Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy

Những điều được dạy từ cuốn sách này



Có ba cách có thể dạy các phương pháp tư duy dựa trên cuốn sách này.

 

1.      Cùng với những người lớn hơn, những đứa trẻ hiểu biết hơn và những người yêu thích việc suy nghĩ, đứa trẻ có thể đọc toàn bộ cuốn sách cùng với cha mẹ chúng. Những điểm cơ bản và các phương pháp sau đó nên được đem ra bàn bạc. Những bài tập thực hành cũng nên được đem thực hành cùng nhau. Theo cách học như vậy, sẽ thuận lợi hơn nếu chúng ta có thêm một bản sao cuốn sách để đứa trẻ và cha mẹ chúng có sách để bàn bạc.

 

2.      Với những đứa trẻ và những người không thích việc đọc từ đầu đến cuối cuốn sách, những bậc cha mẹ nên đọc cuốn sách và liệt kê tất cả những thông tin quan trọng, sau đó dạy cho đứa trẻ. Một vài những dữ liệu có thể được lược bớt hoặc làm đơn giản hơn. Những phần mô tả các quá trình thực tế, cha mẹ nên đọc trực tiếp cho bọn trẻ nghe.

 

3.      Với những đứa trẻ và những người ít có khả năng nghe bố mẹ đọc toàn bộ cuốn sách mà muốn chọn lựa một số phần của cuốn sách. Cuốn sách này được xem như một cách tóm lược đối với những đứa trẻ thuộc lứa tuổi này và sau đó để chúng nhìn lại đầy đủ cuốn sách khi chúng trở nên lớn tuổi hơn.

 

Ba cách tiếp cận trên được trình bày theo sơ đồ ở trang sau.

 

 

Động lực

 
 

Động lực chính là mấu chốt. Nếu không có động lực, sẽ rất khó để dạy bất cứ một cách suy nghĩ nào.

 

Thật không may, nếu ta nói với một đứa trẻ rằng “sự tư duy” sẽ giúp chúng rất nhiều trong việc học ở trưởng hoặc trong những tình huống ngoài giờ học, thì hầu hết với các đứa trẻ, chúng ta chẳng khiến cho chúng có động lực nào để học cách suy nghĩ.

 

Việc suy nghĩ nên được dạy như một trò chơi, sống động, hài hước, được yêu thích. Kinh nghiệm của tôi đã chỉ ra rằng trẻ em yêu thích suy nghĩ. Chúng yêu thích việc sử dụng trí óc của chúng để có những ý tưởng. Nhưng chúng cũng yêu thích sự thể hiện. Đặt một đứa trẻ trước một vấn đề không thể giải quyết chính là cách đi ngược với động lực. Nếu một bài tập hoặc bài thực hành dường như khó và nhàm chán, hãy bỏ qua chúng và xem xét các mục khác. Quá trình suy nghĩ mới là việc quan trọng chứ không phải là từng mục cụ thể.

 

Những trẻ em ở độ tuổi từ 9 đến 11 là lứa tuổi yêu thích việc suy nghĩ nhất. Sau độ tuổi đó, những đứa trẻ có xu hướng trở nên bảo thủ và chỉ muốn câu trả lời của chúng là đúng. Lứa tuổi thanh thiếu niên có xu hướng vừa mang tính tự vệ và thiển cận mà tự mãn về suy nghĩ của chúng, bởi vì cảm giác sợ mình là người sai. Suy nghĩ là một sự thể hiện. Có những lúc bạn thể hiện tốt nhưng cũng có lúc bạn thể hiện không được tốt, trong những tình huống đòi hỏi quá nhiều kỹ năng. Bạn có thể là một người chơi tennis dưới khả năng tốt nhất của bạn, nhưng bạn vẫn chơi tennis.

 

Một cách để duy trì và khơi nguồn động lực chính là nhờ sự lựa chọn các mục để thực hành hoặc những bài tập. Những bài tập này nên chứa đựng sự hài hước và có thể suy đoán. Thật là sai lầm nếu bạn chỉ chú trọng đến những mục khó khăn và quan trọng. Mục đích của cuốn sách này là giúp đỡ để dạy các kỹ năng suy nghĩ, chứ không phải chỉ ra một cách trực tiếp cho các bậc cha mẹ có thể bảo bọn trẻ phải làm gì và không được làm gì.

 

Động lực phụ thuộc vào cảm giác thành tích. Và bởi vì không phải chỉ có một câu trả lời đúng hoặc một câu trả lời duy nhất. Nên thành tích đạt được theo những cách khác nhau. Liệu bạn có bao nhiêu phương án phối hợp? Những ý tưởng của bạn so sánh với những ý tưởng của tôi như thế nào? Liệu chúng ta có thể cộng thêm điều gì vào danh sách đó.

 

Với những ý tưởng mà trước đó bạn chưa từng có, bạn sẽ thấy rất ngạc nhiên khi nó mang lại động lực thúc đẩy lớn lao. Động lực cũng được tạo ra nhờ sự so sánh và sự cạnh tranh. Cuối cùng, đó là động lực của sự trôi chảy. Khi bạn có thể trượt tuyết, bạn yêu thích trượt tuyết. Khi bạn có thể thực hiện một phương pháp suy nghĩ, bạn cũng sẽ yêu thích nó. Thực hiện một nhiệm vụ tư duy với sự tự tin và hiệu quả, tự bản thân nó đã là một sự thúc đẩy lớn lao.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.