Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy
NHÌN LẠI PHẦN III
Phần một của cuốn sách này đưa ra nhiều công cụ tư duy cụ thể (PMI, OPV, sáu chiếc mũ tư duy…). Đây là các công cụ có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp. Một người tư duy học cách sử dụng những công cụ này và sử dụng các công cụ đó thuần thục thành kỹ năng và trở thành một người tư duy tốt hơn. Điều cơ bản ẩn trong tất cả các công cụ này là một hoạt động tư duy quan trọng. Đó là hoạt động định hướng sự chú ý. Đây là một hoạt động tư duy quan trọng đối với sự nhận thức của tư duy. Và phần nhận thức của tư duy chính là chìa khóa đối với tất cả hành vi tư duy hàng ngày.
Phần II đề cập đến một vài công cụ tư duy. Ở phần nhìn lại phần III đề cập đến một vài hoạt động tư duy cơ bản. Chúng ta cần biết và cần hiểu những hoạt động này. Một vài hoạt động này sử dụng một số công cụ cụ thể (chẳng hạn công cụ PO của lối tư duy khác lạ), và có thể là các thói quen tư duy. Trong hầu hết các hành vi tư duy của chúng ta, chúng ta thường sử dụng những hoạt động này mà không hề xem xét chúng. Giờ là cơ hội để chúng ta xem xét những hoạt động tư duy cơ bản này.
Chúng ta đã được đọc ở phần trước về sự thực và sự sáng tạo .
Sự thực đảm bảo rằng: đây là cách mà sự việc diễn ra.
Sự sáng tạo chỉ ra rằng: đây là cách mà sự việc có thể diễn ra.
Cả hai đều là hai khía cạnh tư duy quan trọng và cần thiết.
Có những lúc chúng ta phải bắt đầu từ một sự thực. Và cuối cùng chúng ta lại trở về với sự thực. Vì thế, sự thực vô cùng quan trọng.
Nhưng thiếu sự sáng tạo, chúng ta sẽ không tiến bộ hoặc phát triển ý tưởng mới tốt hơn.
Tư duy phê phán là sự kiểm tra của chúng ta so với sự thực. Liệu điều này có thực không?
Tồn tại sự thực của trò chơi, khi bản thân chúng ta đặt ra trò chơi hoặc một hệ thống và chúng ta xét đoán xem trò chơi có được chơi theo đúng luật của chúng ta hay không. Toán học là một ví dụ.
Nhưng cũng tồn tại sự thực đời thực khi chúng ta đối chiếu những gì chúng ta nói với những sự thực diễn ra trong thế giới xung quanh ta. Có các cấp độ sự thực khác nhau. Đó là sự thực được hình thành dựa trên kinh nghiệm của bản thân chúng ta và của những nguời khác. Đó là sự thực mà bất cứ ai cũng có thể kiểm tra những gì chúng ta tuyên bố. Đó là sự thực có được từ tài liệu (tài liệu khoa học, sách tham khảo…).
Chúng ta cần phát triển thói quen tư duy bằng cách luôn hỏi bản thân:
Giá trị thực sự ở đây là gì?
Điều quan trọng cần chú ý là cấp độ sự thực. Nó có thể được xếp loại từ sự thực chắc chắn hoàn toàn với một sự thực chỉ là một khả năng. Việc đánh giá sai sự thực có thể khiến sự việc thay đổi rất nhiều.
Vai trò tiếp theo của tư duy phê phán là kiểm tra dựa theo logic được sử dụng. Dựa vào logic, chúng ta tìm cách rút ra được nhiều sự thực hơn so với những gì chúng ta đang có.
Chúng ta cần hỏi câu hỏi thói quen:
Điều gì tiếp theo sau ?
Và một câu hỏi quan trọng hơn nhiều là:
Điều gì phải tiếp theo sau đây?
Theo logic tranh luận, chúng ta phải đưa ra những kết luận từ bước liền trước nó. Chúng ta cần để ý chặt chẽ hơn đến từ “phải”. Thường thì chúng ta đưa ra lời tuyên bố có từ “phải” khi chúng ta không thể tưởng tượng ra một phương án thay thế. Nếu chúng ta có thể hình dung ra phương án thay thế, khía cạnh “phải” ở đây bị loại bỏ.
Sau cùng thì tư duy phê phán (tư duy mũ đen) có thể đưa ra những kết luận như:
Điều này sai.
Điều này cần nghi ngờ
Điều này chưa được chứng mình
Điều này đã được chứng minh.
Theo lối tư duy sáng tạo, chúng ta không quan tâm nhiều đến việc chứng minh điều gì, chúng ta chuyển động tiến lên với một vài khả năng. Và khi chúng ta có được một ý tưởng mới, chúng ta có thể bắt đầu chứng minh sự thực và giá trị của nó.
Theo lối tư duy sáng tạo, chúng ta có thể nhảy về phía trước và khi chúng ta đứng ở vị trí mới, chúng ta có thể kiểm tra các giá trị của vị trí đó.
Giả thuyết, suy luận và khích động luôn luôn giúp chúng ta tạo ra những cú nhảy. Chúng ta phải đoán bởi vì chúng ta không đủ thông tin để hành động, theo lối tư duy sáng tạo, chúng ta đoán để có những cách xem xét thông tin mới và để khám phá khả năng có được những ý tưởng mới.
Chỉ dựa vào sự phân tích thông tin để hình thành ý tưởng mới là chưa đầy đủ, bởi vì trí óc của chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những gì nó được chuẩn bị để nhìn, điều này đồng nghĩa với những ý tưởng cũ. Chúng ta cần phát triển kỹ năng suy đoán.
Suy đoán có thể được phân loại từ một sự suy đoán rất hợp lý (điều mà chúng ta có thể có được từ giả thuyết) tới một khả năng chỉ được xem xét như một sự khích động mà chẳng hề có dấu hiệu sự thực. Mục đích của sự khích động là khiến chúng ta nhìn nhận điều gì đó theo cách mới, không phải bằng cách chỉ ra cách mới mà bằng cách đẩy chúng ta ra khỏi cách cũ.
Một cú nhảy sáng tạo có thể kéo chúng ta tư duy về phía trước. Chúng ta được dẫn đường từ phía trước. Không có tư duy sáng tạo, chúng ta được dẫn đường từ phía sau và chúng ta phải đấu tranh để đẩy về phía trước, dựa trên những gì chúng ta biết.
Quan điểm sáng tạo chứa đựng cả khả năng sẵn sàng đi lên trước và khám phá các khả năng.
Tư duy khác lạ đề cập chủ yếu tới việc thay đổi ý tưởng và nhận thức. Các công cụ định hướng tư duy đề cập khía cạnh chung của nhận thức. Công cụ tư duy khác lạ đề cập đến khía cạnh “thay đổi” của nhận thức.
Tư duy khác lạ được hình thành trực tiếp trên sự xem xét khuôn mẫu hình thành hành vi tư duy của hệ thống thông tin tự tổ chức (như là sự nhận thức). Những hệ thống như vậy cho phép các thông tin đến tự tổ chức thành các khuôn mẫu thông lệ. Những khuôn mẫu như vậy cho phép chúng ta xem xét thế giới thực tại. Chúng ta nên quý trọng những khuôn mẫu như vậy. Nhưng chúng ta không thể đi tắt tới một hướng khác bởi vì hệ thống khuôn mẫu là một hệ thống bất đối xứng.
Nếu chúng ta muốn đi tắt tới những khuôn mẫu nhánh, chúng ta phải có sự hài hước hoặc sự sáng tạo. Tất cả các ý tưởng sáng tạo có giá trị rốt cuộc đều là những ý tưởng logic, nhưng điều này không có nghĩa là chúng có thể đến được với logic ngay từ vị trí đầu tiên.
Có hai kỹ thuật cụ thể được đề xuất để đi tắt tới những nhánh bên đó.
Kỹ thuật đầu tiên sử dụng kết hợp sự khích động và sự chuyển động. Một ý tưởng khích động là một ý tưởng dường như không tồn tại dựa theo kinh nghiệm hay sự thực. Chúng ta ra dấu hiệu cho một ý tưởng khích động với một từ mới được phát minh, từ PO.
Sau đó chúng ta sử dụng “sự chuyển động” để chuyển từ con đường thông lệ tới đường nhánh để tới được với ý tưởng mới. Sự chuyển động khác với sự xét đoán. Với sự xét đoán, chúng ta so sánh một ý tưởng với những gì chúng ta biết và chúng ta bác bỏ nó nếu nó không đúng với kiểm tra. Với sự chuyển động, chúng ta hoạt động bên ngoài hệ thống xét đoán, chúng ta xem xét ý tưởng mới để xem làm như thế nào chúng ta có thể chuyển động từ đó.
Có những phương pháp cụ thể khác nhau để hình thành sự khích động: chấp nhận, đảo ngược, thoát ly, tư duy ao ước và khích động.
Cũng có những phương pháp khác nhau để có được sự chuyển động từ một sự khích động: quan điểm, từng lúc, từng lúc, rút ra một nguyên tắc, chú trọng đến sự khác biệt, tìm kiếm giá trị và sự chú ý.
Các công cụ tư duy khác lạ được vận dụng một cách cẩn trọng bất cứ khi nào chúng ta cần tạo ra những ý tưởng mới.
Chúng ta sẽ xem xét lại những hoạt động tư duy cơ bản. Chúng ta cần nhận thức những hoạt động này và thực hành chúng thường xuyên. Bất kỳ một sự thực hiện tư duy nào cũng sử dụng kết hợp những hoạt động tư duy cơ bản này, nếu chúng ta chỉ thực hành những hoạt động cơ bản đó là chưa đủ, cũng giống như luyện tập các nhóm cơ không cung cấp cho chúng ta kỹ năng của một môn thể thao.
Sử dụng khuôn mẫu người thợ mộc, chúng ta phân chia các hoạt động cơ bản đó thành ba nhóm:
Hoạt động cắt: chú trọng tới một phần của tình huống; rút ra một phần của tình huống; phân tích tình huống dựa trên từng phần; mở rộng sự chú ý tới cả ngoài tình huống hiện tại.
Hoạt động dán: tạo nên sự kết nối; ghi nhận và nhận diện; đặt mọi thứ cùng nhau theo sự tổng hợp; hình thành nên đồ vật thật và theo thiết kế.
Hoạt động ghép: đây là vấn đề so sánh những gì phía trước chúng ta với khuôn mẫu thiết kế. Vì thế, chúng ta cần xét đoán, đối chiếu, kiểm tra lý thuyết và qua so sánh thực tế.
Điều quan trọng cần nhớ là việc mô tả tư duy theo cách lý giải triết học không giống với kỹ năng thực hành tư duy. Một sự mô tả về môn tennis không giống như khi bạn chơi môn thể thao đó. Sự phân tích tư duy thành từng phần không giúp chúng ta sử dụng được các công cụ tư duy. Các công cụ đó được thiết kế để ứng dụng thực tế.
Ở phần trước, chúng ta đã đề cập đến hai khía cạnh của tư duy.
Tình huống
Có những sự thực là duy nhất, nhưng cũng có những sự thực được tuyên bố là duy nhất lại chỉ đúng trong những tình huống nhất định. Đây là nguyên nhân của rất nhiều lỗi thường thấy trong tư duy và cũng là nguyên nhân của những sự bất đồng (bởi vì mỗi bên chỉ tư duy theo tình huống của riêng mình).
Thường thì đây không phải là vấn đề tranh luận xem điều gì đúng hoặc không đúng, mà là vấn đề đưa ra tình huống cụ thể để điều đó là đúng. Thường thì cả hai phía trong một cuộc tranh luận cùng lúc đều cho là mình đúng, nhưng lại căn cứ vào những tình huống khác nhau.
Vì thế, câu hỏi thói quen là:
Trong hoàn cảnh nào thì áp dụng điều này?
Đây là một phần của tư duy và là một phần của hoạt động tư duy.
Chúng ta cần có thói quen thực hiện hoạt động.
Có hai câu hỏi thói quen là:
Ý tưởng tổng quát là gì?
Làm sao để có thể cụ thể hóa ý tưởng tổng quát này?
Một người tư duy thuần thục là một người tư duy có khả năng chuyển từ cụ thể lên tổng quát và từ tổng quát xuống cụ thể.
Chúng ta rút ra ý tưởng tổng quát để thay đổi nó hoặc để tìm cách tốt hơn để thực hiện nó. Chúng ta rút ra ý tưởng tổng quát nhiều khi đơn giản chỉ là để hiểu chúng tốt hơn.
Khi chúng ta cần tạo ra các khả năng thay thế, thường thì sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta bắt đầu từ một ý tưởng tổng quát. Sau đó chúng ta sẽ xem xem làm thế nào để thực hiện các ý tưởng đó như một ý tưởng cụ thể.
Khi chúng ta xem xét sự việc từ cấp độ ý tưởng khái quát, điều đó cũng giống như chúng ta xem xét ở cấp độ khái niệm hoặc chức năng.
Phần III đề cập chủ yếu tới các hoạt động tư duy cơ bản. Tất cả mọi người tư duy đều cần hiểu rõ những hoạt động này.
Ngoài ra, phần III còn đề cập đến một số kỹ thuật tư duy sáng tạo thuộc lối tư duy khác lạ.
1- Công việc của các nhà kinh doanh là sản xuất ra càng nhiều sản phẩm càng tốt. Công việc của chính phủ là bảo vệ các giá trị xã hội. Điều này có đúng không? Sử dụng tư duy phê phán.
2- Chỉ có hai cách để mọi người làm những gì bạn muốn: thưởng hoặc trừng phạt. Bạn có đồng ý không? Bạn có thể nghĩ ra cách nào khác ? Sử dụng từ ngẫu nhiên là con chuột để giúp bạn có được ý tưởng.
3- Ý tưởng khái quát đằng sau cánh cửa sổ của một cửa hiệu là gì? Có cách nào khác để bạn thực hiện ý tưởng tổng quát này? Hãy chỉ ra một vài ý tưởng cụ thể.
4- Nếu bạn ăn quá nhiều, bạn sẽ quá béo, nó sẽ thể hiện qua trọng lượng cơ thể. Phụ nữ béo hơn nam giới. Liệu có phải phụ nữ ăn nhiều hơn nam giới. Liệu điều này có đúng không?
5- Trẻ con không có đủ kinh nghiệm sống để đưa ra các quyết định đúng. Vì vậy trẻ con nên nghe theo những gì cha mẹ nói: trong tình huống nào thì lời nhận xét trên đây là đúng? Ý tưởng tổng quát là gì? Những phương án thay thế là gì?
6- Nếu cá voi ở biển luôn có được tất cả thức ăn mà chúng muốn mà không cần phải cố gắng nhiều, liệu theo bạn chúng nên sử dụng thời gian để làm gì? Nếu chúng là một loài thông minh. Đưa ra bốn ý tưởng tổng quát.
7- Trong khu vực bạn ở có rất nhiều trộm. Làm thế nào để giảm số vụ trộm? Sử dụng một ý tưởng khiêu khích để có được ý tưởng mới: PO…
8- Nhà tù chỉ biến tù nhân thành những tên tội phạm hoàn hảo hơn. Vì thế chẳng ích gì khi đưa những tội phạm trẻ tuổi vào nhà tù. Đây có phải là lập luận logic? Sử dụng từ ngẫu nhiên bánh xà phòng để tạo ra những cách cư xử khác nhau đối với tội phạm trẻ tuổi.
9- Nếu bạn không thích ai đó, bạn không nên mỉm cười với người đó. Sử dụng tư duy phê phán về vấn đề này.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.