Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy

Cấu trúc chiếc vòng cổ



Tôi cũng có thể viết cuốn sách này theo một chuỗi logic, tức là phần này nối tiếp phần sau.

 

Tôi cũng có thể trình bày cuốn sách này một cách có trật tự, có tổ chức theo cách nêu ra tất cả các công cụ tư duy ở từng phần, phần tiếp theo nêu ra tất cả những hướng dẫn. Và tất cả các thói quen được chỉ ra ở một phần khác.

 

Nhưng nếu cuốn sách này của tôi được viết và trình bày như vậy, chắc chắn nó sẽ không thể là cuốn sách để giảng dạy tư duy. Cuốn sách này được cấu trúC và Sắp xếp theo một thứ tự đặc biệt, cho phép bạn, những bậc cha mẹ sử dụng chúng để dạy con bạn cách tư duy.

 

Bạn hãy nghĩ đến chuỗi vòng cổ, bên biểu đồ trang bên. Mỗi một hạt vòng là một chỉnh thể độc lập, nhưng tất cả tập hợp lại tạo nên chuỗi vòng cổ. Theo cách tương tự, mỗi một phương pháp trong cuốn sách này là một phương pháp độc lập. Nó có thể được trích lọc và áp dụng riêng lẻ. Cách tiếp cận này khác hẳn so với cách tiếp cận sự việc theo thứ bậc, theo cách đó, bạn không thể chuyển sang phần thứ hai, trừ khi bạn đã nắm vững phần đầu, và phần đầu cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn không có phần thứ hai.

 

 

Cách tiếp cận chuỗi vòng cổ cũng có khi được tôi gọi là cách tiếp cận song song. Điều này có nghĩa là nếu một giáo viên dạy năm công cụ tư duy và một học sinh không hiểu rõ một trong số những công cụ đó, học sinh này lại vắng mặt khi cô giáo dạy những công cụ tiếp theo, và lại quên mất không nhớ công cụ tư duy thứ ba đã được dạy và không biết cách sử dụng công cụ thứ tư, em này hoàn toàn vẫn có thể sử dụng hữu ích công cụ thứ năm. Điều này cũng giống như việc em này vẫn còn phương tiện dự trữ. Mỗi một công cụ đều có giá trị riêng của nó.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.