Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy
KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN
– Anh đã nghĩ trong 20 phút rồi, kết quả là gì vậy?
– Năm phút để suy nghĩ đã hết, kết quả ở đây là gì?
– Cuộc họp này đã diễn ra hàng giờ rồi, chúng ta cũng đã bàn bạc rất nhiều, kết quả chúng ta thu được là gì?
Thường thì có hai phương án trả lời cho câu hỏi đó.
Đây là giải pháp cho vấn đề đó. Đây là câu trả lời. Đây là quyết định. Đây là kết luận.
Chúng ta dường như chẳng nghĩ thêm được gì.
Khi buổi họp đi đến hồi kết, kết quả thu được là gì? Liệu đó có đơn thuần là việc có một câu trả lời cụ thể hoặc chẳng có câu trả lời nào cả? Liệu khi chúng ta không có được câu trả lời cụ thể, có phải chúng ta đang lãng phí thời gian?
Nếu bạn dường như chẳng tiến thêm được bước nào cả, tư duy lúc này trở thành một việc không còn làm cho bạn cảm thấy thích thú. Do vậy, điều quan trọng là phải chú trọng đến kết quả của bất kỳ công việc tư duy nào. Kết quả không chỉ là việc có tìm được ra câu trả lời đúng hay không.
Có nhiều khả năng đạt được kết quả khác nhau, nhưng chúng ta có thể đơn giản hóa chúng thành ba loại cụ thể sau đây.
1- có được tấm bản đồ hoàn tất hơn (sự khám phá tốt hơn).
2- chỉ ra sự cần thiết.
3- có được câu trả lời cụ thể.
Có được tấm bản đồ hoàn tất hơn
Vào thời điểm kết thúc việc tư duy, bạn có được tấm bản đồ hoàn thiện hơn về những điều bạn đã tư duy. Tuy bạn không đưa ra được câu trả lời cụ thể nhưng bạn đã xem xét toàn bộ vấn đề. Bạn đã khám phá nó.
Bạn có được một ý tưởng tốt hơn về thông tin, khái niệm và cảm giác về vấn đề.
Bạn cũng có thể chỉ ra một số sự thay thế. Đó có thể là cái nhìn thay thế, những chuỗi hành động thay thế, cách tiếp cận và những giá trị thay thế. Có thể bạn không thể dựa vào đó để đưa ra một kết luận, nhưng ít nhất bạn cũng nhận thức được những sự thay thế. Đó là một điều đáng để làm.
Có đôi khi, mục đích cụ thể của việc tư duy chính là để khám phá một vấn đề. Sự khám phá cũng đem lại cho chúng ta những giá trị nhất định.
Những câu hỏi mà bạn nên tự đặt ra cho bản thân (để trở thành một thói quen) là:
– tôi đã tìm được những gì?
– tôi đã biết thêm được những gì mà lúc đầu tôi chưa biết?
Sau khi tư duy về một vấn đề, bạn có được một ý tưởng rõ ràng hơn về lý do tại sao bạn không thể đi xa hơn, tại sao bạn lại không thể đi đến một kết luận.
Đó có thể là nhu cầu cần có những thông tin thiết yếu và bạn không thể hoàn tất quá trình tư duy nếu không có những thông tin đó.
Không có những thông tin đó, chúng ta không thể đưa ra kết luận.
Đó có thể là việc bạn đã thu hẹp vấn đề, diễn giải nó thành một khó khăn cụ thể, bạn đã chỉ ra điểm mấu chốt của chỗ tắc nghẽn.
Điều bế tắc của chúng ta là chúng ta không có cách nào để nói xem những chất hóa học mới này sẽ phát huy tác dụng khi đem ứng dụng thực tế.
Chỉ ra sự cần thiết hoặc chỗ bế tắc cũng đồng nghĩa với việc đạt được những thành công đáng kể. Bạn chưa có được câu trả lời cuối cùng nhưng bạn có thể tiến gần hơn đến nó. Bạn biết rõ ràng hơn về bước tiếp theo bạn cần làm gì. Bạn phải tìm ra những thông tin cần thiết. Bạn phải vượt qua chỗ bế tắc. Nhờ đó, cách tư duy của bạn sẽ chú trọng hơn đến vấn đề.
Những câu hỏi bạn cần tự hỏi bản thân (để trở thành một thói quen) là:
– điểm bế tắc ở đây là gì? Điều gì đã ngăn cản chúng ta đưa ra kết luận.
Điều này có nghĩa là bạn đã có được một kết luận. Bạn đã đã đến một quyết định, bạn đã đến được một điểm thiết kết, bạn đã có được một kế hoạch hoặc chiến lược cụ thể.
Trong những vấn đề toán học tại trường học, khi bạn có câu trả lời, bạn có thể kiểm tra ngay lập tức xem nó đúng hay sai. Trong cuộc sống thực tế, vấn đề lại không giống như vậy. Khi bạn có câu trả lời, dường như câu trả lời đó đối với bạn sẽ phát huy tác dụng trong thực tế. Hoặc đó chỉ là câu trả lời tốt nhất mà bạn đưa ra nhưng bạn không thực sự biết được nó sẽ diễn ra như thế nào.
Điều giá trị ở đây là bạn đã có thể đi đến một kết luận, đó là điều tốt nhất bạn có thể làm được.
Những câu hỏi quan trọng mà bạn nên tự đặt ra (để trở thành một thói quen) là:
– câu trả lời ( kết luận của tôi là gì)?
– tại sao tôi lại cho rằng nó sẽ thực thi được?
Vào thời điểm kết thúc bất kỳ cuộc họp nào, chúng ta cần nỗ lực để đưa ra một kết quả về những gì chúng ta đã tư duy.
· Nếu bạn không có câu trả lời cụ thể, bạn sẽ tự hỏi:
· Tôi đã tìm ra được những gì?
· Điểm bế tắc ở đây là gì?
Nếu bạn có một câu trả lời cụ thể, bạn sẽ tự đặt câu hỏi:
· Câu trả lời của tôi là gì?
· Tại sao tôi lại cho rằng nó sẽ thực thi được?
Những câu hỏi này sẽ trở thành một thói quen tự nhiên trong cách tư duy của bạn. Điều này có nghĩa là những câu hỏi đó sẽ được áp dụng trở thành thông lệ tại thời điểm kết thúc của tất cả các quá trình tư duy.
Kế hoạch này có thể được sử dụng trong việc thực hành tư duy để phát huy những kỹ năng tư duy. Nó cũng được sử dụng để luyện tập tư duy trong những lúc rỗi rãi. Hoặc nó có thể được áp dụng khi cần suy nghĩ nghiêm túc về một chủ đề.
Nguyên tắc thời gian là rất quan trọng, bởi vì nó buộc chúng ta phải tập trung suy nghĩ của chúng ta vào việc suy nghĩ. Chúng ta nên sử dụng đồng hồ để đặt thời gian tư duy tùy thuộc vào những giai đoạn cụ thể khác nhau. Sẽ ít giá trị hơn nếu bạn đặt mục tiêu cho việc tư duy của bạn “khoảng chừng năm phút”. Trong cuốn sách của mình, tôi ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng chính xác thời gian tư duy.
Một phút
· Nhận rõ mục đích của việc suy nghĩ.
· Nhận rõ điều cần chú trọng.
· Nhận rõ về kiểu kết quả mà bạn cần đạt được.
· Nhận rõ về tình huống.
Nếu bạn không được cung cấp đủ những thông tin cần thiết, bạn đừng lãng phí thời gian đặt ra những câu hỏi. Thay vì đó, tự bạn xây dựng tình huống và sau đó bạn sẽ có được những thông tin mà bạn muốn khi bạn có câu trả lời. Ví dụ, nếu vấn đề đang xem xét là việc một cậu bé đã ăn cắp đồ, bạn có thể muốn biết về độ tuổi của cậu bé này và biết xem liệu cậu ta có thường xuyên ăn cắp. Vì thế, bạn nói” tôi giả sử đây là một cậu bé 14 tuổi và đây là lần đầu tiên cậu ta trộm đồ”.
Hai phút tiếp theo
Trước tiên, bạn khám phá chủ đề dựa trên những thông tin và kinh nghiệm của bản thân bạn. Sau đó, bạn bắt đầu với một vài ý tưởng.
Sau cùng, bạn cố gắng cô đọng ý tưởng của bạn thành một số lựa chọn. Những lựa chọn này có thể là chuỗi hành động, giải pháp về một vấn đề.
ở phần sau của cuốn sách này, tôi trình bày một số công cụ trợ giúp giai đoạn tư duy này. Lúc này, bạn chỉ cần vận dụng những kỹ năng tư duy bạn đang có là đủ.
Vào thời điểm cuối cùng của hai phút tư duy, bạn nên đưa ra một vài sự lựa chọn.
Những câu hỏi có thể giúp ích cho bạn là:
· Liệu có câu trả lời cụ thể nào không
· Những câu trả lời thường thấy ở đây là gì
· Trong những điều kiện cụ thể, tôi muốn làm điều gì
· Làm sao tôi có thể đưa mong ước của mình trở thành hành động cụ thể
· Có sự lựa chọn nào khác không
Phút tư duy tiếp theo
Đây là giai đoạn lựa chọn hoặc quyết định. Vào cuối giai đoạn trước, bạn nên đưa ra một vài lựa chọn. Và lúc này, bạn phải quyết định chọn lựa chọn nào trong số chúng. Những câu hỏi có thể giúp ích cho bạn là:
· Lựa chọn nào là lựa chọn dường như khả thi nhất?
· Lựa chọn nào là lựa chọn có khả năng ứng dụng thực tế nhất?
· Lựa chọn nào là phù hợp nhất với nhu cầu và ưu tiên của bạn?
· Lựa chọn nào là phù hợp nhất với hoàn cảnh trong bài tập tư duy này?
Tình huống cụ thể của bài tập tư duy là rất quan trọng. Mọi người có thể đặt hy vọng vào bạn đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh và đầy đủ, ngay cả khi nó đã được nêu ra trước đó. Mọi người cũng có thể trông chờ bạn đưa ra một ý tưởng độc đáo, ngay cả khi ý tưởng này ít tính khả thi.
Một phút cuối cùng
Nếu bạn đã đưa ra một kết luận, một câu trả lời hoặc một quyết định, hãy kiểm tra lại nó bằng việc đưa ra lần lượt những lý do tại sao bạn lại cho rằng nó khả thi. Đó cũng chính là điều kiện để bạn so sánh nó với những giải pháp khác để chỉ ra tại sao giải pháp của bạn tốt hơn.
Nếu bạn vẫn chưa có một kết luận, bạn nên sử dụng phút cuối cùng này để xác định kết quả việc tư duy của bạn theo một cách khác.
· Bạn đã học được những gì qua việc tư duy về chủ đề này?
· Những sự lựa chọn mà bạn quan tâm, ngay cả khi bạn không thể chọn lựa chọn nào?
· Những cách tiếp cận thay thế là gì?, ngay cả khi chúng không phải là những giải pháp.
· Bạn thực sự cần những thông tin thêm nào?
· Những điểm bạn bế tắc ở đây là gì?
· Vấn đề mấu chốt ở đây là gì?
Kết quả
Tại thời điểm kết thúc năm phút tư dy, bạn có thể đưa ra kết quả của bạn. Bạn có thể trực tiếp làm điều này mà không cần chờ người khác yêu cầu bạn làm điều này.
Bài tập luyện chương trình tư duy năm phút
1- hãy dàn dựng một chương trình tư duy năm phút cho tình huống sau đây: những người khách của người hàng xóm nhà bạn luôn đỗ ô tô trước cửa gara nhà bạn làm bạn không thể sử dụng gara đó. Bạn sẽ làm gì?
2- thực hiện chương trình tư duy năm phút cho tình huống sau: một cuộc điều tra chỉ ra rằng hầu hết mọi người ăn quá nhiều đều là những người béo phì. Bạn có thể làm gì?
3- một cô gái cảm thấy giáo viên đang đối xử không công bằng với cô, liệu cô ấy có thể làm gì? Hãy thực hiện chương trình tư duy năm phút.
4- một phân xưởng tạo ra một mùi khó chịu. Công ty sở hữu phân xưởng đó nhận được rất nhiều lời phàn nàn của những người sống xung quanh đó. Khi công ty bắt đầu xây dựng thì không có ai sống quanh đó. Nhưng hiện giờ lại có rất nhiều người. Vậy người chủ phân xưởng đó nên làm gì? Hãy cố áp dụng chương trình tư duy năm phút cho tình huống này.
5- nếu loài người có nhiệm vụ lựa chọn hướng tiến hóa và phải lựa chọn môi trường sống là sống trên đất liền hoặc sống trong nước như cá voi, điều gì sẽ xảy ra? Hãy thử áp dụng chương trình tư duy năm phút.
6- bạn sẽ phải làm gì với tình hình phạm tội của giới trẻ (trong độ tuổi từ 14 đến 17). Ứng dụng chương trình tư duy năm phút.
7- một người bạn của bạn muốn tổ chức một bữa tiệc tại nhà nhưng mẹ của bạn ấy cấm làm điều đó. Áp dụng chương trình tư duy năm phút xem bạn giải quyết vấn đề này như thế nào?
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.