Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy

Nhóm lớn hơn



Với nhóm lớn hơn, toàn bộ cuốn sách này có thể đem áp dụng giảng dạy cho chúng. Trên thực tế, mỗi đứa trẻ ở độ tuổi này có thể trang bị cho chúng một phiên bản của cuốn sách này và tự đọc nó. Ví dụ, các em có thể tự nhận thức những vấn đề được trình bày ở phần i. Việc các em tự đọc sách và sau đó thảo luận với người dạy đem lại kết quả rất lớn. Những cuộc thảo luận như vậy không phải là dựa trên nền tảng “ với sự việc này, cái gì đúng, cái gì sai?”, bởi vì cách quan niệm như vậy ngay lập tức dẫn các em tới việc nghĩ đến những mặt tốt, mặt xấu và những yếu điểm trong việc phát triển kỹ năng tư duy. Quan điểm của buổi thảo luận nên được nhìn nhận theo cách: điều mà tác giả cố gắng trình bày ở đây là gì? Chúng ta có thể vận dụng nó như thế nào?.

 

Một vài đứa trẻ có thể có suy nghĩ rằng chúng đã suy nghĩ được tốt lắm rồi và không cần phải đọc những điều viết trong phần ii vì tất cả những điều này chúng đều làm rồi. Kinh nghiệm chỉ ra rằng những suy nghĩ của trẻ như vậy là không đúng. Mọi người thường tuyên bố họ có thể làm được nhiều điều mà thực ra học không thể. Những công cụ ở phần này đã được đem áp dụng với những người trưởng thành và những đứa trẻ tài năng (có chỉ số iq lớn hơn 150). Nếu những công cụ đó quá dễ dàng, cha mẹ nên khuyến khích con trẻ sử dụng chúng một cách hiệu quả và đầy đủ. Hiểu được mỗi công cụ là một điều dễ dàng, nhưng vận dụng các công cụ đó một cách hiệu quả lại là một chuyện khác.

 

Phần ba nên được giới thiệu dưới dạng thảo luận chi tiết về những mục như sự thật, logic và tư duy phê phán, giả thuyết, suy đoán và sự khiêu khích và tư duy khác lạ.

 

Phần bốn đặc biệt thích hợp với những em thuộc nhóm lớn hơn bởi vì nó bao gồm những tình huống tư duy đầy đủ mà các em thường muốn tham gia. Phần này cũng nên được giảng dạy theo nhóm.

 

Trong phần bốn, nguyên tắc quan trọng nhất là nên tuân thủ theo mọi bước theo cấu trúc. Những em thuộc nhóm lớn hơn và có khả năng khi áp dụng phần này thường dễ dàng đưa ra một cảm nhận chúng về một tình huống và tin rằng chỉ cần tư duy đến đó là đủ. Nhưng chúng ta phải luyện tập cho các em thói quen suy nghĩ toàn bộ tình huống. Tất cả những điều được trình bày trong phần 5 đều có thể được áp dụng. Những bài tập tin tức và trò chơi tư duy mười phút rất thích hợp để áp dụng dạy cho các em ở lứa tuổi này.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.