Yes! 36+14 Chước Thuyết Phục Bất Kỳ Ai
33 – Khi nào tên của bạn thể hiện điều bạn đang và dự định sẽ làm?
Trong trích đoạn một phóng tác của đài truyền hình Mỹ từ vở hài kịch của đài truyền hình Anh quốc tại công sở, giám đốc chi nhánh Michael Scott đã phát hiện ra Dwight Schrute, nhân viên dưới quyền mình có thói nịnh bợ, lén lút để vận động những giám đốc trên quyền nhằm có được công việc hiện tại. Biện hộ cho sự vắng mặt tại văn phòng, Dwight đã nói với Michael rằng anh ta đến gặp bác sỹ nha khoa để cấy răng. Khi Dwight quay lại, Michael hỏi anh ta chuyện gì diễn ra tại phòng răng. Không nghĩ rằng Michael đã biết về việc làm lén lút của mình, anh ta cố gắng ngụy biện. Michael: Này, tôi cứ nghĩ cậu sẽ không được ăn bất cứ thứ gì trong vài giờ sau khi cấy răng cơ đấy.
Dwight: [đang nhai kẹo tóp tép]… Họ có loại keo gắn mới rất nhanh khô.
Michael: Thế à, nghe có vẻ đó là bác sỹ nha khoa giỏi đấy.
Dwight: Đúng vậy ạ.
Michael: Tên của vị bác sỹ ấy là gì?
Dwight: [ngắt quãng lâu] Crentist.
Michael: ông ấy tên là Crentist?
Dwight: Vâng.
Michael: ừ, nghe giống Dentist [nghĩa là bác sỹ nha khoa].
Dwight: Có lẽ vì thế nên ông ta đã trở thành một bác sỹ nha khoa.
Mặc dù giải thích của Dwight về việc làm thế nào “bác sỹ Crentist” lại bị cuốn hút để trở thành một bác sỹ nha khoa nghe có vẻ rất nực cười, nếu không muốn nói là hoàn toàn ngu ngốc, nhưng nghiên cứu mới đây đã làm sáng tỏ rằng tuyên bố của Dwight là có cơ sở trong thực tiễn. Trong chương trước, chúng tôi đã bàn luận về việc mọi người có xu hướng xúc cảm tích cực hơn đối với việc làm theo yêu cầu của những người có cùng một số đặc điểm chung với họ. Nhưng liệu những cái tên của chúng ta có thể ảnh hưởng tới các quyết định quan trọng, có khả năng thay đổi số phận con người như loại công việc chúng ta đang làm hay môi trường chúng ta sinh sống?
Nghiên cứu do nhà khoa học nghiên cứu hành vi Brett Pelham cùng các đồng nghiệp tiến hành cho rằng câu trả lời ở đây là “có”. Xu hướng thích những thứ liên quan đến tên gọi của chúng ta trên thực tế có ảnh hưởng rất mạnh và khó phát hiện đối với những quyết định trong đời sống hàng ngày. Theo các nhà nghiên cứu, luôn có lý do giải thích cho việc Susie chọn công việc bán vỏ sờ bên bờ biển và Peter Piper chọn công việc vận chuyển những thùng ớt tiêu muối mà không phải là một công việc khác. Đó là mọi người bị lôi cuốn làm những công việc có tên gọi tương tự tên gọi của chính họ.
Để kiểm chứng ý kiến này, Pelham đã thu thập một danh sách các tên gọi có phát âm gần giống với từ dentist (nha sỹ), ví dụ như Dennis. Theo những dữ liệu của Cục Điều tra Dân số, Dennis là tên gọi của nam giới phổ biến thứ 40 tại Mỹ vào thời điểm đó, Jerry và Walter lần lượt xếp ở thứ 39 và 41. Để có được thông tin này, Pelham đã tìm kiếm trong danh bạ của Hiệp hội Nha khoa Mỹ số lượng bác sỹ nha khoa có tên trùng với một trong ba tên trên thật đáng ngạc nhiên. Nếu tên của mọi người không ảnh hưởng gì đến công việc họ theo đuổi, thì thực tế là có số lượng tương đương những người với ba cái tên nêu trên cùng làm nghề nha khoa.
Tuy nhiên, đó không phải là những gì mà Pelham và các đồng nghiệp phát hiện ra. Cuộc tìm kiếm trên toàn quốc cho thấy, có 257 bác sỹ nha khoa có tên là Walter, 270 vị bác sỹ nha khoa có tên là Jerry và 482 bác sỹ nha khoa khác có tên là Dennis. Tức là có tới 82% bác sỹ nha khoa có tên là Dennis, hơn hẳn sự tưởng tượng của chúng ta. Tương tự, những người có tên gọi bất đầu là Geo (George, Geoffrey) thường nghiêng về những công việc nghiên cứu địa chất (ví như địa chất học).
Trên thực tế, thậm chí chỉ vài chữ cái đầu của tên gọi cũng có ảnh hưởng đến sự lựa chọn công việc. Họ đã phát hiện ra có tới 80% tên gọi của những chủ cửa hàng ổ cứng máy tính bắt đầu bằng chữ cái H (hardware) hơn là chữ cái R, tuy nhiên, có 70% tên gọi của những người thợ lợp mái nhà (roofer) bắt đầu bằng chữ cái R hẳn là chữ cái H. Tất nhiên, nếu bạn định hỏi những người có tên gọi bắt đầu bằng chữ cái R rằng tên họ có vai trò gì trong việc lựa chọn nghề nghiệp của họ không thì chắc chắn một nửa số này sẽ cho rằng thần kinh bạn có vấn đề và nửa còn lại thì nói bạn ngớ ngẩn đấy [5].
Hóa ra, xu hướng bị lôi cuốn vào những điều có mối quan hệ với chúng ta lại biểu hiện trong cả những lĩnh vực quan trọng của cuộc sống, kể cả quyết định nơi mình cư trú. Để hỗ trợ cho các phát hiện của mình, Pelham và các đồng nghiệp đã chỉ ra.
Với những công ty đặt tên cho sản phẩm mới nhắm đến thị trường rộng lớn, nghiên cứu này mang đến cho họ một gợi ý rằng họ nên tránh những cái tên bắt đầu bằng những chữ cái không thông dụng như Z, X hay Q. Nhưng nếu bạn đang thiết kế một chương trình, hãy nhớ rằng xu hướng tự nhiên của con người bị lôi cuốn bởi những thứ gợi nhớ về bản thân trong những cái tên bạn đặt cho sản phẩm. Cụ thể, bạn nên dựa vào tên gọi của khách hàng hay thậm chí chỉ là chữ cái đầu trong tên gọi của người đó mà thôi. Ví dụ nếu bạn đang cân nhắc một chiến lược chào hàng cho hãng Pepsi, hãy gọi chiến lược đó là Pepsi Proposal hay là Peterson Plan cũng sẽ rất hiệu quả.
Chương trình đó không chỉ mang đến thành công mà nó còn chẳng mất xu nào cả.
Tương tự, nếu bạn gặp khó khăn trong việc lôi cuốn con mình vào thói quen đọc sách, việc tìm một cuốn sách có tên gần giống với tên của đứa trẻ (ví dụ, Harold hay Harriet có thể thích đọc cuốn Harry Porter) có thể là chìa khóa khiến chúng thích đọc sách hơn. Hoặc nếu anh bạn nhỏ Craig hay Crystal đặc biệt sợ gặp bác sỹ nha khoa, bạn có thể tìm kiếm trên Những Trang Vàng xem liệu bạn có may mắn tìm được vị bác sỹ nha khoa nào có tên là Crentist hay không.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.