Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy

Sự đòi hỏi và sự phản đối



“tại sao tôi lại phải thức dậy vào buổi sáng?”

 

“tại sao tôi lại phải mang ca ra vat”

 

“tại sao tôi lại phải đi đến trường học?”

 

Đối với nhiều người, ý tưởng về sự suy nghĩ được coi như sự đòi hỏi, sự phản đối và sự tranh luận. Đây chính là lý do tại sao mà nhiều chính phủ, cơ quan giáo dục, các nhà chức trách và cả các bậc phụ huynh thường phản đối ý tưởng dạy lối suy nghĩ. Họ xem việc suy nghĩ chính là nguyên nhân gây ra tình trạng chia rẽ, sự phản đối và sự tranh luận không có chiều chấm dứt. Thực chất thì những khả năng trên chỉ xảy ra khi lối tư duy phản đối theo mẫu cũ chiếm ưu thế trong xã hội.

 

Nhưng chương trình dạy tư duy cort hiện nay được nhiều nền văn hóa và nhiều hệ tư tưởng áp dụng (từ những người thiên chúa giáo, những người theo đạo tin lành, những người theo chủ nghĩa mac, những người hồi giáo, những người trung hoa). Bởi vì chương trình cort trình bày lối suy nghĩ xây dựng, lối suy nghĩ khác biệt nhiều so với lối suy nghĩ yêu cầu và phản đối. Trên thực tế, một số chính phủ đã xem việc dạy lối tư duy xây dựng như là một cách bảo vệ tốt nhất để chống lại sự tràn lan của lối tư duy phản đối mà những người trẻ tuổi không được học cách suy nghĩ thường đem áp dụng.

 

Lối tư duy đòi hỏi có mối liên hệ khá chặt chẽ đối với lối suy nghĩ phê phán và lối suy nghĩ đối đầu. Lối suy nghĩ này xuất phát từ quan niệm cho rằng sự phản đối hoặc sự đòi hỏi là cần thiết và phía bên kia ( hoặc các nhà chức trách) sẽ bằng cách này hay cách khác làm cho mọi việc trở nên đúng đắn. Đây là lối suy nghĩ thường gặp ở con trẻ khi đòi hỏi bố mẹ chúng làm những điều mà chúng cho là đúng.

 

Lối tư duy phản đối chỉ mang lại lợi ích tốt nhất trong một số khía cạnh cuộc sống, đó là những vấn đề liên quan đến sinh thái học; sự tạm ngừng việc săn bắt cá voi, quyền phụ nữ, quyền cho những người thiểu số, an toàn giao thông…sự phản đối có vai trò xóa bỏ sự bất công và làm tăng nhận thức của mọi người về vấn đề đang được quan tâm. Khi những lỗi lầm đã được xóa bỏ, sự phản đối cần được dừng lại ở đó. Lúc này, sự việc cần được xem xét bằng lối tư duy sáng tạo và xây dựng, lối tư duy phản đối không còn phù hợp nữa.

 

Lối tư duy đòi hỏi cũng có những mặt tích cực nhất định. Nếu không có sự đòi hỏi, chúng ta sẽ không thoát ra khỏi được những ý tưởng cũ để phát triển những ý tưởng mới tốt hơn. Xét về mặt này, đòi hỏi chính là một phần của tư duy sáng tạo.

 

Mặt tiêu cực của lối tư duy đòi hỏi là chúng ta đã sử dụng lối tư duy này để đối lập với những ý tưởng hiện có và đòi hỏi phía bên kia phải đưa ra những quan điểm bảo vệ ý tưởng của họ hoặc cải tiến chúng.

 

Những điều mà chúng ta thu được từ mặt tích cực của lối tư duy đòi hỏi chính là việc chúng ta biết được giá trị của những ý tưởng đang tồn tại, sau đó chúng ta sẽ tạo ra một ý tưởng mới và đặt nó song song với ý tưởng đó. Bằng cách này, chúng ta nhận ra được những giá trị và ích lợi của ý tưởng mới.

 

Những cuộc cách mạng truyền thống luôn mang ý nghĩa tiêu cực: xác định kẻ thù và chiến đấu để đánh bại hoàn toàn kẻ thù.

 

Nay đã đến lúc chúng ta thiết kế theo hướng phát triển những cuộc cách mạng mang ý nghĩa tích cực, ở đó, sẽ chẳng có ai là kẻ thù mà chỉ có sự kiến thiết làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.