Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy

Chúng ta có thể làm gì



Nếu bộ não hình thành nên các khuôn mẫu, chúng ta có thể làm gì? Liệu chúng ta có phải theo những mẫu đó không?

 

Hãy tưởng tượng ra một đường dốc (biểu đồ hình bên). Bạn hãy đặt một quả bóng tại điểm cao nhất của đường dốc và quả bóng sẽ lăn xuống theo đường dốc. Quả bóng sẽ tự nó lăn xuống đường dốc, nhưng bạn chính là người phải đặt nó vào đầu trên của đường dốc.

 

Hãy thử tưởng tượng một đường dốc thật rộng và điểm dưới đường dốc là một chiếc hộp. Nhiệm vụ của bạn là đưa bóng vào chiếc hộp. Và không thể chọn bất kỳ một vị trí nào trên đỉnh dốc. Bạn phải chọn một vị trí mà quả bóng sẽ lăn vào hộp.

 

 

Tương tự như vậy, tư duy là sự kết hợp giữa trí óc và những gì chúng ta đặt ra cho nó.

 

Hãy làm một phép tính cộng: 5+11+16. Phép tính này thật quá đơn giản. Một vài người có thể dễ dàng thực hiện phép tính nếu nó được đặt sẵn theo hàng dọc (biểu đồ). Những em bé lại thấy dễ hơn nếu đặt chúng vào những điểm chấm trên một hàng và sau đó chỉ cần đếm tất cả những điểm chấm đó. Ví dụ  này cho thấy, chúng ta có thể bố trí mọi việc như thế nào đó để trí óc thực thi nhiệm vụ một cách dễ dàng nhất.

 

 

Nếu bạn được hỏi hãy nói xem trong hai hình vuông hình nào là lớn hơn, bạn có lẽ sẽ đi tính toán để tìm ra sự khác biệt. Nhưng nếu bạn có khả năng để nghĩ ra việc đặt hình vuông này chồng lên hình vuông khác, bạn sẽ ngay lập tức tìm ra hình vuông nào là lớn hơn. Nếu chúng ta tổ chức tốt hơn, trí óc chúng ta sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

 

Giả sử bạn đang ngồi trong sân thể thao (sân tennis, bóng bàn, bóng đá…) xung quanh bạn là hàng nghìn người. Bạn tự nói, tôi muốn tìm ra tất cả những người mặc đồ màu vàng. Bạn sẽ nhìn quanh sân và bạn thấy những người mặc đồ màu vàng dường như tách hẳn khỏi đám đông. Vì bạn đã chuẩn bị cho trí óc của bạn hướng đến màu vàng. Tất  cả sự chú ý của bạn sẽ bị hút đến màu vàng.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.