Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy

HÀNH VI TƯ DUY



Thường thì chỉ có hai kiểu hành vi tư duy:

 

Bạn muốn tư duy.

 

Bạn phải tư duy.

 

Bạn muốn tư duy: bạn đã có cách để giải quyết một vấn đề nào đó, bạn không gặp phải vấn đề gì và bạn có thể tiến hành mọi việc theo đúng cách đó, nhưng bạn muốn xem xem liệu còn có cách nào tốt hơn không. Liệu có cách nào để làm nhanh hơn, đơn giản hơn, tốn ít chi phí hơn, ít lỗi lầm hơn, ít lãng phí hơn, ít gây ô nhiễm hơn, ít nguy hiểm hơn…?. Đây là những câu hỏi mấu chốt cần được hỏi trong bất kỳ một bài tập trau dồi nào. Kiểu suy nghĩ này đặc biệt quan trọng trong kinh doanh, trong lĩnh vực cơ khí, trong việc điều hành chính phủ, khi mà mọi quyết định được đưa ra đều chú trọng đến hiệu suất, hiệu quả và cắt giảm chi phí. Trong đời sống của mỗi cá nhân, chúng ta cũng đều cần cân nhắc những điều tương tự. Khó khăn ở chỗ bạn không bắt buộc phải suy nghĩ theo kiểu này, nhưng bạn cần phải muốn làm điều đó.

 

Bạn đang phải đưa ra một quyết định hoặc một sự lựa chọn. Bạn đang tổ chức một việc gì đó hoặc đang đưa ra một kế hoạch. Bạn đang phải thiết kế gì đó. Bạn có thể làm được tất cả điều này. Bạn không hề đang bị mắc kẹt. Nhưng bạn cảm thấy rằng nếu bạn suy nghĩ thêm một chút nữa thì những sự lựa chọn, những quyết định, sự tổ chức, kế hoạch và sự thiết kế sẽ tốt hơn so với những gì mà bạn không định dành thời gian để suy nghĩ. Cho nên bạn muốn đầu tư thời gian để suy nghĩ thấu đáo mọi việc. Một quyết định được suy nghĩ kỹ càng tất nhiên là tốt hơn so với một quyết định hấp tấp. Một thiết kế cẩn thận dĩ nhiên là tốt hơn so với ý tưởng ban đầu nảy sinh trong đầu bạn. Vì tất cả điều đó, bạn muốn suy nghĩ. Nếu bạn nhận thức được vai trò của các công cụ tư duy và cấu trúc tư duy, bạn sẽ có thêm động lực để suy nghĩ về những vấn đề này. Không có sự trợ giúp của những công cụ như vậy, bạn có thể suốt ngày chỉ lặp lại một cách nghĩ. Trong trường hợp này, việc học tư duy cũng chính là một động lực thúc đẩy bạn.

 

Bạn cũng phải dành thêm nhiều thời gian để suy nghĩ bởi vì bạn sẽ yêu thích việc suy nghĩ. Điều này xảy đến với bạn khi tư duy trở thành một sở thích, một môn thể thao, một kỹ năng mà bạn yêu thích.

 

Bạn phải tư duy: có một vấn đề mà bạn không thể giải quyết được. Bạn rơi vào tình trạng khó xử và rất khó để đưa ra quyết định. Có sự  mâu thuẫn và làm sự việc trở nên xấu đi. Có sự cần thiết phải đưa ra một ý tưởng mới và bạn không thể làm điều này. Bạn cần tìm một cơ hội nhưng bạn không thể làm vậy. Nói tóm lại, bạn bị bế tắc. Bạn không thể tiến lên phía trước. Bạn không có sự lựa chọn. Bạn buộc phải suy nghĩ. Không có một cách quen thuộc nào để bạn xử lý tình huống này. Cách suy nghĩ thường lệ chẳng giúp được gì cho bạn. Bạn phải suy nghĩ kỹ càng hơn, sâu hơn.

 

Rõ ràng là có sự khác biệt giữa nhu cầu của bạn và điều mà chúng ta gọi là “ sự tham lam của bạn”. Có những khi bạn bắt buộc phải suy nghĩ bởi vì bạn lâm vào tình huống nguy hiểm hoặc bạn thực sự có vấn đề cần phải giải quyết ngay lập tức. Nếu bạn đang lái xe ô tô và xe của bạn bị bẹp lốp, bạn sẽ phải giải quyết ngay vấn đề đó. Trong những tình huống do sự tham lam, bạn cũng muốn tiến lên phía trước, bạn muốn có thêm tiền để mua ô tô tốt hơn. Bạn muốn có một nơi thú vị hơn để đi nghỉ. Bạn muốn bắt đầu một công việc kinh doanh. Bạn muốn có thêm bạn bè. Bạn không thực sự phải làm điều gì, nhưng bạn muốn làm chúng. Và nếu bạn muốn làm, nhưng chúng lại không dễ để làm, bạn sẽ phải suy nghĩ thực sự. Ngay cả bản thân bạn, bạn cũng nên tạo dựng cho mình sự cần thiết phải suy nghĩ, bởi vì bạn luôn có nhiều điều cần quan tâm.

 

Rõ ràng rằng, bạn càng suy nghĩ tốt hơn, bạn càng ít vướng vào tình trạng bế tắc. Và dần dần trong bạn hình thành thói quen thích tư duy, những việc buộc phải nghĩ giờ đây chuyển thành muốn nghĩ.

 

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.