Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy
Lối suy nghĩ sáng tạo
Trong bất cứ một hệ thống tự tổ chức nào, sáng tạo là một sự cần thiết bắt buộc. Tất cả những bằng chứng chúng ta có chỉ cho chúng ta thấy rằng trí óc của chúng ta chính là một hệ thống thần kinh tự tổ chức. Vậy tại sao chúng ta không chú trọng đến lối suy nghĩ sáng tạo khi chính lối suy nghĩ này là một phần mấu chốt của hệ thống tư duy (cần thiết cho sự cải tiến, sự thiết kế, giải quyết vấn đề, sự thay đổi, tìm kỉếm những ý tưởng mới…).
Có hai lý do chúng ta đã bỏ qua lối suy nghĩ sáng tạo. Lý do đầu tiên là việc chúng ta quan niệm rằng chúng ta chẳng thể làm gì để có được lối tư duy sáng tạo. Chúng ta coi tư duy sáng tạo là một món quà thần bí mà chỉ có một số người có được. Và chúng ta chẳng thể làm gì ngoại trừ việc nuôi dưỡng món quà sáng tạo mà một số trong chúng ta được may mắn ban tặng.
Lý do thứ hai để chúng ta bỏ qua lối suy nghĩ sáng tạo lại là một lý do rất đáng lưu tâm. Chúng ta cho rằng tất cả những ý tưởng sáng tạo có giá trị phải là kết quả của một sự lập luận logic (sau khi có những ý tưởng được đưa ra).
Nếu một ý tưởng mới không xuất phát từ tư duy logic, chúng ta sẽ không bao giờ coi đó là một ý tưởng có giá trị. Vì thế chúng ta chỉ có thể nhận ra những ý tưởng sáng tạo dựa trên tư duy logic đi kèm. Những ý tưởng khác được chúng ta xem là những ý tưởng không thực tế. Có thể chúng ta sẽ xem xét một trong số những ý tưởng không thực tế đó sau này, hoặc chúng ta bỏ qua chúng.
Sau đó chúng ta lại giả định rằng nếu một ý tưởng sáng tạo được khởi nguồn từ những tư duy logic, thì chúng ta sẽ luôn có được những ý tưởng như vậy khi chúng ta thực hành những bài học về logic, và do đó, chúng ta không cần thiết phải sáng tạo, mà chỉ cần tư duy logic tốt hơn.
Đây là một giả định hoàn toàn sai lầm. Tuy nhiên, chỉ vài năm trở lại đây chúng ta (thật ra là chỉ một số ít nhiều làm việc liên quan đến lĩnh vực này) đã nhận ra rằng trong một hệ thống thông tin tự tổ chức một ý tưởng có thể sau này là hệ quả của lập luận logic, nhưng có thể ban đầu mọi người không thể thấy được điều đó. Nhận thức này có được nhờ vào những phần bất đối xứng tự nhiên.
Bởi vì những hệ thống tư duy truyền thống của chúng ta chỉ xem xét những hệ thống thông tin bên ngoài (đưa ra những dấu hiệu dựa trên các quy luật logic) cho nên chúng ta không thể nhận biết được điều này. Ngay cả những người được xem là ủng hộ chủ trương sáng tạo cũng quan niệm lầm lẫn về vấn đề này. Họ cho rằng những người sáng tạo vừa là những người sáng tạo tự nhiên vừa là do gượng gạo. Sự gượng gạo đó bắt nguồn từ nhu cầu chỉ đưa ra những câu trả lời đúng ở trường học. Sự gượng gạo này nảy sinh từ việc sợ mắc lỗi hoặc bị xem là ngớ ngẩn trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống riêng tư.
Vì vậy, nếu chúng ta có thể khiến mọi người xóa bỏ những sự gượng gạo trên, chúng ta có thể giải phóng được sự sáng tạo tự nhiên. Đây là một phương pháp vận dung trí tuệ cơ bản và được xem là một trong những quá trình giúp giải phóng mọi người khỏi sự gượng gạo trong tư duy.
Thật không may là sự sáng tạo không phải là phản xạ tự nhiên của trí óc. Mục đích của tư duy chính là cho phép kinh nghiệm tự tổ chức những khuôn mẫu và sau đó ứng dụng chúng trong những khuôn mẫu hiện thời. Vì vậy nếu chúng ta giúp mọi người tự do suy nghĩ theo cách riêng của họ cũng chỉ khiến họ có thêm chút ít sự sáng tạo bởi do họ không bị ép buộc mà thôi. Còn nếu chúng ta muốn chúng ta là một người sáng tạo hơn nữa, chúng ta phải phát triển một số kỹ thuật suy nghĩ đặc biệt. Những kỹ thuật này tạo nên một phần của lối tư duy được gọi là tư duy khác lạ, tôi sẽ nói ở phần sau của cuốn sách này. Những kỹ thuật này không phải là tự nhiên mà có và bao gồm các phương pháp kích động được xem như hầu như không có logic. Trên thực tế thì những phương pháp như vậy lại là những hệ thống khuôn mẫu logic hoàn hảo.
Sáng tạo không phải là một món quà thần bí. Có rất nhiều kỹ thuật để có lối suy nghĩ sáng tạo mà tôi sẽ miêu tả chúng trong cuốn sách này. Tôi sẽ nói cho các bạn biết sự cẩn trọng trong việc sử dụng những kỹ thuật của lối tư duy khác lạ đã góp phần cứu sống thế vận hội olympic như thế nào khi nó có nguy cơ bị sụp đổ vào cuối những năm 1984.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.