Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy

Cảm xúc, cảm giác và khả năng trực giác



Đối ngược với những gì mọi người thường quan niệm, cảm xúc, cảm giác và khả năng trực giác giữ một vai trò quan trọng trong suy nghĩ.

 

Mục đích của suy nghĩ là để tổ chức thế giới (tất nhiên trong suy nghĩ của chúng ta) để chúng ta có thể ứng dụng cảm xúc một cách hiệu quả. Và chính cảm xúc là thứ quyết định những sự lựa chọn và những quyết định.

 

Câu hỏi mấu chốt đặt ra ở đây là khi nào chúng ta sử dụng cảm xúc và tình cảm?

 

Có những người luôn cảm thấy rằng cảm giác chính xác duy nhất dẫn tới hành động chính là cảm giác can đảm. Những người như vậy nghi ngờ vào logic và những trò chơi ô chữ bởi vì họ cảm nhận rằng logic có thể được sử dụng để chứng minh bất cứ điều gì (điều này có thể đúng nếu bạn lựa chọn cách nhận thức và giá trị một cách cẩn thận). Đối với những người như vậy, họ cho rằng cảm giác thực sự trở thành một ân huệ của chúa trời. Quan niệm này hết sức nguy hiểm bởi vì cảm giác thực sự có thể là những cảm giác xấu xa và không đầy đủ. Có rất nhiều người đã hành động một cách vô nhân đạo chỉ vì họ hành động theo cảm giác thực sự nhất thời.

 

Nhưng chúng ta có thể phát triển trước về mặt nhận thức, bao gồm cả những cái nhìn kết hợp khác nhau về sự việc. Chúng ta có thể ứng dụng những giá trị và cả những cảm giác để có được một kết quả tốt hơn.

 

Logic và tranh luận không thể thay đổi cảm giác nhưng sự nhận thức có thể làm được điều này. Bạn đột nhiên gặp một người lạ trong ngày nghỉ và bạn có cảm giác rằng anh ta là người luôn sẵn lòng giúp đỡ. Sau đó có một người khác nói với bạn rằng anh ta là một kẻ bịp bợm. Nếu bạn nhìn nhận anh ta theo nhận thức mới này có thể dẫn đến sự thay đổi cảm giác của bạn đối với anh ta.

 

Thay vì dạy cách loại trừ cảm xúc ra khỏi suy nghĩ như hiện nay chúng ta thường làm, chúng ta phải tìm ra những cách cho phép cảm xúc và tình cảm giữ một vai trò quan trọng trong suy nghĩ của mình. Trong cuốn sách này tôi sẽ mô tả các phương pháp như vậy, ví dụ việc sử dụng “ chiếc mũ đỏ” trong kỹ thuật sáu chiếc mũ tư duy.

 

Khả năng trực giác cũng giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống tư duy. Nếu  bạn ngồi đó và tham gia một cuộc họp nhưng bạn vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu thì trực giác sẽ giúp bạn làm điều này. Nhiều khi trực giác cũng là người dẫn đường sai lầm, ví dụ trong trường hợp bạn đang xem xét các vấn đề mang tính xác suất. Nhưng cũng giống như cảm xúc và tình cảm, trực giác có vai trò quan trọng trong tư duy.

 

Có hai ảnh hưởng chính đối với những người trẻ tuổi. Ảnh hưởng đầu tiên là áp lực ngang hàng của những người bạn của họ, của những người cùng nhóm, cùng độ tuổi và cùng thu nhập. Điều này tạo nên sự nhận thức và những giá trị. Một người trẻ tuổi chỉ có thể tự suy nghĩ khi người này tự xếp mình theo một nhóm nào đó.

 

Nguyên nhân ảnh hưởng thứ hai đó chính là ảnh hưởng từ âm nhạc của nền văn hóa trẻ, với chủ đạo là những cảm xúc thời thanh niên. Giống như một cánh đồng lúa mì xào xạc theo tiếng gió, tâm trí của bạn cũng bị hướng theo những giai điệu “anh ấy yêu tôi, anh ấy không yêu tôi…” với nhiều sắc thái khác nhau. Nhạc POp luôn ảnh hưởng trung gian tới suy nghĩ giá trị cái nhìn và thậm chí là cả cách tư duy. Nhưng nói chung, những tình cảm ủy mị, sầu khổ không giúp đỡ gì nhiều những người trẻ tuổi trong cách suy nghĩ của họ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.