Dạy Con Làm Giàu – Tập 3
CHƯƠNG 11 Bài học đầu tư số 9
Mỗi kế hoạch có một giá riêng của nó
“Đâu là sự khác nhau giữa một kế hoạch làm giàu và hai kế hoạch kia hở bố?”, tôi hỏi.
“Ý con hỏi đâu là sự khác nhau giữa sự giàu có với sự an toàn ổn định và sự tiện nghi phải không?”, người bố giàu hỏi lại tôi.
Tôi gật đầu. Người đáp, “Khác nhau ở giá con à.”
“Ý bố nói là những khoản đầu tư trong một kế hoạch làm giàu sẽ mất nhiều tiền hơn?”, tôi thắc mắc.
“Hầu như đối với phần lớn mọi người, giá được đo bằng tiền. Nhưng nếu con chịu khó quan sát kỹ hơn, con sẽ thấy giá không được đo bằng tiền mà bằng thời gian. Trong hai loại tài sản tiền bạc và thời gian, thời gian mới là tài sản quý giá nhất.”
Tôi cau mày và cố lĩnh hội những gì Người vừa mới nói “Giá được đo bằng thời gian à? Con thực sự không hiểu. Bố có thể cho con một thí dụ được không?”
“Được chứ,” Người đáp. “Nếu ta muốn đi từ Los Angeles đến thành phố New York bằng xe buýt, ta sẽ mất bao nhiêu tiền?”
“Con không biết. Có thể là khoảng 100 đô,” tôi trả lời.
“Ta cũng không biết chính xác nữa. Bây giờ nếu ta muốn đi bằng máy bay 747, ta sẽ mất bao nhiêu?”
“Con cũng chẳng biết, nhưng có thể khoảng 500 đô,” tôi ậm ừ đáp.
“Gần đúng đấy. Vậy ta hỏi con tại sao lại có sự khác nhau về giá? Trong cả hai trường hợp, khoảng cách con đi từ Los Angeles đến New York đều như nhau. Vậy tại sao giá vé máy bay lại mắc hơn giá vé xe buýt?”
“Ồ, con hiểu rồi bố ạ. Con phải trả nhiều hơn cho vé máy bay bởi vì con muốn tiết kiệm thời gian,” tôi đáp.
“Con hãy nghĩ chi phí đó dùng để mua thời gian hơn là tiết kiệm thời gian. Một khi con bắt đầu ý thức được thời gian là một tài sản quý giá và có mức giá riêng của nó, con sẽ có khả năng trở nẽn giàu có hơn. Ta đoán là ở nhà con, mọi người thường dùng từ “tiết kiệm” hay “để dành” có phải không? Ta cũng đoán là mẹ con thường hay đi mua sắm khi có đợt khuyến mãi để tiết kiệm tiền. Và bố con thì cho rằng tài khoản tiết kiệm của ông ta có bao nhiêu tiền mới là điều quan trọng.”
“Đúng đó bố,” tôi trả lời. “Thế bố nghĩ gì về những điều đó?”
“Theo ta, bố mẹ con càng cố gắng tiết kiệm tiền kiểu đó thì chỉ càng mất thời gian. Ta chứng kiến nhiều tay nội trợ bỏ hàng giờ đi mua sắm chỉ để tiết kiệm vài đồng bạc lẻ. Những người ấy thực sự là tiết kiệm được tiền nhưng họ lại lãng phí biết bao thì giờ của mình.”
“Thế chẳng lẽ điều đó lại không quan trọng à?”, tôi hỏi. “Thế chẳng lẽ bố không thể giàu nhờ tiết kiệm à?”
“Ta không nói tiết kiệm là không quan trọng,” Người tiếp tục giải thích. “Và dĩ nhiên con có thể giàu có nhờ tiết kiệm. Thế nhưng tất cả những gì ta muốn nói là giá thực chất dược đo lường bằng đơn vị thời gian.”
Tôi nhăn mặt và cố gắng lĩnh hội những gì Người nói.
“Hãy xem đây,” Người nói. “Con có thể làm giàu bằng cách tiết kiệm và sống tằn tiện, nhưng phương cách đó sẽ làm con mất rất nhiều thời gian. Cũng giống như con đi từ Los Angeles đến New York bằng xe buýt để tiết kiệm tiền. Thế nhưng, cái giá con thực sự phải trả không phải bằng tiền mà chính bằng thời giờ của con. Nói cách khác, nếu con đi bằng máy bay phải mất 500 đô nhưng con chỉ mất 5 tiếng, trong khi đi bằng xe buýt chỉ tốn 100 đô nhưng con sẽ mất đến 5 ngày. Người nghèo đo bằng tiền bạc, trong khi người giàu đo bằng thời gian. Và điều đó có lẽ giải thích tại sao có nhiều người nghèo đi xe buýt.”
“Có phải là vì họ có nhiều thời gian hơn tiền bạc?”, tôi hỏi. “Và đó có phải là lý do tại sao họ đi bằng xe buýt?”
“Chỉ một phần thôi con ạ,” Người vừa nói vừa lắc đầu, ngụ ý Người không hài lòng với diễn biến câu chuyện của chúng tôi.
“Hay là vì họ coi trọng tiền bạc hơn thời gian?”, tôi gặng hỏi một cách thăm dò.
“Con sắp đến gần rồi đấy,” Người đáp. “Ta đã chiêm nghiệm ra rằng một người càng có ít tiền chừng nào thì người ấy càng bám vào nó nhiều chừng ấy. Ta cũng đã từng gặp rất nhiều người nghèo mà lại có rất nhiều tiền.”
“Người nghèo mà có nhiều tiền hở bố?”, tôi hỏi.
“Đúng vậy”, Người đáp. “Họ có nhiều tiền bởi vì họ cứ bám nó khư khư giống như nó có một quyền năng ma thuật nào đấy. Và cũng chính vì thế, họ có nhiều tiền nhưng vẫn nghèo như khi họ không có tiền.”
“Thế người nghèo thường bám vào tiền nhiều hơn người giàu à?”
“Đối với ta, tiền bạc chỉ là một phương tiện trao đổi. Trong thực tế, bản chất của tiền bạc không có giá trị gì nhiều. Cho nên ngay khi ta có tiền, ta muốn đổi nó với một thứ gì khác có giá trị. Điều cốt lõi là đối với những rìgười cứ bám khư khư vào đồng tiền, những thứ họ tiêu xài bằng tiền lại chẳng có giá trị gì cả… và đó chính là nguyên nhân khiến cho họ nghèo. Họ nói những điều đại loại như “an toàn như tiền gởi ngân hàng”, và khi họ tiêu xài những đồng tiền từ mồ hôi nước mắt lao động của họ, họ lại đổi số tiền đó thành những thứ vô giá trị.”
“Vì vậy mà họ coi trọng đồng tiền hơn bố,” tôi đáp.
“Đúng vậy,” Người đáp. “Trong nhiều trường hợp, người nghèo và người trung lưu cứ vật lộn với khó khăn bởi vì những người ấy quá coi trọng giá trị của đồng tiền. Họ cứ bám vào nó, làm việc cực nhọc vì nó, sống tằn tiện và cố tiết kiệm càng nhiều càng tốt. Nhiều người trong số ấy cố gắng làm giàu bằng cách sống dè xẻn như thế.”
“Con vẫn không hiểu bố ạ,” tôi đáp. “Bố đang nói về những giá trị mà bố mẹ ruột của con luôn cố truyền lại cho con. Bố đang đề cập đến vấn đề con hiện băn khoăn suy nghĩ tới. Con đang làm việc cho tập đoàn Marine Corps. Họ không trả con lương cao nên tự nhiên con phải suy nghĩ thế thôi.”
“Ta hiểu chứ con,” Người trả lời. “Tính tiết kiệm và sống thanh đạm có giá trị riêng của chúng. Nhưng hôm nay, chúng ta đang bàn đến sự khác nhau giữa một kế hoạch làm giàu và hai kế hoạch kia.”
“Và sự khác nhau chính là giá của chúng,” tôi lặp lại.
“Chính xác,” Người đáp. “Và hầu hết mọi người đều nghĩ giá được đo bằng tiền.”
“Và những gì bố lập luận từ nãy đến giờ chẳng qua chỉ khẳng định giá thực sự được đo bằng thời gian chứ không phải bằng tiền,” tôi thêm vào và bắt đầu nhận ra được thâm ý của Người. “Bởi vì thời gian luôn quan trọng hơn tiền bạc.”
Người gật đầu và đáp, “Nhiều người muốn làm giàu, hay đầu tư vào những thứ mà người giàu đầu tư, nhưng hầu hết lại không chịu đầu tư thời gian của mình. Đó cũng là lý do tại sao mà chỉ có 3 người trong 100 người dân Mỹ lại giàu – và chỉ có một trong số ba người ấy có thể thừa hưởng toàn bộ sự giàu có ấy.”
Người bố giàu viết lên tập giấy ba giá trị căn bản mà chúng tôi đang bàn bạc đến:
1. Ổn định an toàn
2. Tiện nghi
3. Giàu có
“Con có thể đầu tư cho mục đích an toàn ổn định và tiện nghi bằng cách tuân theo một kế hoạch hay một hệ thống tự động. Trong thực tế, ta đề nghị cách đó cho hầu hết mọi người. Chỉ cần siêng năng làm việc và giao số tiền con kiếm được cho các chuyên gia hay các công ty tài chính đầu tư dài hạn. Những người đầu tư theo phương pháp đó sẽ vượt xa những người cứ nghĩ mình là chàng Tarzan ở phố Wall. Đều đặn gởi tiền vào một kế hoạch tài chánh đã vạch sẵn là cách đầu tư tốt nhất cho hầu hết mọi người.”
“Nhưng nếu con muốn giàu, con cần phải đầu tư vào một thứ gì đó có giá trị hơn đồng tiền, đó chinh là thời gian. Đấy có phải là điều mà bố muốn dạy con hôm nay hở bố?”
“Ta chỉ muốn con hiểu rõ được bài học mà thôi,” người bố giàu dáp. “Con thấy đó, hầu hết mọi người đều muốn làm giàu nhưng họ không chịu đầu tư trước hết vào thời gian của mình. Họ cứ chạy theo những mách nước sốt dẻo hay tìm kiếm những kế hoạch làm giàu chụp giựt. Hoặc khi họ muốn nhảy vào kinh doanh, họ vội vã gom vốn và thành lập công ty mà không chịu trang bị cho mình những kỹ năng kinh doanh cơ bản. Vì thế chúng ta cứ tự hỏi tại sao 95% các doanh nghiệp kinh doanh đều thất bại từ 5 năm đến 10 năm.”
“Chính vì những người ấy vội vã kiếm tiền, nên cuối cùng họ mất trắng cả thời gian và tiền bạc,” tôi thêm vào. “Họ muốn làm theo ý họ thay vì họ nên chịu khó học hỏi chút ít trước khi bắt đầu.”
“Hoặc chỉ cần tuân theo một kế hoạch giản đơn dài hạn,” Người lặp lại. “Con sẽ thấy ngay hầu như mọi người trong thế giới phương Tây này đều có thể trở thành triệu phú một cách dễ dàng nếu như họ chỉ cần tuân theo một kế hoạch đầu tư dài hạn. Nhưng một lần nữa con thấy đấy, phần lớn mọi người không chịu đầu tư vào thời gian mà họ chỉ muốn làm giàu càng nhanh càng tốt.”
. “Thay vào đó, họ cứ tụng đi tụng lại những câu nói đại loại như: ‘đầu tư là rủi ro’, hoặc ‘có tiền mới làm ra tiền’, hoặc ‘Tôi không có thời gian học hỏi về đầu tư. Tôi phải làm việc và phải trả các chi phí sinh hoạt'”, tôi thêm vào khi bắt đầu hiểu ra vấn đề.
Người bố giàu gật đầu, “Chính những quan điểm hay những lập luận phổ biến kiểu đó là nguyên nhân khiến cho rất ít người có thể đạt được sự giàu có khổng lồ trong một thế giới đầy ắp tiền bạc. Những ý tưởng ấy cũng là lý do làm cho 90% dân số
luôn gặp phải vấn đề thiếu thốn tiền bạc thay vì dư thừa tiền bạc. Những quan niệm của họ về tiền bạc và đầu tư là căn nguyên của những vấn đề khó khăn về tiền bạc của họ. Tất cả những gì họ cần làm là chỉ thay đổi một vài từ, một vài câu nói, quan niệm là cả một thế giới tiền bạc mới sẽ xuất hiện ngay trước mắt họ như một phép lạ. Thế nhưng hầu hết mọi người lại quá bận rộn với công ăn việc làm của mình và không có thời gian. Nhiều người thường nói, “Tôi không quan tâm đến chuyện học hỏi về đầu tư. Đề tài đó không hấp dẫn tôi.” Thế nhưng, họ không nhận thấy khi phát biểu như thế là họ đang trở thành nô lệ của đồng tiền, làm việc vì nó, để cho đồng tiền ngự trị và làm chủ cuộc đời họ và khiến họ sống tằn tiện, dè xẻn từng đồng một. Thay vào đó, lẽ ra họ nên đầu tư một chút thời gian, tuân theo một kế hoạch tài chính và bắt đồng tiền làm việc lại cho mình.”
“Tóm lại, thời gian quan trọng hơn tiền bạc,” tôi nói.
“Điều đó đúng với ta con ạ,” Người đáp. “Cho nên nếu con muôn đạt tới trình độ đầu tư vì mục đích giàu có, con cần phải đầu tư nhiều thời gian của mình hơn hai trình độ đầu tư kia. Hầu hết mọi người không vượt xa hơn mục đích an toàn và tiện nghi bởi vì họ không sẵn sàng đầu tư thời gian của mình. Đó chính là một quyết định, một ý thức rất cá nhân con ạ. Nhưng tối thiểu một người cần phải có một kế hoạch đầu tư trước hết vì mục đích an toàn ổn định, hoặc vì mục đích tiện nghi. Không có gì rủi ro hơn khi cuộc sống của một người chẳng hề có hai kế hoạch đầu tư cơ bản đó mà người ấy luôn nghĩ đến chuyện làm giàu. Dĩ nhiên, một số rất ít người có thể đạt được mục đích giàu có, nhưng hầu hết đều thất bại con ạ.”
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.