao mới tạo ra sản phẩm mới. Starbucks làm cho nhiều người giàu chỉ nhờ vào một tách cà phê, còn McDonald’s thì trở thành người nắm giữ nhiều bất động sản nhất trên thế giới chỉ nhờ vào khoai tây chiên và bánh mì kẹp thịt.

7. Từ quan trọng chính là ‘sự phù du’. Theo tôi, từ ấy là một trong những từ quan trọng nhất đối với những ai khao khát làm giàu hay trở nên ‘siêu giàu’. Từ điển Webster định nghĩa ‘sự phù du’ là việc tồn tại chỉ trong một ngày hay trong một thời gian ngắn.

Một trong những thầy giáo của tôi, tiến sĩ R. Buckminster Füller, thường dùng từ ‘phù du hóa’. Tôi hiểu ý của thầy khi sử dụng từ đó là muốn ám chỉ đến ý nghĩa của “một khả năng làm nhiều hơn với nỗ lực ít hơn”. Một từ khác có cùng ý nghĩa tương tự nhưng thông dụng hơn chính là ‘đòn bẩy’. Tiến sĩ Füller nói rằng con người có thể tạo ra nhiều của cải hơn cho nhiều người hơn trong khi sử dụng ít hơn.

Nói cách khác, với tất cả những phát minh khoa học kỹ thuật hiện có – những phát minh sử dụng rất ít các nguồn nguyên vật liệu, mỗi người trong chúng ta đều có thể làm ra rất nhiều tiền với rất ít thời gian và sức lực.

Mặt khác của sự phù du, những người làm ra ít hơn trong tương lai sẽ là những người sử dụng nhiều nguyên vật liệu nhất, và làm việc cực nhọc nhất trong quá ữình kiếm tiền của mình. Nói cách khác, tương lai tiền bạc sẽ thuộc về những người kiếm được nhiều nhất bằng ít nỗ lực nhất.

VẬY KẾ HOẠCH TRỞ THÀNH TỶ PHÚ CỦA TÔI LÀ GÌ?

Câu trả lời chỉ tóm gọn ở từ ‘sự phù du.’ Để trở thành tỷ phú, tôi cần cung cấp thật nhiều với thật ít nỗ lực. Tôi cần tìm ra một ngành nghề kinh doanh nào đó hiện đang bão hòa, sưng tấy khối u và lãng phí, một ngành nghề mà mọi người đều bất mãn với hệ thông hiện hành và những sản phẩm cần được cải thiện. Ngành nghề mà tôi đang có cơ hội nhất chính là lĩnh vực giáo dục. Nếu bạn bỏ một giây suy nghĩ về tổng số tiền chi cho giáo dục và đào tạo, số tiền ấy sẽ làm cho bạn cảm thấy choáng người ngay, số tiền đó còn vượt xa hơn số tiền chi cho các trường công, trường trung cấp, v.v. Khi bạn lưu ý đến khôi lượng giáo dục trong kinh doanh, quân sự, gia đình và các hội thảo chuyên ngành, tổng số tiền chi cho khối lượng đó là nhiều nhất. Thế nhưng, giáo dục vẫn duy trì là một lĩnh vực còn bị sa lầy trong sự lỗi thời của quá khứ. Ngày nay, chúng ta đều biết hệ thống giáo dục đó đã lạc hậu, đắt đỏ và cần có sự cải cách và thay đổi.

ĐỪNG TÌM ĐẾN NHỮNG NƠI MÀ KHÔNG AI MUỐN

Vào năm 1999, trò chơi giáo dục của tôi, Cashflow, được gởi đến một nhóm giảng viên ở một trường đại học nổi tiếng dể họ cho ý kiến. Câu trả lời xã giao của họ là, “Chúng tôi không chơi ở trường, và chúng tôi không hề ưa thích dạy các sinh viên trẻ về tiền bạc. Các sinh viên còn có những môn học quan trọng khác để tập trung.”

Từ đó, tôi rút ra một quy tắc kinh doanh thế này: “Đừng tìm đến những nơi mà không ai muốn sản phẩm của bạn.” Nói cách khác, bạn sẽ kiếm tiền dễ hơn ở những nơi mà bạn và sản phẩm của bạn được chào đón.

Tin mừng là ngày càng có nhiều trường học đã sử dụng trò chơi của chúng tôi là công cụ giảng dạy trong lớp học. Tuy nhiên, điều khích lệ hơn hết là công chúng ưa thích sản phẩm đó của chúng tôi. Trò chơi đó bán khá chạy cho những người muôn nâng cao sự hiểu biết của mình về kinh doanh và tiền bạc.

Vào tháng Giêng năm 2000, Thunderbird – Viện Đào tạo Quản lý Quốc tế của Mỹ, dã sử dụng các quyển sách Dạy Con Làm Giàu tập 1, tập 2, và trò chơi Cashflow trong chương trình đào tạo chủ doanh nghiệp của mình. Đó là một trường đại học có uy tín trên thế giới, và các chương trình đào tạo của nó đều được công nhận trên toàn cầu.

TRỞ LẠI KẾ HOẠCH

Tôi nhìn thấy một nhu cầu rất lớn về các đề tài như quản lý tiền bạc, kinh doanh

và đầu tư – những môn học không hề được dạy ở trường lớp. Tôi dự đoán trong vài năm tới sẽ có một cuộc khủng hoảng chứng khoán lớn, và thực tế sẽ cho thấy có nhiều người không còn đủ tiền để về hưu và sinh hoạt khi về già. Trong khoảng mười năm nữa, tôi dự đoán sẽ có một nhu cầu rất lớn về kiến thức tài chính. Cách đây không lâu, chính phủ liên bang đã thông báo cho người dân Mỹ biết họ không nên trông cậy và dựa dẫm vào hệ thống Bảo hiểm Xã hội và Y tế khi về hưu. Điều không may là những tuyên bố đó đã quá trễ với hàng triệu người, nhất là khi hệ thống giáo dục hiện tại không hề dạy họ cách quản lý tiền bạc như thế nào. Từ đó, chúng tôi dự định cung cấp sự giáo dục đó ở một mức chi phí rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm giáo dục chính quy hiện có.

Vậy tôi có thể trở thành tỷ phú được không? Tôi không biết, nhưng tôi vẫn đang kiên trì hướng tới mục tiêu dó. Và nẹu tôi theo đuổi nó, tôi sẽ làm thế nào? Tôi cũng chẳng biết, và điều đó tôi chưa hình dung cụ thể. Thế nhưng tôi lại biết rất rõ điều này: Trong nhiều năm, tôi từng than phiền và chê bại trường lớp không hề dạy tôi về tiền bạc, kinh doanh hay làm giàu. Tôi thường tự hỏi tại sao họ lại không dạy tôi những môn học mà tôi có thể sử dụng sau khi ra trường, hơn là tiêm vô đầu tôi những môn học mà tôi biết sẽ chẳng bao giờ cần đến chúng. Thế rồi, một ngày nọ có người bảo tôi, “Cậu đừng phàn nàn nữa mà hãy làm một điều gì đó đi chứ.” Và ngày hôm nay, tôi đang làm chuyện đó. Tôi tự nghĩ nếu mình không thỏa mãn khi không được dạy những môn về tiền bạc, kinh doanh và làm giàu, thế thì cũng sẽ có những người khác có cùng quan điểm như tôi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.