Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn

Kinh đô của T-Shirt tại Ấn Độ



C google cũng bảo rằng, nơi đó được xem là “kinh đô” T-shirt của Ấn Độ. Nếu T-shirt được sản xuất tại Ấn Độ, điều đó có nghĩa là phần lớn chúng có nguồn gốchođếntậnlúcđó,tôimớilầnđầutiênđượcngheđếncáitênTirupur.Bác từ Tirupur.

Vì vậy, nhà sản xuất của chúng tôi chắc chắn không thể ở nơi nào khác ngoài chỗ đó. Khỏi phải nói, tôi sướng đến phát điên vì ý tưởng của chúng tôi cuối cùng cũng đã tìm được hướng đi nào đó. Nhưng tôi nào ngờ, một “âm mưu” khác do mẹ tôi và dì Anu dựng lên đang đuổi riết sau lưng mình. Một ngày thứ Năm “đẹp trời”, bà dì Anu như thể từ dưới đất chui lên, lừng lững xuất hiện trước cửa nhà đúng lúc tôi chuẩn bị “chuồn” đi lấy vé tàu cho chuyến đi Tirupur.

Sở thích của những bà cô vô công rồi nghề là đi đến nhà những bà cô khác và thi nhau buôn dưa lê bán dưa chuột.

“Varoon. Chào cháu, đi đâu mà vội thế?”

“Ah, chào dì, cháu đang đi…”

“Không, đợi đã, dì có chuyện muốn nói với cháu đây.”

THÔI THẾ LÀ TẠCH. HẲN LÀ CÓ CHUYỆN CHẲNG LÀNH RỒI ĐÂY.

Mẹ tôi cũng hăm hở hùa vào trong khi tôi vẫn chưa hiểu đầu cua tai nheo ra làm sao.

“Ái chà, dì có tin tốt cho cháu đây.”

TIN TỐT LÀNH Ư? CÁI QUÁI QUỶ GÌ THẾ NHỈ? “Chúng ta đã tìm được cho cháu một công việc.”

“Một công việc? Nhưng dì ơi, cháu không muốn một công việc.”

“Con nói gì thế, Varun? Con định không đi làm mãi như thế hả?” Mẹ tôi xấn xổ tới như thể tôi vừa tuyên bố sẽ “ở giá” cả đời vậy.

“Mẹ à, con cần thêm chút thời gian.”

“Còn thời gian gì nữa? Thời gian để suốt ngày ngủ trương thây à. Mày đã thấy con bác Jignesh chưa? Giờ nó làm quản lý ở Wipro đấy. Mày đã từng chơi cricket với nó cơ đấy.” Và rồi bà khởi sự cái việc mà bất kỳ bà mẹ người Ấn nào cũng làm trong trường hợp này, đó là nức nở.

Ở Ấn Độ ấy mà, có một nghi thức gần như bất di bất dịch, đó là nếu một phụ nữ đang khóc thì những bà cô bà thím đứng quanh đó cũng sẽ khóc lóc theo, cứ như thể nếu không làm thế thì không bày tỏ đủ sự đồng cảm vậy. Và khi mẹ tôi vừa nhỏ những giọt nước mắt đầu tiên, bà dì Anu cũng bắt đầu rơm rớm.

Để chặn những giọt nước mắt kia lại, tôi có nên phun ra cái “ý tưởng” hay ho của mình không nhỉ? Gượm đã nào, linh tính mách bảo rằng, không có gì ngu xuẩn hơn là làm điều đó lúc này. Chỉ cần tôi hé răng nửa lời thôi là ngay lập tức sẽ vấp phải hàng tràng phản đối cực kỳ quyết liệt và dữ dội, thế rồi cả phần đời khốn khổ còn lại của tôi sẽ phải chôn vùi trong tổng đài tư vấn. May phước cho tôi, đúng lúc ấy, cô Neelu từ đâu xuất hiện. Nhân cơ hội trời cho, tôi chuồn lẹ, bỏ lại đằng sau ba người đàn bà đang ôm nhau khóc nức nở.

Bây giờ, việc chia sẻ ý tưởng kinh doanh với cha mẹ của mình là điều cuối cùng mà bất cứ một doanh nhân trẻ tuổi nào ở Ấn Độ làm. Đầu tiên, các vị phụ huynh sẽ lắng nghe, sau đó sẽ đưa ra cả núi lý do giải thích việc tại sao bạn sẽ thất bại và tất nhiên, đừng mơ đến chuyện họ ủng hộ điều đó. Vậy nếu bạn quyết sống chết đến cùng với ý tưởng của mình, thì đừng bao giờ hé răng nói với cha mẹ. Tin tôi đi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.