Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy
SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY
Liệu bạn đã bao giờ thử giữ cân bằng một quyển sách bằng đầu, tung hứng với hai quả bóng chỉ bằng tay trái và tay phải dùng để tháo giấy gói thanh sôcôla? Thực hiện những điều này có vẻ hơi khó. Làm nhiều việc cùng một lúc thường là điều khó khăn và gây ra nhầm lẫn.
Trong tư duy, chúng ta thường cố gắng nghĩ theo quá nhiều khía cạnh tại cùng một thời điểm. Chúng ta xem xét liệu có thực tế; chúng ta cố gắng xây dựng những tranh luận logic; chúng ta xem xét về mặt cảm xúc; chúng ta cố gắng đưa ra một ý tưởng mới; chúng ta cố gắng xem ý tưởng của chúng ta sẽ vận hành như thế nào. Chúng ta thường cố gắng suy nghĩ tất cả những mặt này tại cùng một lúc, cho nên, chẳng có gì ngạc nhiên khi nhiều lúc chúng ta bị nhầm lẫn. Có những khía cạnh đó, ví dụ chúng ta để tình cảm ngự trị trong qúa trình tư duy hoặc chúng ta luôn có suy nghĩ tiêu cực.
Sáu chiếc mũ tư duy là một phương pháp cho phép chúng ta tư duy theo từng loại tại một thời điểm. Thay vì cố gắng làm tất cả mọi thứ cùng lúc, chúng ta chỉ “đội “ một chiếc mũ tại một thời điểm. Sáu màu mũ tương ứng với sáu kiểu tư duy.
Mũ trắng: thực tế, số liệu và thông tin. Chúng ta cần những thông tin gì? Những thông tin chúng ta cần là gì?.
Mũ đỏ: cảm xúc, cảm giác, linh cảm và trực giác. Ngay lúc này tôi cảm thấy gì về vấn đề này.
Mũ đen: sự cẩn trọng. Sự thật, sự xét đoán, sự phù hợp với thực tế. Liệu điều này có phù hợp với thực tế hay không? Liệu nó có hoạt động hiệu quả không? Nó có an toàn không và có thể làm được không?.
Mũ vàng: sự thuận lợi, lợi ích và sự tiết kiệm. Tại sao lại có thể thực hiện ý tưởng này? Tại sao đó lại là nhứng ích lợi. Tại sao nó lạ là một ý tưởng tốt cần áp dụng.
Mũ xanh lá cây: sự khám phá, những đề xuất, gợi ý và ý tưởng mới. Những phương án kết hợp. Chúng ta có thể làm gì? Liệu có những ý tưởng khác không?.
Mũ xanh lam: tư duy về cách nghĩ. Kiểm soát quá trình tư duy.
Tóm lược lại xem chúng ta đang ở đâu. Đặt ra những bước tiếp theo của quá trình tư duy. Lên chương trình để tư duy.
Mỗi một chiếc mũ sẽ được trình bày cụ thể hơn ở những trang sau.
Nếu bạn quan sát một màn hình đèn chiếu rộng, bạn sẽ thấy mỗi nhóm ống bộ ba tạo ra một màu sắc khác nhau. Trên màn hình, tất cả cùng phối màu với nhau để tạo nên những hình ảnh đa sắc. Ti vi vệ tinh thông thường ở nhà bạn cũng hoạt động theo cơ chế này, chỉ ngoại trừ một điều là chúng ta không thể quan sát được màu sắc riêng rẽ. Màu sắc rực rỡ của những bức ảnh cũng được tạo nên theo cách tương tự. Điều tương tự cũng áp dụng đối với sáu chiếc mũ tư duy. Mỗi màu sắc được xem xét riêng rẽ để chúng ta có thể làm những việc phù hợp với từng màu. Và khi chúng ta kết hợp chúng lại, chúng ta có một màu sắc tư duy toàn diện.
Có những bằng chứng chứng minh rằng khi chúng ta suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, não ta có những chất hoá học khác nhau. Nếu nó xảy ra như vậy, chúng ta cần tách biệt những kiểu suy nghĩ khác nhau, bởi vì chúng ta không thể cùng một lúc lại có thể đặt ra những suy nghĩ tốt cho mọi kiểu.
Tại sao lại là những chiếc mũ?
Chúng ta vẫn thường nói: “hãy đội chiếc mũ tư duy”. Có một sự liên quan truyền thống giữa chiếc mũ và chiếc mũ tư duy.
Chiếc mũ thường chỉ ra một vai trò mà chúng ta đảm nhận tại một thời điểm: mũ của vận động viên bóng chày, mũ của người lính, mũ của y tá…
Và quan trọng nhất, chiếc mũ có thể dễ dàng đội lên hoặc bỏ ra. Một chiếc mũ không phải là một vật vĩnh viễn gắn lên đầu bạn. Chiếc mũ là một trong những trang phục đơn giản nhất để độ lên hoặc bỏ ra. Điều này là rất quan trọng bởi vì mọi người phải có khả năng đội hoặc tháo bỏ những chiếc mũ khác nhau.
Chiếc mũ không phải là một phạm trù. Do đó thật sai lầm khi nói về ai đó: “cô ấy là người suy nghĩ kiểu chiếc mũ xanh” hoặc “anh ta là người suy nghĩ kiểu mũ đen”. Mục đích của những chiếc mũ đối nghịch với những nhận xét như vậy. Thay vì gắn cho từng người những chiếc mũ cụ thể và xếp họ vào thành từng nhóm, những chiếc mũ được sử dụng để khuyến khích mọi người sử dụng tất cả các cách tư duy.
– Hãy dành bốn phút để đội chiếc mũ xanh lá cây.
– Dữ kiện thực tế là gì. Xin mọi người hãy sử dụng chiếc mũ trắng.
– Hãy thực tế. Lúc này xin mọi người hãy sử dụng chiếc mũ đen.
– Đã đến lúc chuyển từ chiếc mũ đen sáng chiếc mũ vàng.
Khi một người đội một chiếc mũ, người ấy giữ vai trò thể hiện chiếc mũ đó. Việc này như trở thành một trò chơi.
Nếu bạn không nghĩ ra được ý tưởng sẽ diễn biến như thế nào nhưng có ai đó yêu cầu bạn sử dụng chiếc mũ vàng tư duy, bạn phải nỗ lực để tìm ra những điểm tích cực về ý tưởng đó.
Nếu trong một cuộc họp, ai đó yêu cầu có 3 phút dành cho chiếc mũ xanh lá cây, tất cả mọi người tham gia sẽ nỗ lực để tìm những phương án kết hợp và những ý tưởng mới.
Bạn cũng có thể chọn chiếc mũ đỏ để đội và nói: “sử dụng chiếc mũ đỏ, và đây chính là những gì mà tôi cảm nhận về tình huống này: nó thật phiền toái”.
Thể hiện vai trò theo mỗi chiếc mũ giúp chúng ta tách biệt cái tôi ra khỏi lối suy nghĩ
Người suy nghĩ lúc này chỉ đưa ra sự trình diễn (sự trình diễn mũ xanh lá cây, sự trình diễn mũ đen, sự trình diễn mũ vàng). Người suy nghĩ trình bày những kỹ năng và có được cảm giác và thành quả tư duy mình đã trình diễn.
Việc thể hiện vai trò giải phóng người suy nghĩ. Ngay cả khi bạn thích một ý tưởng, bạn cũng có thể tự do đưa ra những ý tưởng mũ đen xem tại sao ý tưởng bạn thích không khả thi.
Khi bạn đội chiếc mũ xanh, bạn được tự do gợi ý những ý tưởng mới. Khi sử dụng chiếc mũ đỏ, bạn tự do biểu lộ cảm xúc và tình cảm mà không cần giải thích tại sao.
Hệ thống sáu chiếc mũ tư duy giải phóng người tư duy nhưng đồng thời cũng buộc người tư duy suy nghĩ ở bình diện rộng hơn. Yêu cầu ai đó đội chiếc mũ xanh lá cây là một đòi hỏi cụ thể người ấy phải tư duy sáng tạo. Yêu cầu một nhóm sử dụng chiếc mũ đen tư duy, tức là bạn đã đòi hỏi họ đánh giá ý tưởng một cách cẩn thận.
Bản thân bạn: bạn có thể chọn một chiếc mũ để đội và để nói cho người khác kiểu tư duy mà bạn đang áp dụng.
– Sử dụng chiếc mũ đen tôi sẽ chỉ ra những điểm nhầm lẫn trong ý tưởng đó.
– Tôi sẽ sử dụng chiếc mũ đỏ bởi vì tôi có linh cảm đây là một sự dối trá. Tôi không biết tại sao nhưng đó là linh cảm của tôi.
– Đội chiếc mũ xanh, tôi muốn đưa ra một ý tưởng mới. Tại sao chúng ta không để mọi người đến chỗ chúng ta để mua xe mô tô?
– Tôi muốn sử dụng chiếc mũ vàng vào thời điểm này. Và đây là những điểm tích cực về ý tưởng.
– Chúng ta dường như chẳng tiến lên được chút nào. Sử dụng chiếc mũ xanh lá cây, tôi đề xuất chúng ta phải nêu rõ chúng ta đang cố gắng làm điều gì.
– Bạn có thể tự bạn đưa ra một vài hướng dẫn để sử dụng chiếc mũ này hay chiếc mũ khác khi bạn đang tự mình thực hiện việc gì đó. Bạn cũng có thể lên kế hoạch về thứ tự kết hợp những chiếc mũ và làm theo đó.
– Với người khác: khi trò chuyện với ai đó, bạn có thể yêu cầu người đó đội hay tháo bỏ một chiếc mũ cụ thể hoặc chuyển sang một chiếc mũ khác. Điều này cho phép bạn yêu cầu một sự thay đổi trong cách suy nghĩ mà không làm cho họ thấy khó chịu.
– Hãy cho tôi biết quan điểm của anh khi đội chiếc mũ đen. Chúng ta không muốn chúng ta sẽ mắc phải lỗi lầm.
– Đừng bao giờ bận tâm xem chúng ta có thể làm gì. Tôi chỉ muốn biết một vài suy nghĩ mũ trắng. Dữ liệu thực tế ở đây là gì?.
– Đó là những gì bạn cảm nhận thấy. Giờ thì hãy tháo bỏ chiếc mũ đỏ.
– Tôi sẽ yêu cầu bạn tháo bỏ chiếc mũ đen và chuyển sang đội chiếc mũ vàng.
– Ý tưởng mới ở đây là gì? Liệu chúng ta có thể có một vài tư duy mũ xanh lá cây về vấn đề này.
– Theo nhóm: khi một nhóm các nhà lãnh đạo cùng ngồi lại và xem xét vấn đề (hoặc cũng có thể là một nhóm bất kỳ nào khác), chúng ta có thể yêu cầu từng người trong nhóm, hoặc cả nhóm đội, tháo bỏ, hay chuyển những chiếc mũ. Cách sử dụng giống như cách sử dụng với người khác, chỉ khác là có thêm nhiều người tham gia.
– Hãy dành ba phút cho chiếc mũ xanh tư duy.
– Tôi muốn biết các anh cảm thấy gì về dự án này. Tất cả hãy sử dụng chiếc mũ đỏ để bày tỏ cảm nhận.
– Tôi nghĩ rằng chúng ta cần sử dụng chiếc mũ trắng tại thời điểm này. Tất cả có đồng ý không?.
– Xin mọi người hãy cùng sử dụng chiếc mũ xanh. Xin hãy đưa ra những gợi ý xem chúng ta nên tư duy theo hướng nào.
Tháng 12 năm 1986, tôi có một cuộc nói chuyện ngắn về phương pháp sáu chiếc mũ dành cho những doanh nhân cao cấp của nhật tại một khách sạn tokyo. Đó chính là dịp cuốn sách của tôi viết về chủ đề này được xuất bản bằng tiếng nhật. Tại cuộc gặp gỡ đó, có sự tham gia của giám đốc kinh doanh của tập đoàn ntt, ngài hisashi shinto. Tập đoàn ntt (tập đoàn điện thoại và điện tín nipPOn) lúc bấy giờ có 350.000 nhân viên. Và vào thời điểm tôi viết cuốn sách này, tập đoàn này đã trở thành một tập đoàn có giá trị hàng đầu thế giới (giá trị trên thị trường chứng khoán). Trên thực tế, giá trị của tập đoàn này còn lớn hơn giá tị của bốn tập đoàn hàng đầu của mỹ cộng lại.
Ngài shinto rất thích phương pháp sáu chiếc mũ tư duy và đã mua hàng trăm cuốn sách và yêu cầu những nhân viên kinh doanh đọc nó. Sau này ông nói với tôi rằng phương pháp đó có hiệu quả to lớn trong tư duy của nhân viên của ông, và đấy cũng chính là lý do tại sao ông mời tôi tham gia nói chuyện trong cuộc họp của tất cả các nhân viên kinh doanh cao cấp. Nhiều tập đoàn khác trên toàn thế giới cũng đang áp dụng phương pháp tư duy này như là một bộ phận của nền văn hoá của họ.
Khi tất cả mọi người đều hiểu những chiếc mũ, những buổi họp trở nên hiệu quả hơn, bởi vì thay cho tranh luận không dứt thường thấy họ có thể cùng nhau khám phá chủ đề theo những nguyên tắc nhất định.
Phương pháp sáu chiếc mũ vừa có thể được áp dụng cho trẻ em, vừa có thể áp dụng đối với những người trưởng thành. Phương pháp này cũng có thể trở thành sườn của những cuộc thảo luận gia đình.
Phương pháp sáu chiếc mũ thực sự là một công cụ định hướng sự chú ý mới vì nó hướng suy nghĩ của chúng ta đến những khía cạnh nhất định và đến những loại suy nghĩ nhất định. Ví dụ, với chiếc mũ đỏ, chúng ta hướng sự chú ý đến cảm xúc của chính chúng ta.
Những bài luyện tập phương pháp tư duy sáu chiếc mũ
1- Thảo luận về phương pháp này một cách tổng quan và thực hành vai trò cụ thể của từng khía cạnh tư duy.
2- Theo bạn thì phương pháp sáu chiếc mũ sử dụng hiệu quả nhất trong những tình huống như thế nào? Hãy đưa ra những ví dụ tình huống cụ thể và bản thân bạn có thể sử dụng một hoặc một số chiếc mũ tư duy.
3- Bạn có nghĩ rằng phương pháp sáu chiếc mũ có thể dễ dàng sử dụng trong thực tế? Liệu những khó khăn cho việc ứng dụng ở đây là gì? Tại sao một số người lại lựa chọn sử dụng những chiếc mũ?
4- Số lượng những chiếc mũ được giới hạn ở sáu chiếc mũ để thuận tiện cho việc sử dụng. Nhưng nếu bạn có thể thì bạn sẽ gợi ý đưa vào thêm những chiếc mũ ứng với những kiểu tư duy như thế nào? (câu hỏi này phù hợp với những đứa trẻ ở độ tuổi lớn hơn hoặc những đứa trẻ có khả năng cao hơn).
5- Với mỗi nhận xét sau đây, bạn hãy chỉ xem người nói sử dụng chiếc mũ tư duy nào?
– Chiếc xe ô tô này tăng tốc tới 60 phút một giờ chỉ trong vòng 6 giây. Lượng nhiên liệu tiêu tốn là 25 dặm một gallon.
– Tại sao chúng ta không bán phân xưởng này và sau đó thuê lại nó?
– Tôi không thích anh ấy và tôi không muốn làm việc với anh ấy.
– Tôi không nghĩ rằng việc tăng giá xăng sẽ khiến mọi người lái xe cẩn thận hơn.
– Nếu tôi được mời tới dự sinh nhật anh ấy thì tôi sẽ không phải mất tiền để mua quà tặng.
– Không thể trèo lên bức tường đó.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.