Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy
ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
Tiến sĩ Edward de bono sinh năm 1933 tại Malta, trong thế chiến thứ II ông đã học ở cao đẳng St Edward và sau đó tiếp tục vào đại học Malta. Tại đây ông nhận được các bằng cấp về tâm lý học, sinh lý học và sau cùng nhận học hàm tiến sĩ y khoa. Sau đó, ông còn nhận thêm một học vị tiến sĩ khác ở Cambridge và tốt nghiệp bác sĩ ở đại học Malta.
Ông là giáo sư ở các đại học Oxford, Cambridge, Harvard, và cũng là giáo sư thỉnh giảng ở hơn 52 quốc gia khác nhau. Ông cũng cộng tác với các công ty lớn ở nhiều nơi trong đó có IBM, Du POnt, Prudential, AT&T, British Airways, British Coal, NTT(nhật), Ericsson (Thụy điển), Total(pháp), Siemens, và Microsoft. Tại các hãng này, ông hoặc trực tiếp giảng dạy cho người làm hoặc hướng dẫn các nhóm quản lý đầu não.
Edward de Bono có nhiều tác phẩm, chuyên khảo về tư duy đặc biệt là các phương pháp tư duy định hướng. Rất nhiều sách trong đó đã được dịch ra khoảng 34 ngôn ngữ.
Ông từng nhận giải Capire tại Madrid do cống hiến quan trọng cho nhân loại năm 1988, và huân chương “Order of Merit” do chính phủ Malta trao tặng năm 1995.
Trong cuốn sách quan trọng “The Mechanism of Mind” (cơ chế của tư tưởng) xuất bản năm 1969, ông đã chỉ cho thấy làm thế nào mạng lưới thần kinh tạo nên các dạng thức không đối xứng đóng vai cơ sở cho nhận thức. Nhà vật lý học tiên phong, giáo sư Murray Gell Mann đã đánh giá rằng tác phẩm của Bono đã đi trước các nhà toán học trong 10 năm trong việc tìm hiểu các lý thuyết hỗn độn (chaos theory), các hệ thống phi tuyến tính, và các hệ thống tự quản (self-organising systems).
Ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm “tư duy định hướng” mà ngày nay được dùng rộng rãi để chỉ các phương pháp tư duy sáng tạo.
Lối tư duy truyền thống dùng đến các phần tích, cân nhắc, và bàn cãi. Trong một thế giới ổn định thì các cách thức đó là đủ thích hợp để nhận diện ra các tình huống chuẩn và để áp dụng các giải pháp chuẩn. Tuy nhiên, điều này không còn hiệu nghiệm nữa trong một thế giới biến đổi mà ở đó các lời giải chuẩn mực có thể không hiệu lực nữa. Do đó, việc chuẩn bị khả năng sáng tạo, cấu trúc, và thiết kế từ trước để đáp ứng sự đổi thay nhanh chóng của thế giới đã trở thành một nhu cầu khổng lồ của toàn thế giới. Edward de Bono là một trong những nhà tiền phong thâm nhập vào các lĩnh vực này. Ông cung cấp các phương thức và công cụ cho lề lối tư duy mới: tư duy sáng tạo và cấu trúc.
Ông đã chi tiết hóa một loạt các “phương pháp giải phóng tư duy” – đây là các ứng dụng nhấn mạnh tư duy như là một hoạt động để khai phóng hơn là một hành động phản ứng. Với việc sử dụng cách viết thực tế, rõ ràng và tránh né các khái niệm có tính hàn lâm, ông đã vận dụng các hiểu biết về tâm lí học qua việc biến các lý thuyết về sự sáng tạo và nhận thức của con người thành các công cụ thực sự khả dụng[1]
Trong số khoảng 65 tác phẩm của Edward de Bono, đã có một số tác phẩm đã được dịch ra tiếng việt như Tư Duy Là Tồn Tại, Sáu Chiếc Nón Tư Duy, Để Có Một Tâm Hồn Đẹp Và Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy.
Trong dạy trẻ phương pháp tư duy, tác giả đưa ra những cách thức đơn giản và thực tiễn để những bậc cha mẹ làm thế nào có thể giúp trẻ phát triển được kỹ năng tư duy. Hiện nay, nhiều người cho rằng, nhà trường chưa xem trọng việc dạy cách tư duy cho học sinh, do vậy cuốn sách này rất hữu ích trong việc giúp trẻ phát triển trí năng, óc sáng tạo và nhờ vậy, trẻ sẽ tự tin hơn và sẽ dễ thành công trong cuộc sống hơn.[2]
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.