Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy

Logic và nhận thức



Tất cả chúng ta đều biết rằng logic là nền tảng để có được một suy nghĩ tốt. Nhưng nó là gì?

 

Những logic bất hợp lý dẫn đến những suy nghĩ bất hợp lý. Điều này là rõ ràng. Nhưng liệu những logic phù hợp có mang lại một suy nghĩ phù hợp? Thật không may là không xảy ra điều này. Ngay cả những nhà logic học sơ cấp đều biết rằng logic không thể tốt hơn những giả thuyết hoặc nhận thức. Tất cả các nhà logic học đều học điều này, nhưng sau đó họ cũng mau chóng quên đi nó.

 

Nếu có một sai sót đối với máy tính của bạn, thì cho dù bạn có nhập dữ liệu đầu vào là gì thì kết quả cũng chỉ là vô giá trị. Khi lỗi đó được sửa chữa, máy tính của bạn lại hoạt động một cách hoàn hảo. Nếu bạn nhập vào dữ liệu chính xác, bạn sẽ có một câu trả lời chính xác. Nếu bạn nhập vào những dữ liệu sai, câu trả lời của bạn sẽ sai (mặc dù bạn không biết điều này). Điều tương tự xảy ra với logic học. Giống như máy tính, logic là cơ chế phục vụ để phục vụ các dữ liệu và nhận thức và chúng ta sử dụng. Chúng ta có thể nhanh chóng chỉ ra những logic bất hợp lý nhưng phải mất rất lâu để chấp nhận một kết luận của một logic phù hợp, bởi vì sự nhận thức của chúng ta có thể không chính xác.

 

Tôi muốn nói rằng có đến 85% suy nghĩ thường ngày là những vấn đề của sự nhận thức. Hầu hết những lỗi lầm trong suy nghĩ là những lỗi về mặt nhận thức (tầm nhìn hạn chế…) và không phải là những lỗi về logic. Sự nhận thức chính là nền tảng của sự hiểu biết. Logic chỉ có vai trò quan trọng trong những vấn đề tư duy liên quan nhiều đến toán học.

 

Và bởi vì sự nhận thức là một phần vô cùng quan trọng của tư duy, cho nên thật là ngạc nhiên khi cho đến tận nay chúng ta vẫn khăng khăng cho rằng logic mới là nền tảng của tư duy. Điều này nảy sinh từ thói quen suy nghĩ phản hồi của chúng ta. Chúng ta đặt những vật đã được xác định và những thông tin rõ ràng trước mắt học sinh và yêu cầu chúng phản hồi lại. Rõ ràng, logic là quan trọng chỉ khi sự nhận thức đã được hình thành. Trong những tình huống của cuộc sống thực tế, chúng ta phải tự hình thành nên sự nhận thức của chúng ta.

 

Cả logic và nhận thức đều quan trọng đối với hệ thống tư duy. Nhưng nếu buộc tôi phải chọn lựa giữa logic và nhận thức tôi sẽ chọn nhận thức. Bởi vì phần lớn những suy nghĩ thông thường đều phụ thuộc vào nhận thức. Và bởi vì nếu bạn thật sự nhận thức hoàn hảo bạn sẽ làm được rất nhiều điều (tôi sẽ giải thích điều này cụ thể sau), trong khi đó, nếu bạn có những kỹ năng lập luận tốt và có một sự hiểu biết hạn chế thì đó có thể lại là một điều nguy hiểm.

 

Trong thực tế, logic và nhận thức có mối liên hệ khăng khít với nhau.

 

Trong cuốn sách này, tôi chú trọng đến việc trình bày về sự nhận thức bởi vì đây chính là nền tảng của sự hiểu biết và cũng bởi vì đây chính là phần bị mọi người thường bỏ qua trong hệ thống tư duy.

 

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.