Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy

GIẢ THUYẾT, TIÊN ĐOÁN VÀ KHIÊU KHÍCH



Giả thuyết, tiên đoán và khiêu khích đều là những kỹ năng tư duy quan trọng đối với bất kỳ sự tiến bộ, sự thay đổi, nghiên cứu khoa học và tư duy sáng tạo về bất kỳ điều gì.

 

Tiếc thay là hầu hết các cách tiếp cận tư duy truyền thống đều bỏ qua những khía cạnh quan trọng này.

 

Tại sao mèo lại thích chơi? Có thể là vì chúng đang thử các kiểu ứng xử để săn mồi hoặc để tự vệ. Hoặc cũng có thể vì chúng khỏe mạnh và ham chơi.

 

Tại sao con người lại vui chơi? Bởi vì sự hài hước và sự thích thú. Và cũng có thể vì thử những điều mới.

 

Giả thuyết, suy đoán và khiêu khích cho phép chúng ta “chơi” trong tâm trí của chúng ta. Chúng ta thực hiện những “suy nghĩ thí nghiệm” mà Anhxtanh đã sử dụng để tạo ra những ý tưởng quan trọng.

 

–                     Chúng ta có thể lai tạo những con bò rất nhỏ, chỉ bằng những con chó.

 

–                     Giả sử chúng ta có thể làm cho những con bò tăng trưởng nhanh hơn nhờ vào hoocmon tăng trưởng.

 

–                     Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể đưa vào hệ tiêu hóa của bò những vi khuẩn có khả năng giúp bò chuyển cỏ thành thức ăn kỹ hơn?

 

–                     Liệu chúng ta có thể xử lý rác thải sinh hoạt theo cách nào đó để chúng có thể sử dụng làm thức ăn gia súc.

 

Tất cả những ví dụ trên đều là những suy đoán và là sự khiêu khích.

 

Nhảy lên phía trước

 
 

Theo cách tư duy thông thường, trước khi nói điều gì, chúng ta phải có sẵn lý do để lý giải chúng.

 

Khi chúng ta tiến lên phía trước với kiểu tư duy logic, chúng ta tiến lên từ vị trí hiện tại với vị trí tiếp theo: điều này là kết quả của những gì tôi đang có. Đây là kiểu lập luận logic thông thường. Nó được minh họa bằng biểu đồ ở trang bên : chúng ta từ A tiến tới B và sau đó là C. Vị trí của chúng ta tại bất kỳ thời điểm nào được xác định bởi vị trí trước đó. Mỗi một vị trí mới có sự trợ giúp logic.

 

Nhưng có một cách khác để chúng ta tư duy tiến lên phía trước. Cách này là cách đưa ra một bước nhảy. Quá trình này cũng được minh họa bởi biểu đồ ở tranh bên. Chúng ta có thể “kéo“ những bước tiếp theo từ điểm A.

 

Có sự khác nhau giữa “kéo” và “đẩy”. Với kiểu tư duy đẩy, chúng ta đẩy về phía trước từ vị trí hiện tại của chúng ta, giống như một tàu phá băng đẩy xuyên tảng băng. Với kiểu tư duy kéo, chúng ta nhảy lên trước và sau đó xem xem liệu chúng ta có thể tìm ra một con đường xuyên qua tảng băng.

 

Với kiểu tư duy đẩy, chúng ta nói:

 

Điều này là như vậy, và là kết quả của những gì tiếp sau.

 

Với kiểu tư duy kéo, chúng ta nói:

 

Điều này có thể là như vậy, nếu chúng ta thực hiện bước nhảy này sau đó xem những gì xảy ra tiếp theo.

 

Theo tư duy logic thông thường, mỗi một bước tiến đều phải được chứng minh đầy đủ. Khi chúng ta nhảy trước với sự suy đoán, chúng ta không có được sự chứng minh cho cú nhảy đó. Với sự khiêu khích, chúng ta cũng không cần phải có lý do để nói điều gì đó cho đến tận sau lúc chúng ta nói ra.

 

Các cấp độ suy đoán.

 
 

Trong lối tư duy suy đoán, chúng ta sử dụng một số các từ khác nhau:

 

Có thể.

 

Giả sử rằng.

 

Có lẽ.

 

Có khả năng.

 

Điều gì nếu.

 

PO (?)

 

Cấp độ chắc chắn được phân chia từ cấp độ chắc chắn hoàn toàn xuất phát từ logic hoàn chỉnh tới sự khiêu khích cẩn trọng của tư duy khác lạ.

 

Sự chắc chắn: kết quả của một suy luận logic hoàn chỉnh.

 

Đảm bảo tương đối: không chắc chắn hoàn toàn nhưng hầu như toàn bộ. Chỉ cần khẳng định cuối cùng. Bởi vì chúng ta khó có thể chắc chắn hoàn toàn về những gì xảy ra trong tương lai.

 

Suy đoán hợp lý: chúng ta biết nó là một sự suy đoán nhưng là một suy đoán hợp lý và là suy đoán chắc chắn nhất có thể.

 

Điều có thể: đây chỉ là một điều có thể. Không có nhiều bằng chứng ủng hộ nhưng nó là một điều có thể. Nhiều khi nó mãi chỉ là trên lý thuyết.

 

Sự khiêu khích: chẳng có lý do nào hoặc khả năng nào cho tuyên bố đó. Một ý tưởng khiêu khích được hình thành và sử dụng để đẩy chúng ta ra khỏi lối tư duy thông thường. Sự khiêu khích được viết tắt bằng từ PO. PO một chiếc ô tô có thể có bánh hình vuông.

 

Hành động và thay đổi

 
 

Bác sỹ phải thực hiện những hành động cụ thể. Nhưng họ hiếm khi có tất cả những thông tin mà họ đòi hỏi: bởi vì các thử nghiệm vẫn đang được tiến hành và bởi vì chúng ta chỉ biết tương đối ít về cơ thể con người. Vì thế, hành động của bác sỹ được thực hiện dựa trên những điều tương đối chắc chắn hoặc có sự suy đoán tốt nhất.

 

Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp chúng ta đưa ra hành động không dựa trên sự chắc chắn mà dựa trên sự suy đoán hợp lý. Nhưng đó không phải là kiểu suy đoán mà tôi trình bày ở đây.

 

Trong mục này, tôi xem xét suy đoán như một công cụ đắc lực cho sự tiến triển, cho việc thay đổi ý tưởng, cho sự hình thành ý tưởng mới và cho sự sáng tạo, nói chung.

 

Quan điểm sáng tạo

 
 

Trong tranh luận và trong nhiều tình huống tư duy, chúng ta muốn khẳng định những gì chúng ta đã biết. Một quan điểm sáng tạo, chúng ta muốn tiến lên phía trước với một điều gì đó mới mẻ.

 

Sự suy đoán cho phép chúng ta mở ra những khả năng mới và sau đó là tiếp tục thực hiện những khả năng đó.

 

Sự suy đoán cho phép chúng ta hình thành những khuôn mẫu mới để chúng ta có thể xem xét các chứng cứ theo các cách mới.

 

Sự suy đoán và sự khiêu khích cho phép chúng ta phát triển các công cụ tư duy sáng tạo một cách có cân nhắc để chúng giúp chúng ta thoát khỏi khuôn mẫu tư duy truyền thống.

 

Không có sự suy đoán, một ý tưởng vẫn có thể được phát triển và cải tiến, nhưng thực chất chúng ta không có được một ý tưởng thực sự mới.

 

Quan điểm sáng tạo bao gồm cả rủi ro, sự hành động và sự thử những điều mới.

 

Tư duy khoa học

 
 

Phương pháp khoa học truyền thống là tập hợp và phân tích các chứng cứ. Từ những phân tích đó, chúng ta đưa ra những giả thuyết hợp lý. Sau đó chúng ta sắp đặt để kiểm tra giả thuyết đó. Trên lý thuyết, chúng ta cố gắng chứng minh những giả thuyết đó là sai. Trong thực hành nhiều nhà khoa học gắng sức chứng minh những giả thuyết đó là đúng.

 

Người ta chú trọng nhiều đến thu thập và phân tích dữ liệu trong chương trình đào tạo các nhà khoa học. Phân tích dữ liệu luôn là cách được mọi người tin rằng sẽ giúp hình thành các giả thuyết hợp lý. Ngày nay, rất nhiều người đang nghi ngờ điều này.

 

Liệu phân tích dữ liệu có hình thành nên những ý tưởng mới hay là nó chỉ giúp chúng ta khẳng định những ý tưởng sẵn có. Từ những điều này chúng ta được biết về hành vi của trí óc như một hệ thống tự tổ chức thì trí óc của chúng ta chỉ nhìn thấy những gì nó đã được chuẩn bị để nhìn. Vì vậy, chúng ta đã có sẵn một kho các giả thuyết sẵn có từ những dữ liệu chúng ta kiểm tra. Điều này không tạo ra một ý tưởng hoàn toàn mới.

 

Đó cũng chính là lý do tại sao những bước đột phá (cái được gọi là sự chuyển dịch hos) của các nhà khoa học lại thường cần rất nhiều thời gian. Những người xem xét dữ liệu thông qua những ý tưởng cần rất lâu mới đến được với ý tưởng mới.

 

Nếu chỉ có phân tích dữ liệu không là chưa đủ. Chúng ta cũng cần khả năng sáng tạo để suy đoán và sử dụng các giả thuyết khiêu khích. Nếu chúng ta có thể phát huy những kỹ năng này trong lĩnh vực khoa học, nền khoa học của chúng ta sẽ tiến lên nhanh chóng.

 

Những giả thuyết mới và những ý tưởng khiêu khích cung cấp những giá đỡ để chúng ta có thể tổ chức thông tin và dựa vào đó tìm kiếm thông tin mới.

 

Những giả thuyết mới không bị giới hạn là những giả thuyết hợp lý nhất. Chúng có thể là những tiên đoán và khiêu khích thận trọng.

 

Tư duy kinh doanh

 
 

Sự khởi sự mới, một lĩnh vực đầu tư mới, một doanh nghiệp mới đều là những dẫn chứng của tư duy suy đoán. Ý tưởng được hình thành và sau đó chúng ta tìm cách kiểm tra nó thông qua việc thu thập thông tin và tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường. Có thể vẫn còn đó một vài yếu tố rủi ro, ngay cả khi các doanh nghiệp cho rằng mình đúng theo logic.

 

Để bắt đầu sản xuất sản phẩm hoặc bắt đầu chiến dịch mới, người ta luôn phải tư duy theo kiểu suy đoán: điều gì nếu chúng ta làm điều này… sự phản ứng của các đối thủ cạnh tranh cũng được đoán trước.

 

Vả bởi vì lĩnh vực kinh doanh là lĩnh vực luôn phải đối đầu với những hành động và với tương lai nên luôn có sự suy đoán. Liệu chúng ta nên tăng hay giảm số lượng các vấn đề qua suy đoán. Câu trả lời ở đây là cả hai. Chúng ta cần giảm sự suy đoán và rủi ro bằng cách thu thập thông tin, sử dụng sự kiểm tra và có những chiến dịch trợ giúp. Nhưng đồng thời chúng ta cần tăng những suy đoán nhằm hình thành các lĩnh vực đầu tư mới, những hướng mới và các phương pháp mới.

 

Tóm lược

 
 

Chúng ta thường xuyên tư duy theo kiểu logic học, tức là đi dần từng bước từ vị trí hiện tại đến vị trí tiếp theo nhờ vào lập luận logic. Nhờ vào giả thuyết, suy đoán và sự khiêu khích, chúng ta có thể nhảy lên phía trước mà không cần phải chứng minh đầy đủ. Cấp độ minh chứng có thể được xếp loại từ suy đoán hợp lý và khiêu khích là chúng ta cho phép chúng ta thử nghiệm để cố tìm ra những ý tưởng mới và để xem xét sự việc theo một cách mới. Trong bất kỳ một hệ thống tự tổ chức nào (giống như trí óc) luôn có sự cần thiết về mặt logic để thực hiện những hành vi tư duy này.

 

Bài tập

 
 

1-                 Tại sao bạn nghĩ chuột có đuôi? Hãy đưa ra hai giả thuyết khác nhau.

 

2-                 Cả gia đình đều đi nghỉ cuối tuần. Và khi bạn trở về nhà bạn ngửi thấy mùi khó chịu trong nhà bếp. Bạn nghĩ đó có thể là mùi gì?

 

3-                 Trong rất nhiều truyện cổ tích, một người bình thường được tặng ba điều ước bởi vị thần chai. Giả sử rằng bạn được tặng ba điều ước. Bạn ước những gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi điều ước trở thành hiện thực.

 

4-                 Ban giám đốc để ý thấy một người trợ lý luôn luôn đến đúng giờ vào buổi sáng và thường về rất muộn. Những cách giải thích có thể đối với hành động này là gì? Đưa ra hai cách giải thích hợp lý và hai giải thích không thể chấp nhận được.

 

5-                 Một người mà bạn biết rằng luôn lôi thôi, không gọn gàng và lười biếng. Đột nhiên người này bắt đầu ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, sống có tổ chức và chăm làm. Bạn suy đoán xem đã xảy ra điều gì?

 

6-                 Một vị giám đốc nhận ra rằng đối thủ cạnh tranh chính của công ty mình dường như biết trước được những gì công ty ông định làm. Vị giám đốc cho rằng có sự rò rỉ thông tin. Có thể từ các nguồn sau:

 

–                     Từ một trợ lý cao cấp đã thôi việc ba tháng trước.

 

–                     Từ một người bạn do bạn bè giới thiệu để thay thế người trợ lý.

 

–                     Những thông tin sai mà ông cung cấp cho người trợ lý mới đã không được đối thủ sử dụng.

 

–                     Người trợ lý đã nghỉ việc hiện đang làm cho một công ty khác.

 

–                     Bạn nghĩ gì về điều này.

 

7-                 Tại sao bạn nghĩ mọi người thích tranh luận? Hãy đưa ra ba giả thuyết khác nhau.

 

8-                 Giả sử rằng bò là loài động vật cực kỳ nhỏ. Điều gì sẽ xảy ra.

 

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.