Yes! 36+14 Chước Thuyết Phục Bất Kỳ Ai

24 – Chúng ta có thể học điều gì từ tính chuyên quyền?



Ngoài những nguy hiểm trong việc tự cho mình là người đưa ra quyết định sáng suốt nhất trong phòng, còn có một mối nguy hiểm khác với mức độ tương tự (nếu không muốn nói là nhiều hơn), đó là được người khác đánh giá là người sáng giá nhất hay có kinh nghiệm nhất trong phòng. Điều này càng trở nên nguy hiểm hơn khi mà căn phòng được nhắc tới là khoang lái của tổ phi công và cơ trưởng đang bị phi công của mình chất vấn.

Dưới đây là ví dụ về cuộc đàm thoại lấy từ máy ghi âm trong chuyến bay 90 của hãng hàng không Air Florida Flight trước khi nó đâm xuống dòng sông băng Potomac gần Washington, DC, năm 1982.

Phi công: Hãy kiểm tra lại băng trên cánh máy bay vì chúng ta đã hạ cánh ở đây được một lúc rồi.

 trưởng: Không. Tôi nghĩ chúng ta sẽ cất cánh trong một phút nữa.

Phi công: [Liên hệ đến một thiết bị giúp máy bay cất cánh]: Điều này là bất thường, phải không? À, không, chẳng có gì bất thường.

 trưởng: Đúng vậy

Phi công: Có thể đúng như vậy.

[Âm thanh máy bay căng như dây đàn do đang lấy lại độ cao]

Phi công: Larry, chúng ta đang lao xuống.

 trưởng: Tôi biết chứ.

[Vụ va chạm khiến viên  trưởngphi công  76 người khác thiệt mạng]

Đây là một bi kịch thể hiện rằng các thành viên trong nhóm thường coi vị trí của nhóm trưởng là một hình tượng thấu hiểu công việc mang tính thẩm quyền hợp pháp. Bi kịch cũng chỉ ra rằng các lãnh đạo đã thất bại ra sao khi gây ảnh hưởng về địa vị và chuyên môn của mình lên những người xung quanh. Thuật ngữ “chuyên quyền” chỉ hành động được đặt tên từ một kiểu thụ động chết người của các thành viên phi hành đoàn khi người cơ trưởng đưa ra một quyết định sai lầm. Những điều tra viên về tai nạn đã liên tục ghi lại được những lỗi lầm hiển nhiên mà cơ trưởng của các hãng hàng không mắc phải nhưng không được tổ lái chỉnh sửa.

Tính chuyên quyền không chỉ dừng lại ở lĩnh vực hàng không. Trong một loạt nghiên cứu, các nhà khoa học đã kiểm nghiệm sự sẵn sàng từ bỏ trách nhiệm đối với bệnh nhân của các y tá, những người có đủ trình độ đào tạo, khi bác sĩ thường trực, “ông chủ” của ca làm việc lên tiếng. Để thực hiện cuộc thực nghiệm, nhà nghiên cứu tâm lý Charles Hofling đã gọi 22 cuộc điện thoại tới các cơ sở y tế khác nhau. Người gọi điện giới thiệu mình là bác sỹ của bệnh viện và chỉ đạo nhân viên y tá tiêm 20mg Astrgen cho một bệnh nhân cụ thể. Có đến 95% các trường hợp y tá đã đi đến quầy chứa thuốc để lầy thuốc và tiến về phía bệnh nhân thực hiện việc tiêm thuốc, mặc dù loại thuốc đó không chính thức được phép sử dụng tại bệnh viện và việc kê đơn 20mg là gấp đôi liều dùng được khuyến cáo cho một ngày.

Tổng kết lại những phát hiện trên, các nhà nghiên cứu đưa ra một kết quả gây ấn tượng mạnh. Họ kết luận tại những đơn vị y tế có đầy đủ các bộ phận nhân viên, sẽ rất tự nhiên khi cho rằng “những cái đầu thông minh” (bác sỹ, y tá, dược sỹ) đang làm việc cùng nhau để đảm bảo quyết định được đưa ra chính xác, nhưng xét kỹ các tình huống thì chỉ một trong những cái đầu thông minh đó làm việc mà thôi. Trong nghiên cứu này, các y tá đã bỏ qua kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của mình để nghe theo lời vị bác sỹ kia. Ta có thể hiểu được hành động của y tá trong một hoàn cảnh như vậy. Vị bác sỹ thường trực vừa có quyền lại vừa là cấp trên. Nói cách khác, vị bác sỹ đó là người chịu trách nhiệm cuối cùng, do vậy có quyền phạt những nhân viên không nghe lời; hơn nữa ông ta có nền tảng chuyên môn vượt trội hơn, khiến những người xung quanh luôn nghe theo mình. Và theo kết quả chúng ta biết, chẳng có gì ngạc nhiên khi các y tá ngần ngại phản đối cách trị bệnh của vị bác sỹ kia.

Các lãnh đạo nên nắm rõ những phát hiện này, bởi chúng không chỉ cần thiết để bảo vệ họ khi ở trong bệnh viện mà còn ở nơi làm việc hay trong phòng họp của ban giám đốc, nhằm đưa ra một quyết định quan trọng. Sẽ là một vòng luẩn quản khi lãnh đạo không quan tâm đến việc hỏi ý tưởng của các thành viên trong nhóm và khi các thành viên nhóm không đề xuất được ý kiến của mình lên ban lãnh đạo. Điều này sẽ dẫn đến những quyết định nghèo nàn, những chọn lựa không phù hợp và những lỗi lầm khó tránh. Dù bạn là huấn luyện viên của một đội thể dục thể thao, nhân viên của một câu lạc bộ, ông chủ của một công ty kinh doanh nhỏ hay CEO của một tập đoàn đa quốc gia, thì việc đánh giá cao sự phản đối ý kiến từ một nhân viên thành thạo có thể là chìa khóa phá vỡ vòng luẩn quản đó. Một chút nhún nhường của ban lãnh đạo cũng chẳng gây hại gì cho ai cả. Bạn hãy nhớ kiểm tra lòng tự trọng của mình khi ở phòng họp ban giám đốc, ở bệnh viên hay ngay tại cửa vào khoang lái của phi hành đoàn nhé.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.