Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy

Nhóm trẻ



Phương pháp hình vẽ là một phương pháp rất quan trọng đối với những trẻ thuộc nhóm này, và có thể được sử dụng cho những trẻ từ độ tuổi 4 đến 5 tuổi. Mặc dầu phương pháp này được miên tả ở phần cuối cuốn sách, nhưng nó nên được áp dụng luôn.

 

Cha mẹ nên tự đọc phần một của cuốn sách này và không cần phải dạy trẻ những điều trong phần này.

Hầu hết những điều viết trong phần hai có thể sử dụng trực tiếp để dạy. Mô hình của người thợ mộc là một mô hình quan trọng cơ bản. Những quan điểm có thể được trình bày một cách tổng quát.

Phương pháp sáu chiếc mũ nên được áp dụng để giảng dạy cho những trẻ ở độ tuổi từ sáu trở lên. Với những em ở độ tuổi nhỏ này, những mẫu đưa ra nên được giản đơn hóa.

Nên hướng dẫn trẻ học riêng rẽ từng chiếc mũ tư duy. Đừng cố dạy trẻ một hệ thống áp dụng những chiếc mũ, trừ với những đứa trẻ có đủ khả năng.

“kết quả và kết luận” có thể đem giảng dạy cho trẻ theo một cách giản đơn nhưng cô đọng những điều quan trọng. “tiến lên hay đồng thuận” cũng nên được giản đơn hóa trước khi dạy cho trẻ. Phần “logiC và Sự nhận thức” nên được lược bỏ.

Tất cả những công cụ liên quan đến sự chú ý nên được đem áp dụng để dạy cho trẻ: CAF, apc, OPV, c&s, PMI, AGO và FIP. Kinh nghiệm có được từ các trường học (những trường mà mỗi giáo viên phải phụ trách nhiều hơn một học sinh) đã chỉ ra rằng những công cụ này có thể được đem dạy cho những trẻ sáu tuổi. Những công cụ này nên được dạy theo mẫu cơ bản bao gồm nhiều bài thực hành và nhiều ví dụ mà cô giáo và cha mẹ có thể tự đặt ra.

Với những trẻ không có được óc liên tưởng tốt tới trọng tâm hoặc tính xâu chuỗi, việc áp dụng công cụ c&s và AGO có thể gặp phải khó khăn.

Giá trị của mỗi phần là rất quan trọng và nên được tổng kết lại. Phần “trọng tâm và mục đích” có thể được lược bỏ.

Phần ba nên được đơn giản hóa nhiều. Phần “tổng quan và chi tiết” rất quan trọng nhưng lại khó giảng dạy với những em quá nhỏ. Chỉ nên có được ý kiến tổng quát sơ bộ về phần này. Phần “những hoạt động tư duy cơ bản” có thể được chỉ dẫn mà không cần đến sự chi tiết hóa.

Không cần phải giảng dạy tất cả các hoạt động tư duy với mỗi kiểu hoạt động cơ bản. Những bài tập nên hữu ích và hài hước.

Phần “giả thuyết, suy đoán và khiêu khích” rất dễ dạy cho những em nhỏ tuổi bởi vì đây chính là những gì mà trẻ vẫn thường suy nghĩ. Hãy trình bày những phần này cô đọng và đơn giản, đừng cố bắt trẻ phân biệt sự khác nhau giữa giả thuyết, suy đoán và khiêu khích.

Phần tư duy khác lạ có thể được lược bỏ. Phần khiêu khích và hành động quá khiêu khích và phần sự tiến triển nên được giảng dạy theo cách đơn giản, bao gồm nhiều bài tập và ví dụ. Trẻ con có thể rút ra những ý tưởng từ những ví dụ thực tế, chứ không phải là từ sự giải thích lý thuyết.

Kỹ năng từ ngẫu nhiên có thể được đem giảng dạy với trẻ ở mọi lứa tuổi. Tất cả đều yêu thích việc khám phá ra những ý tưởng mới bằng việc sử dụng những từ ngẫu nhiên. Phần này nên được giảng dạy dưới dạng bài tập.

Phần bốn của cuốn sách không phù hợp để dạy cho những em ở độ tuổi nhỏ. Phương pháp to/loPOso/go có thể được đem giảng dạy theo cách chung chung. Tất cả đều không phải là những khái niệm phức tạp. Nhìn chung, cha mẹ phải tùy vào từng giai đoạn mà giảng dạy từng chút cho trẻ.

Ở phần cuối của phần 4, tôi trích dẫn một cách trình bày đơn giản phương pháp tranh luận và bất đồng quan điểm. Mục đích là để xem xem trong mỗi bên thường nghĩ gì trong khi xử lý các thình huống.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.