Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy
Sự giản đơn hóa
Quy tắc cơ bản là “sự giản đơn”. Khi bạn có ý định bỏ qua hẳn một phần, thì tốt hơn hết là bạn hãy đọc hết phần đó, sau đó giản đơn hóa quá trình. Tất nhiên là không thể quá giản đơn mọi tình huống. Có nhiều phần trong cuốn sách này được trình bày chi tiết hơn những phần khác bởi vì nó phù hợp để những đứa trẻ ở độ tuổi lớn và có khả năng xem xét, nhưng ngay cả những phần này, bạn cũng có thể xử lý chúng theo cách giản đơn hóa.
Bạn hãy nói với bản thân “cách đơn giản nhất tôi có thể nêu ra vấn đề này là gì?”.
Bạn đừng sợ rằng mình sẽ bỏ qua điều gì đó quan trọng. Đừng tìm kiếm những gì mà bạn bỏ lại mà hãy quan tâm đển những gì bạn trình bày. Những thứ đơn giản được sử dụng có hiệu quả sẽ tạo ra sự khác biệt trong việc thực hành các kỹ năng tư duy.
Và điều quan trọng nhất là tránh sự nhầm lẫn. Nếu bạn cảm thấy có điều gì nhầm lẫn, hãy làm lại từ đầu.
Bạn hãy yêu cầu con bạn nhắc lại những điều mà bạn đã dạy bé. Đây là cách kiểm tra tốt nhất xem bé đã hiểu vấn đề đến đâu.
Những bài thực hành và ví dụ nên được trình bày rõ ràng. Nó là sự rèn luyện kỹ năng, chứ không phải là việc dạy triết lý.
Tôi sẽ chia nhóm đối tượng của cuốn sách này thành ba nhóm.
Nhóm trẻ: bao gồm những đứa trẻ dưới 9 tuổi.
Nhóm giữa: bao gồm những trẻ trong độ tuổi từ 9 đến 14.
Nhóm lớn hơn: bao gồm những đứa trẻ quá 14 tuổi.
Nhưng sự bất thường của trẻ trong độ tuổi có thể làm thay đổi khả năng tư duy. Ví dụ, một đứa trẻ thuộc nhóm trẻ nhưng khả năng tư duy của nó có thể được xếp vào nhóm giữa. Và một đứa trẻ thuộc nhóm lớn hơn nhưng khả năng tư duy kém hơn có thể lại được xếp vào khả năng tư duy của nhóm giữa.
Sự kiên nhẫn của các bậc cha mẹ cũng làm thay đổi khả năng chia nhóm của trẻ. Những bậc cha mẹ chuẩn bị được nhiều thời gian nghiên cứu cuốn sách và đơn giản hóa các quá trình tư duy được trình bày có thể sử dụng những phần được áp dụng cho trẻ thuộc nhóm giữa cho những trẻ thuộc nhóm trẻ, hoặc áp dụng phần cho trẻ thuộc nhóm lớn hơn cho những trẻ thuộc nhóm giữa.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.