Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn
“Mẹ ơi, chúng ta lên TV kìa!”
Một vài ngày sau khi chương trình lên sóng, mẹ tôi, một người mẹ Ấn đích thực, gọi cho mọi người bạn, lẫn họ hàng quyến thuộc của bà để dặn nhất định không được bỏ lỡ việc con trai của bà lên TV. Chắc là ở cái đất nước Ấn Độ này, mọi thứ các cậu đạt được, các cậu làm và các cậu kiếm được bao nhiêu v.v… sẽ chẳng còn nghĩa lý gì nếu các cậu không được lên TV.
Hiển nhiên, mỗi kênh truyền hình đều có giá trị thương hiệu riêng. Sự xuất hiện trên Star TV, Sony, Colors, v.v… sẽ khiến các cậu ghi điểm cao hơn trong mắt các bà cô và những người liên quan. Xuất hiện trong những chương trình thực tế cho thấy các cậu đang có một vị thế tốt. Kênh Channel V và MTV sẽ làm bạn nổi tiếng với bạn bè. Trong khi đó, những kênh tin tức hiển nhiên giữ một vai trò phụ. Vì vậy, sự xuất hiện trên CNBC không nằm trong phạm vi phủ sóng của các bà cô yêu dấu của tôi – đặc biệt là bà dì Anu, thế nên những chương trình như thế này không mấy quan trọng đối với họ. Về cơ bản, nếu các cậu không phải là một Indian Idol, bạn sẽ không được tính vào những người nổi tiếng.
“Anu à, em đã xem chưa?” Mẹ tôi hỏi giọng đầy hào hứng, sau khi tôi lên TV.
“Vâng, chúng em xem rồi.” Bà dì Anu miễn cưỡng nói. “Ban đầu em không tìm được kênh đó. Arjun đã phải dò mãi mới tìm ra được.”
“Ôi! Nó dễ tìm lắm mà em.”
“Em chỉ xem mỗi Aaj Tak ya. Đến giữa chương trình thì có vẻ hơi chán và Varoon mặc cái áo gì mà nhạt nhẽo thế.”
“Chị biết. Chị đã bảo nó mặc cái gì có vẻ sáng sủa vào, nhưng em biết mấy thằng con trai đấy.”
“Và bạn của nó để râu đấy à? Em nghĩ chương trình này có vẻ hơi ngắn. Chắc được khoảng vài phút chứ mấy?”
“Không. Chị nghĩ ít nhất cũng phải được 15 phút đấy.” Mẹ tôi phản bác.
“Không Poo ạ. Nó chiếu nhanh như chớp ấy. Và em hiếm khi thấy Varoon xuất hiện.”
“Không, nhưng nó đã ở đó mà.”
“Nó là con trai chị. Ngay cả khi nó không có ở đó, thì chị vẫn sẽ tưởng tượng ra điều đó. Dù sao thì nó cũng đã được lên TV. Lần tới bảo với Varoon là hãy xuất hiện trên kênh Sony và em sẽ chỉ cho cả hàng xóm Rohini nhà em xem cùng. Chị biết những người của kênh NDTV đã có lần phỏng vấn Arjun đó.”
(Đó là một trong những chương trình có cả những đội săn tin sẽ tìm bạn trên đường và yêu cầu bạn đưa ra những nhận xét của mình.)
“Ô, thế hả?” Mẹ tôi nói.
“Vâng. Nhưng chị biết đấy, em không thích những thứ kiểu công khai như thế. Em không có thời gian để nói chuyện với những người ấy. Em đang vội lắm, và nói với Varoon hộ em là điều này hay mọi thứ nó làm đều ok nhưng không có bằng MBA thì sẽ chẳng có cái tương lai nào cả.”
Nhưng mẹ tôi chẳng thèm quan tâm đến những gì dì Anu nói. Con trai bà đã lên TV và đang sở hữu một công ty trị giá một triệu đô- la. Thật kỳ lạ là tôi đã không bao giờ nghe thấy mẹ tôi nhắc đến cái từ MBA lần nào nữa.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.