Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy
Tự tổ chức
Hãy xem xét một bàn cờ. Người chơi cờ dịch chuyển những quân cờ xung quanh bàn cờ theo luật của trò chơi. Những quân cờ và bàn cờ là những vật thụ động. Chính người chơi cờ là người đưa ra hành động. Hệ thống thông tin của chúng ta cũng là những dạng như vậy. Chúng ta dự trữ những biểu tượng, từ, số liệu và sắp xếp chúng tuân theo những quy định của trò chơi. Những quy định đó có thể là những quy định của toán học, ngôn ngữ học hoặc logic học.
Giờ chúng ta hãy xem xét một loại hệ thống khác. Mưa đổ xuống một vùng đất hoang sơ, tự nhiên. Lâu dần, mưa tạo nên những dòng chảy, những nhánh nước và những dòng sông. Sự hình thành này được gọi là hệ thống tự tổ chức bởi vì mưa và mảnh đất tự chúng hình thành nên khuôn mẫu của dòng chảy.
Hệ thống tự tổ chức càng ngày càng thu hút được sự quan tâm của mọi người. Vào năm 1969, trong cuốn sách “cơ chế của trí óc”, tôi đã chỉ ra rằng mạng lưới thần kinh của não bộ được tổ chức đơn giản sẽ tạo nên sức mạnh của hệ thống tự tổ chức. Kể từ đó, có nhiều người đã phát triển ý tưởng này. Trong một cuốn sách khác, cuốn “tôi đúng còn anh sai”, tôi cũng mô tả lại cơ chế này và chỉ ra việc cần áp dụng cẩn trọng mọi hệ thống thông tin như vậy trong thói quen tư duy thông thường của chúng ta.
Sự hiểu biết của chúng ta về mặt nhận thức, hài hướC và Sáng tạo phụ thuộc trực tiếp vào sự hiểu biết của những hệ thống tự tổ chức. Sự hài hước là một hành vi quan trọng trong trí óc con người. Bởi vì nó nhận diện các loại hệ thống. Các nhà triết học và các nhà tâm lý học thường bỏ qua sự hài hướC và Sự sáng tạo, điều này chứng tỏ họ chỉ tìm kiếm những hệ thống thụ động, chứ không phải là một hệ thống tự tổ chức.
Hệ thống tự tổ chức hình thành nên các mẫu. Một khi chúng ta là một mẫu, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác, ngoài chính mẫu đó. Những khuôn mẫu là cố định tạo nên mẫu của các tình huống, nhưng khi tình huống thay đổi, những mẫu đó cũng có thể thay đổi. Một mẫu thực sự là một mẫu không cố định với một tình huống, mà có thể đem áp dụng trong một số tình huống.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.