Dạy Con Làm Giàu – Tập 3

CHƯƠNG 13 Bài học đầu tư số 11



Con muốn ngồi phía hên nào?

TẠI SAO ĐẦU TƯ KHÔNG RỦI RO

Bố ruột của tôi thường bảo tôi, “Hãy làm việc siêng năng và tiết kiệm.”

Còn người bố giàu lại nói, “Làm việc siêng năng và tiết kiệm chỉ trở nên quan trọng khi mục đích của con là sự an toàn và tiện nghi. Nhưng nếu con muốn giàu, hai thứ đó không thể đưa con đến nơi con muốn. Chính những người chỉ biết làm việc cực nhọc và tiết kiệm mới cho rằng đầu tư là rủi ro”.

Có ba nguyên nhân khi Người dạy tôi và Mike một kế hoạch khác hẳn để làm giàu.

1. Người nói, “Những người chỉ biết làm việc siêng năng và tiết kiệm sẽ rất khó giàu bởi vì họ sẽ trả thuế nhiều hơn. Chính phủ sẽ đánh thuế họ khi họ làm việc, khi họ tiết kiệm, khi họ tiêu xài, và ngay cả khi họ chết. Nếu con muốn làm giàu, con cần phải tinh tế hơn về tiền bạc chứ không chỉ làm việc quần quật và để dành từng đồng, từng cắc một.”

Người giải thích tiếp, “Chẳng hạn khi con muốn có 1.000 đô trong tài khoản tiết kiệm sau một thời gian dành dụm, con cần phải có 1.300 đô trong đó trước khi chính phủ lấy đi phần 300 đô của con cho mục đích thuế. Rồi hàng năm, số tiền tiết kiệm 1.000 đô đó của con lại bị thâm hụt dần vì lạm phát. Như vậy, khoản tiền lãi ngân hàng trả cho con không những bị thuế mà còn bị lạm phát làm hao hụt. Ta lấy ví dụ cụ thể: chẳng hạn ngân hàng sẽ trả cho con 5% lãi suất tiền lời tiết kiệm, nếu mức lạm phát hàng năm khoảng 4% và mức thuế thu nhập của con là 30%, kết quả là con chỉ bị lỗ.”

2. Lý do thứ hai: “Những người cho đầu tư là rủi ro thường cố tình tránh né học hỏi thêm những điều mới.”

3. Lý do thứ ba: “Những người chỉ biết công việc, tiết kiệm tiền và cho rằng đầu tư là rủi ro sẽ không thể nào thây được mặt bên kia của đồng tiền.”

Người bố giàu biết cách làm đơn giản đi những vấn đề phức tạp sao cho hầu hết mọi người đều có thể nắm bắt được cốt lõi những gì Người muốn nói. Trong tập 1, tôi đã trình bày về bản tóm tắt lời lỗ và bản cân đối tài chánh mà Người đã dùng để dạy tôi những kiến thức cơ bản về kế toán và tài chánh. Trong tập 2, tôi đã trình bày những sơ đồ giải thích sự khác nhau cơ bản về mặt cảm tính và lý trí giữa bốn nhóm người khác nhau trong Kim tứ đồ. Và để có thể hiểu được về đầu tư, trước hết tôi cần phải nắm rõ những bài học mà Người đã dạy tôi được trình bày trong 2 quyển sách trước.

Khi tôi được 12 tuổi, người bố giàu thỉnh thoảng bắt tôi ngồi cạnh Người khi phỏng vấn những người đến xin việc làm sau một chiếc bàn gỗ sơn nâu to lớn. Phía bên kia bàn là một chiếc ghế gỗ để trống dành cho người xin việc. Thư ký của Người cứ tuần tự mời từng người được phỏng vấn vào phòng và ngồi vào chiếc ghế đó.

Tôi đã chứng kiến nhiều người lớn xin việc chỉ ở mức lương 1 đô mỗi giờ và hầu như không có phúc lợi gì cả. Mặc dù còn là một đứa trẻ, tôi vẫn thừa biết mức lương đó rất khó nuôi sống một gia đình. Tôi cũng chứng kiến nhiều vị có bằng cấp đại học, thậm chí cả bằng tiến sĩ, đến xin việc với Người cho các vị trí quản lý hay kỹ thuật chỉ ở mức lương không quá 500 đô mỗi tháng.

Trong suốt những tháng năm ngồi chung với Người trong những cuộc phỏng vấn đó, Người không hề nói bất cứ điều gì với tôi cả. Cuối cùng, khi tôi vừa tròn tuổi 15 và quá chán với việc chỉ ngồi sau chiếc bàn của Người im lặng lắng nghe, tôi nói với Người, “Tại sao bố lại muốn con cứ ngồi đây và xem mọi người đến xin việc vậy bố? Con chẳng học được điều gì cả và càng lúc càng chán. Hơn nữa, con thấy thật nhẫn tâm khi thấy nhiều người lớn rơi vào tình trạng tuyệt vọng về công việc và tiền bạc như thế. Họ không dám bỏ việc làm hiện tại trừ phi bố phân một công việc khác cho họ. Con không tin những người ấy có thể tồn tại được trong ba tháng mà không có lương. Và nhiều người thậm chí còn lớn hơn cả bố nhưng lại không có tiền. Chuyện gì đã xảy ra với họ vậy hở bố? Tại sao bố muốn con chứng kiến những điều này? Cứ mỗi ngày con ngồi chung với bố, con cảm thấy rất đau lòng. Con không quan tâm chuyện họ xin việc làm với bố, nhưng chính ánh mắt tuyệt vọng cần tiền của mọi người mới làm con áy náy nhiều nhất.”

Người bố giàu ngồi im lặng một lúc rồi khẽ nói, “Ta đã đợi con hỏi ta câu hỏi này từ lâu rồi con ạ. Những điều ấy cũng làm ta rất đau lòng và áy náy, chính vì thế ta lại càng muốn con tận mắt chứng kiến những điều đó trước khi con trưởng thành.”

Người vẽ Kim tứ đồ lên tờ giấy trước mặt Người và nói, “Con vừa mới bắt đầu học trung học. Chẳng bao lâu sau, con sẽ phải quyết định điều quan trọng nhất trong đời con là con muốn trở thành ai sau khi con ra trường. Ta biết bố con muốn con vào đại học để sau này, con có thể kiếm được một công việc lương cao. Nếu con nghe theo lời của bố con, đời con sẽ đi theo hướng này.” Người vừa nói vừa vẽ mũi tên vào nhóm L và T phía bên trái Kim tứ đồ.

“Còn nếu con nghe theo ta, con sẽ học hỏi trở thành một người ở phía bên này của Kim tứ đồ”.

“Bố đã bảo con điều này biết bao nhiêu lần rồi,” tôi lặng lẽ đáp. “Tại sao bố cứ lặp lại những điều ấy?”

“Bởi vì nếu con nghe theo lời bố con, chẳng bao lâu sau con sẽ thấy chính bản thân con ngồi vào chiếc ghế gỗ đó ở phía bên kia bàn. Còn nếu con nghe theo ta, con sẽ ngồi vào chiếc ghế gỗ ở phía bên ta. Đó chính là sự chọn lựa mà tự con phải quyết định lấy, dù ý thức hay vô ý thức, ngay khi con vào trung học. Ta đã bắt con ngồi chung với ta là vì ta muốn con biết có sự khác nhau về mặt quan điểm sống. Ta không cho rằng ở phía bên này hay phía bên kia bàn là tốt hay không tốt. Mỗi phía có cái hay, cái dở riêng của nó. Ta chỉ muốn con từ đây hãy bắt đầu chọn lựa suy xét phía bên nào con muốn ngồi, và bởi vì những gì con học được từ hôm nay sẽ đẩy con vào phía nào mà con muốn đến. Con sẽ ngồi vào phía bàn của nhóm L và T, hay phía bàn của nhóm C và Đ?”

10 NĂM SAU

Vào năm 1973, người bố giàu nhắc lại cuộc trò chuyện lúc tôi chi còn là một đứa bé 15 tuổi. “Con còn nhớ ta đã hỏi con muốn ngồi vào phía bên nào không?”, Người hỏi.

Tôi gật đầu đáp, “Ai có thể biết trước là bố của con lại ngồi vào chiếc ghế gỗ đó ở tuổi 50. Lúc bố con 40 tuổi, Người có tất cả mọi thứ trong tay: đỉnh cao sự nghiệp, công việc lâu dài và phúc lợi đảm bảo suốt đời. Vậy mà 10 năm sau, tất cả những thứ đó không còn nữa.”

“Bố con là một người đàn ông rất dũng cảm và kiên cường. Điều không may là bố con đã không lập kế hoạch dự trù trước điều gì có thể xảy ra, cho nên giờ đây ông phải gặp khó khăn về sự nghiệp và tiền bạc. Nếu bố con không thay đổi nhanh chóng, mọi thứ sẽ còn trở nên tồi tệ hơn. Nếu bố con vẫn cứ bám vào những tư tưởng cũ về công việc và sự an toàn ổn định trong công việc, ta e là ông sẽ lãng phí những năm tháng cuối cùng của đời mình. Ta không thể giúp bố con được, nhưng ta có thể giúp hướng dẫn con,” Người đáp.

“Như vậy ý của bố là hãy chọn phía bàn bên nào để ngồi vào có phải không?”, tôi đáp. “Có phải bố muốn con hoặc chọn nghề phi công với hãng hàng không, hoặc tự chọn một con đường đi cho chính mình?”

“Ý của bố không nhất thiết phải như thế,” Người nói. “Mà điều ta muốn nói là vấn đề khác kia.”

“Thế vấn đề đó là gì hở bố?”, tôi hỏi.

Người vẽ lên giấy Kim tứ dồ và nói, “Có rất nhiều thanh niên chỉ biết tập trung vào một phía của Kim tứ đồ này. Hầu hết mọi người khi còn nhỏ đều bị hỏi: “Cháu muốn trở thành ai khi lớn lên?”. Nếu con để ý, hầu hết bọn trẻ con sẽ trả lời nào là lính chữa cháy, nào là ca sĩ, bác sĩ hoặc giáo viên.”

“Có nghĩa là trẻ con chi biết chọn về phía L hay T trong Kim tứ đồ,” tôi chen vào.

“Đúng vậy con ạ. Trong khi nhóm Đ, tức là nhóm nhà đầu tư chỉ là một chọn lựa sau cùng khi mọi chọn lựa khác đã được bàn đến. Trong nhiều gia đình, ý tưởng về “nhà đầu tư” chỉ dược đề cập đến sau khi các bậc cha mẹ khuyên răn con cái của mình thế này: “Vấn đề quan tâm trước hết là con phải có một công việc lương cao, nhiều phúc lợi và một kế hoạch về hưu đảm bảo.” Nói khác đi là hãy tìm việc làm ở một công ty mà có thể chăm lo những nhu cầu đầu tư dài hạn của mình. Thực tế đó đã không còn xảy ra như thế khi ta nói với con những điều này.”

“Tại sao bố cho rằng thực tế đó đang thay đổi và không còn như trước?”, tôi hỏi.

“Chúng ta dang tiến dần vào một kỷ nguyên của nền kinh tế toàn cầu, con ạ,” Người đáp. “Các tập đoàn, để tồn tại được trong sự cạnh tranh toàn cầu, buộc phải kiểm soát, cắt giảm chi phí. Một trong những gánh nặng chi phí lớn nhất là phúc lợi nhân viên và bảo hiểm hưu trí của người lao động. Con cứ tin ta đi và theo dõi mà xem, trong một vài năm tới, các công ty sẽ chuyển dần trách nhiệm đó sang người lao động.”

“Ý của bố là mọi người sẽ phải tự chăm lo kế hoạch về hưu của mình thay vì chủ lao động hoặc chính phủ của họ như trước đây?”, tôi hỏi.

“Đúng vậy. Vấn đề sẽ càng ữở nên tồi tệ hơn đối với người nghèo, và chính những người đó khiến ta lo lắng nhất. Đó là lý do tại sao mà ta muốn con nhớ lại những ngày tháng ngồi cạnh ta bên chiếc bàn đó, chứng kiến nhiều người chỉ biết một nguồn thu nhập từ công ăn việc làm. Khi con đến tuổi ta, con sẽ thấy làm thế nào xử lý với những người già trong xã hội không có trợ cấp thu nhập và y tế mới là một vấn đề nan giải đến mức nào. Ta đoán đến khoảng năm 2010, khi thế hệ dân Mỹ trẻ hiện nay bắt đầu bước vào tuổi về hưu, vấn đề đổ sẽ càng trở nên khó khăn trầm trọng.”

“Vậy con nên làm gì hở bố?”, tôi hỏi.

“Hãy chọn nhóm Đ là nhóm con cần phải tập trưng rèn luyện trước nhất. Khi con trưởng thành, hãy quyết định trở thành “nhà đầu tư” là chọn lựa hàng đầu của con. Ta biết con sẽ muốn đồng tiền làm việc cho con, chứ con không cần phải làm việc vì nó nếu như con không muốn và không thể làm việc. Ta biết con không muốn giống như bố con ở tuổi 50 phải bắt đầu lại mọi thứ từ tay trắng.”

NHÓM QUAN TRỌNG NHẤT

Người bố giàu giải thích với tôi một trong những sự khác nhau giữa người nghèo và người giàu chính là sự giáo dục của các bậc cha mẹ đối với con cái. Người nói, “Khi Mike được 15 tuổi, nó đã có riêng một danh mục đầu tư trị giá trên 200.000 đô cho riêng mình. Còn con thì chẳng có gì cả. Những gì con có chỉ là việc hàng ngày cắp sách đến trường để sau này có thể tìm được một công việc lương cao. Và đó chính là điều mà bố của con cho là quan trọng.”

Người bố gịàu cho tôi biết Mike đã biết cách trở thành nhà đầu tư trước khi anh tốt nghiệp. Người nói, “Ta không bao giờ can thiệp vào việc chọn lựa nghề nghiệp của nó cả. Ta muốn nó theo đuổi những sở thích của mình, thậm chí ngay khi nó không muốn theo nghiệp cha của nó. Tuy nhiên, dù cho nó trở thành ai đi nữa – là cảnh sát, chinh trị gia hay thi sĩ, ta đều muốn nó phải là nhà đầu tư trước hết. Con sẽ giàu hơn rất nhiều nếu con biết học hỏi để trở thành nhà đầu tư bất kể con kiếm được tiền hàng ngày từ nghề nghiệp nào đi chăng nữa.”

Nhiều năm sau, khi tôi tiếp xúc với nhiều người xuất thân từ các đại gia, hầu hết đều tâm sự với tôi như những điều mà người bố giàu đã nói. Nhiều người bạn giàu có của tôi đều cho biết ngay từ nhỏ, họ đã được cha mẹ lập một danh mục đầu tư cho họ, và hướng dẫn họ về đầu tư – trước khi họ tự quyết định một nghề nghiệp chuyên môn cho chính mình.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.