Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy
TƯ DUY KHÁC LẠ
Liệu sáng tạo có phải là một khả năng thần bí mà chỉ một số ít người có được?
Liệu tư duy sáng tạo có phải là một bộ phận của kỹ năng tư duy và vì thế có thể có được kỹ năng đó nhờ vào việc học và phát triển nó?
Sáng tạo: từ sáng tạo trong tiếng anh có nghĩa là làm điều gì đó hoặc mang lại điều gì đó. Những thứ được làm là mới bởi vì nó chưa có trước đây. Nhưng cũng có thể nó không chứa đựng một ý tưởng mới. Tôi thích gọi kiểu tư duy này là kiểu tư duy xây dựng.
Nghệ thuật: từ sáng tạo có nghĩa rất rộng và bao gồm cả nghệ thuật bởi vì trong nghệ thuật rất nhiều thứ mới được tạo ra. Nghệ thuật bao gồm sức mạnh của sự biểu đạt, tình cảm và nhiều thứ khác. Một vài nghệ sỹ (trong lĩnh vực âm nhạc, thiết kế, kiến trúc, kịch…) đã nói với tôi rằng họ đã sử dụng các phương pháp của tôi, nhưng tôi không khẳng định rằng các phương pháp của mình chỉ về sự sáng tạo trong nghệ thuật.
Thiên tài: tôi không đảm bảo rằng có thể khiến mọi người trở thành thiên tài. Cấp độ sáng tạo của một thiên tài thực tế phụ thuộc vào một số phẩm chất đặc biệt (chẳng hạn khả năng tưởng tượng). Tuy nhiên, nhiều thiên tài đã sử dụng các phương pháp tương đối giống với kiểu tư duy mới lạ. Chẳng hạn như Anhxtanh đã thực hiện các thí nghiệm tưởng tượng, giống như tư duy khiêu khích của lối tư duy khác lạ.
Thay đổi ý tưởng và nhận thức: tôi đặc biệt quan tâm tới khả năng thay đổi ý tưởng và nhận thức. Đây cũng chính là mục tiêu của tư duy khác lạ.
Nếu tư duy khác lạ thực chất là một kỹ năng, tất cả mọi người có thể có được kỹ năng tư duy mới lạ, nếu mọi người nỗ lực. Với bất cứ một kỹ năng nào, chúng ta sẽ trở nên thành thục hơn nếu chúng ta cố gắng hơn.
Qua nhiều năm, rất nhiều người vốn là những người sáng tạo và đã giành được nhiều thành công nhờ sự sáng tạo đã nói với tôi rằng lối tư duy khác lạ giúp ích cho họ rất nhiều.
Tôi phát minh ra thuật ngữ: tư duy khác lạ vào năm 1969. Và ngày nay, thuật ngữ này đã trở thành một bộ phận của anh ngữ và là một mục từ trong cuốn từ điển Oxford.
Đôi lúc, mọi người luôn sử dụng tư duy khác lạ để mang lại nhận thức mới và ý tưởng mới. Đôi khi, những kinh nghiệm tình cờ lại châm ngòi cho những ý tưởng mới.
Việc hình thành và phát triển phương pháp tư duy khác lạ đã được mọi người ghi nhận và trở thành một phần có giá trị và hữu ích của tư duy. Nó cũng được mọi người sử dụng ngày càng đông đảo. Bên cạnh đó, nó còn giúp mọi người phát triển và sử dụng các kỹ thuật tư duy một cách cẩn trọng. Và trên tất cả, mọi người đã gắn được lối tư duy này vào hệ thống thông tin tự tổ chức. Nếu chúng ta xem xem một hành vi của hệ thống thông tin tự tổ chức, chúng ta sẽ thấy rằng để tư duy khác lạ chúng ta cũng chỉ cần cố gắng như đối với logic và toán học. Chẳng có điều gì cao siêu cả.
Tư duy khác lạ không chỉ giới hạn dành cho các nhà kiến trúc, quảng cáo, thiết kế sản phẩm mới và các nhà đầu tư, bất cứ ai khi cần nghĩ về bất cứ điều gì đều cần có một vài kỹ năng của tư duy khác lạ.
Tất cả mọi suy nghĩ là sự kết hợp giữa nhận thức và logic. Tư duy khác lạ là cần thiết đối với tư duy nhận thức.
Có nhiều cấp độ định nghĩa khác nhau.
Bạn không thể đào một cái hố ở một nơi khác bằng cách đào sâu hơn cái hố bạn đang có.
Bạn đặt nhiều cố gắng vào những ý tưởng giống nhau và những cách tiếp cận giống nhau nhưng có thể bạn vẫn không giải quyết được vấn đề. Bạn có lẽ cần chuyển dịch khác đi để tìm một ý tưởng mới và một cách tiếp cận mới.
Tư duy khác lạ từ kiểu tư duy thoát ra khỏi những ý tưởng và nhận thức đã được thiết lập để tìm những ý tưởng mới.
Những ý tưởng hiện thời của chúng ta được hình thành dựa vào kinh nghiệm. Chúng ta có xu hướng bảo vệ những ý tưởng này và nhìn nhận thế giới thông qua những nhận thức đã được hình thành từ trước đó. Tư duy khác lạ cung cấp một phương tiện để tư duy của chúng ta thoát ra khỏi những ý tưởng và nhận thức đang tồn tại để tìm những ý tưởng tốt hơn.
Một hệ thống thông tin tự tổ chức cho phép nhận các thông tin và tự tổ chức thành các mẫu. Những mẫu này không phải là đối xứng. Chúng ta cần một phương tiện để đi tắt (di chuyển khác lạ). Tư duy khác lạ cung cấp công cụ như vậy.
Có thể đây là một định nghĩa mang tính chuyên môn và những người không hiểu hệ thống tự tổ chức là gì có thể không hiểu rõ định nghĩa này. Thực ra, định nghĩa kỹ thuật chứ không phải là một sự miêu tả kỹ lưỡng. Tư duy khác lạ dựa trên hành vi thông tin trong hệ thống tự tổ chức.
Nghĩa cụ thể của cụm từ tư duy khác lạ đề cập đến việc sử dụng những kỹ thuật cụ thể để giúp chúng ta tạo ra những ý tưởng mới và nhận thức mới. Nghĩa này tương đương với định nghĩa tư duy sáng tạo.
Nghĩa tổng quát của cụm từ : tư duy khác lạ đề cập đến kiểu tư duy thể hiện sự khám phá và phát triển nhận thức mới thay cho việc tư duy tích cực hơn với những nhận thức sẵn có. Theo nghĩa này, tư duy khác lạ tương đồng nhiều với tư duy nhận thức. Rất nhiều công cụ định hướng tư duy (CAF, OPV, C & S) là một bộ phận của tư duy khác lạ.
Trong mục này, tôi trình bày một mảng tư duy sáng tạo cụ thể của phương pháp tư duy khác lạ, liên quan đến các công cụ tư duy như khiêu khích và sử dụng một từ mới, từ “PO”.
Là một hệ thống tự tổ chức, não bộ cho phép những thông tin đến tự tổ chức thành các khuôn mẫu. Những người quan tâm nhiều tới việc tìm hiểu vấn đề này nên tìm đọc cuốn sách của tôi với tựa đề: cơ chế của trí óc, xuất bản năm 1969 và cuốn, tôi đúng còn anh thì sai xuất bản năm 1990.
Hoạt động hình thành khuôn mẫu của bộ não rất hiệu quả. Nó được hình thành dựa trên những mẫu thông lệ. Một người mù bẩm sinh không thể nhìn được khi anh ta được chữa trị sáng mắt, trừ khi anh ta có những khuôn mẫu thị giác tự nhiên mà chúng ta coi là tự nhiên được hình thành.
Chúng ta có thể đọc, viết, trò chuyện, băng qua đường, nhận ra bạn bè, nhận biết thức ăn nhờ vào khả năng hình thành khuôn mẫu hoàn hảo của bộ não. Vì thế, chúng ta nên cảm tạ sâu sắc hành vi hình thành khuôn mẫu của trí óc chúng ta. Nhưng khuôn mẫu không phải là đối xứng. Hãy nhìn biểu đồ: khi chúng ta đi dọc theo đường chính, chúng ta thậm chí không nhận ra sự tồn tại của đường bên. Nhưng nếu chúng ta bắt đầu đi trên con đường bên, hiển nhiên và chắc chắn rằng con đường sẽ dẫn chúng ta trở lại điểm đầu tiên. Nói theo cách khác, con đường từ A tới B có thể là một đường vòng, nhưng nếu chúng ta bắt đầu từ B tới A thì đó sẽ là đường thẳng. Đó là những gì mà tôi muốn diễn tả cho cụm từ bất đối xứng. Điều này là đặc tính của tất cả các hệ thống khuôn mẫu và không có gì là bí hiểm cả.
Hài hước là một kiểu của tư duy khác lạ. Khi chúng ta lắng nghe một câu đùa, tư duy của chúng ta đang đi theo hướng chính. Đột nhiên, điểm nút của câu chuyện khiến chúng ta băng qua một hướng bên. Tại đó chúng ta có thể thấy được sự kết nối logic. Quá trình này được minh họa bằng biểu đồ. Sự chuyển hướng đột nhiên của sự nhận thức sẽ phát huy hiệu quả cao hơn nếu nó kéo theo cảm xúc, sự suy đoán và đề tài của sự kiện. Chúng ta chấp nhận logic của sự hài hước cũng giống như chúng ta chấp nhận cấu trúc ngữ pháp bất thường của thơ ca.
Hãy tưởng tượng trong tương lai xa, chúng ta có thể cấy ghép các bộ phận cho bộ não. Một người giám đốc dự định cấy não cho một nhân viên kinh doanh chủ chốt, người bị thương trong một vụ tai nạn ô tô. Ông ta được đề nghị chọn một vài khả năng. Một trong số chúng có giá đắt gấp 5 lần so với các phương án khác. Ông ta yêu cầu được giải thích tại sao giá lại cao như vậy. Và người ta nói với ông ta là: đó là một bộ não đặc biệt. Ông sẽ thấy là nó chưa được sử dụng bao giờ.
Theo logic thì một chiếc ô tô chưa sử dụng bao giờ thường đắt hơn nhiều so với cái đã sử dụng. Mặt khác, một bộ não chưa từng sử dụng có thể không được sử dụng nhiều. Theo cách nói thông thường của câu chuyện đùa này, bộ não chưa được sử dụng đó được nói là thuộc về một người đặc biệt, một nhà chính trị hoặc một tổ chức tôn giáo.
Theo cách tư duy khác lạ, chúng ta phát triển các kỹ thuật kỹ lưỡng để đưa chúng ta tới một nhánh bên của tư duy. Những kỹ thuật này sẽ được giải thích ở những tranh tiếp theo. Khi chúng ta đã tới được nhánh bên, từ đó, với một cách nhìn hài hước, đường quay trở lại xuất phát điểm trở nên rõ ràng. Đó chính là lý do tại sao tất cả các ý tưởng sáng tạo có giá trị cuối cùng đều là những ý tưởng logic. Và bởi vì những ý tưởng như vậy sau cùng đều là những ý tưởng logic, chúng ta lại khăng khăng nói rằng chúng ta không cần đến tư duy sáng tạo, bởi vì lập luận logic tốt hơn có thể giúp chúng ta có được những ý tưởng như vậy. Điều này không đúng đối với hệ thống khuôn mẫu. Nếu nó đúng, thì ngay cả một người ngốc nghếch cũng có khiếu hài hước này.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.