Yes! 36+14 Chước Thuyết Phục Bất Kỳ Ai

26 – Ai có khả năng thuyết phục tốt hơn? Người gây ra tranh cãi để phản biện số đông hay người có chính kiến?



Trong suốt gần bốn thế kỷ qua, Nhà thờ Giáo hội Roma đã dựa vào advocatus diaboli (người biện hộ về phía ma quỷ) để điều tra và phơi bày tại Nhà thờ tất cả những mặt trái cuộc sống cũng như công việc của tất cả các một ứng cử viên chính trị. Trong bối cảnh được đánh giá là nỗ lực vì chữ thiện ấy, ý tưởng được cho là hữu hiệu là phơi bày những thông tin không mấy thiện chí liên quan đến vị ứng cử viên đó tới ban lãnh đạo của Nhà thờ, có thêm nhiều thông tin để cân nhắc trong việc ra quyết định nhằm mang đến lợi ích lớn.

Bất cứ ai làm việc trong lĩnh vực kinh doanh cũng đều biết thuật ngữ “kinh doanh” và “thánh thiện” là những người bạn không thể đồng hành. Tuy nhiên nhiều giám đốc công ty cũng sẽ học được một bài học bổ ích từ quy trình phản biện. Khi tất cả mọi người ban đầu đều đồng ý với một vấn đề được đưa ra thì thông thường sẽ thu được hiệu quả hơn nếu ta khuyến khích mọi người đưa ra quan điểm đối chứng. Điều này trở nên quan trọng hơn khi bạn cân nhắc những nguy cơ tiềm ẩn của nhiều việc tư duy nhóm và phân cực nhóm – nơi phần lớn các ý kiến càng trở nên cực đoan khi nó được nhiều người thảo luận.

Các nhà tâm lý xã hội học cũng biết rằng đôi khi chỉ cần một người bất đồng ý kiến trong cả nhóm đồng thuận cũng đủ tạo ra một dòng ý tưởng sáng tạo và phức tạp hơn cho nhóm đó. Nhưng tới bây giờ, vẫn chưa có một nghiên cứu nào được tiến hành nhằm tìm hiểu bản chất của những người đưa ra trái kiến. Liệu những người ra vẻ phản đối kịch liệt (phản đối một cách giả tạo) đóng góp nhiều hay ít hơn những người trái kiến chân chính trong việc nâng cao khả năng giải quyết vấn đề của nhóm toàn những người cùng phe.

Kết quả từ một nghiên cứu do nhà tâm lý học xã hội Charlan Nemeth và các cộng sự tiến hành cho thấy, so với một người bất đồng quan điểm chân chính thì một người được yêu cầu đóng vai người phản đối kịch liệt sẽ ít mang lại hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy quá trình giải quyết vấn đề sáng tạo giữa các thành viên trong nhóm. Các nhà nghiên cứu lập luận, đa số các thành viên nhóm sẽ hiểu những lập luận của người bất đồng kia là đúng, vì thế nó được xem là có giá trị. Mặt khác, vị thế của người phản đối kịch liệt dường như chỉ đơn thuần bất đồng về quan điểm. Khi đa số các thành viên đối mặt với một người có quan điểm trái chiều thực sự, họ cố gắng tìm hiểu xem tại sao người đó lại khăng khăng như vậy. Trong suốt quá trình tìm hiểu đó, họ sẽ lĩnh hội vấn đề sâu sắc hơn và xem xét nó ở phạm vi rộng hơn.

Phát hiện này chỉ ra rằng những người phản đối chỉ để phản đối đã bị lỗi thời. Vào những năm 1980, Giáo Hoàng John Paul II đã chính thức chấm dứt việc áp dụng tập quán đã đề cập ở trên trong những công việc của Nhà thờ Công giáo. Trên thực tế, một số minh chứng cho thấy việc trải nghiệm với những người phản đối tiêu cực sẽ củng cố chứ không phải là làm suy yếu niềm tin tưởng của đa số thành viên vào quan điểm ban đầu của họ, vì họ nghĩ rằng mình đã cân nhắc rồi sau đó bác bỏ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những người phản đối chẳng mang lại lợi ích gì. Họ rất hữu ích trong việc thu hút sự chú ý vào những ý tưởng, viễn cảnh và thông tin khác nhau khi đa số thành viên trong nhóm còn đang xem những lựa chọn này với một suy nghĩ cởi mở.

Tuy nhiên, theo những phát hiện của nghiên cứu này thì chính sách tốt nhất cho các vị lãnh đạo là làm sao tạo ra và duy trì được một môi trường làm việc mà ở đó các đồng nghiệp hay cộng tác viên được khuyến khích bác bỏ một cách cởi mở quan điểm theo số đông. Điều này có thể tạo ra những giải pháp sáng tạo hơn cho những vấn đề phức tạp với một tinh thần làm việc cao hơn (miễn là sự phản bác này mang tính chất công việc chứ không phải riêng tư) và cuối cùng làm tăng lợi nhuận. Trong những trường hợp có thể áp dụng quyết định cuối cùng, hãy cân nhắc việc tìm ra người đã đưa ra phản bác đó. Bằng cách khuyến khích những người có kiến thức thuyết phục chúng ta rằng chúng ta đang đi sai hướng, chúng ta sẽ tự đặt mình vào vị trí có thể hiểu về những ý kiến phản biện chân thực hơn là những trái ý giả tạo, cho phép chúng ta đưa ra những quyết định tối ưu và tạo ra những thông điệp có tính hiệu quả cao nhất.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.