Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy
Sự đổi số
Nhiều người đã hỏi tôi rằng liệu có một kiểu tư duy lý tưởng có thể đem áp dụng trong mọi trường hợp. Câu trả lời của tôi là không có.
Một vận động viên golf luôn có một vài cây gậy trong túi. Mỗi một cây gậy chơi golf phù hợp với một mục đích cụ thể. Bạn cũng không thể sử dụng một người chuyên đi đặt lỗ golf trở thành một người lái xe hoặc ngược lại. Một chiếc ô tô với cần đổi số bằng tay luôn có một vài mức số để phù hợp với những tình huống khác nhau. Và ngay cả với một chiếc ô tô tự động, cũng có những sự dịch chuyển số thuận và nghịch. Nhưng bạn không thể cùng lúc kết hợp những ưu điểm của cả hệ thống số thuận và nghịch.
Đôi khi, trong tư duy, chúng ta cũng muốn hành động theo những cách đối nghịch trong những tình huống khác nhau. Ví dụ, chúng ta muốn sử dụng sự xét đoán quyết liệt của chúng ta để chỉ ra tại sao điều gì đó không thể thực hiện được. Tại thời điểm khác, chúng ta muốn sử dụng sự cải tiến, đó là một cách tiến lên phía trước từ một ý tưởng (không cần biết ý tưởng đó có thể đúng hay sai) để tìm ra một ý tưởng mới. Đôi lúc, chúng ta lại muốn hành động trong một khuôn mẫu nhất định. Nhưng cũng có khi chúng ta muốn nhận diện lại khuôn mẫu và thoát ra khỏi nó.
Các công cụ tư duy và phương pháp tư duy tùy từng hoàn cảnh mà dường như có sự đối ngược nhau. Điều này bởi vì nó được thiết kế dành cho một mục đích cụ thể. Một chiếc cưa được thiết kế để cắt gỗ. Keo được thiết kế để dán những miếng gỗ lại với nhau. Đây là hai chức năng trái ngược nhau, nhưng cả hai đều phát huy công dụng nếu sử dụng đúng chỗ của nó.
Hành vi tư duy thường đòi hỏi khả năng chuyển đổi phương pháp cho phù hợp với tình huống.
Chúng ta có thể xem xét ba cấp độ thực hành tư duy: tự nhiên, thảo luận và ứng dụng.
Tự nhiên: đó là những suy nghĩ xảy đến trong cuộc sống hàng ngày. Nói chuyện với mọi người. Xử lý với những vấn đề thường thấy. Giải quyết những vấn đề nhỏ. Đọc báo hoặc xem tivi. Mua sắm, sử dụng các phương tiên giao thông, ấn định các cuộc gặp gỡ…
Cấp độ tư duy tự nhiên được sử dụng với nhứng quan điểm, nguyên tắc và thói quen tư duy cơ bản sẽ được trình bày trong cuốn sách này. Cấp độ tư duy này không đòi hỏi những công cụ và những cấu trúc. Đôi khi, một người có thể “ngừng suy nghĩ” và có thể sử dụng cụ thể một công cụ. Trong giao tiếp với những người khác, công cụ có thể là một quy ước chuẩn để hướng mọi người cùng suy nghĩ theo một cách nhất định, nhưng tất cả cần được biết quy ước đó là gì.
Sự thảo luận: đây là tình huống khi mọi người gặp gỡ nhau với mục đích cùng suy nghĩ về một sự việc nào đó. Đây là một sự khám phá, cân nhắc, thảo luận và đôi lúc có cả tranh luận.
Mọi người biết rằng họ gặp gỡ nhau về vấn đề gì, để trao đổi các ý tưởng và cảm giác để có được những ý tưởng mới. Và nếu trong cuộc họp, tại thời điểm mà mọi người không thể có cùng quan điểm, nguyên tắc và thói quen tư duy tốt, đó là lúc cần sử dụng một cách rõ ràng và có cân nhắc cẩn trọng một vài công cụ tư duy (chẳng hạn công cụ sáu chiếc mũ). Tư duy tự nhiên không phải là lối tư duy hữu ích. Tranh luận không phải là cách tốt nhất để khám phá vấn đề. Trong một cuộc họp, hầu hết mọi người đều không sử dụng một cấu trúc tư duy nào cả, ngoài việc lên chương trình và tiến hành tóm tắt nội dung cuộc họp. Nhưng nếu mọi người gặp gỡ nhau với mục đích tư duy cụ thể, họ nên sử dụng hiệu quả những phương pháp tư duy. Tất nhiên, đôi khi những cuộc gặp gỡ chỉ là để trò chuyện chứ không phải để suy nghĩ.
Sự áp dụng: ở đây, có một nhu cầu tư duy cụ thể: sự lựa chọn, quyết định, kế hoạch, chiến lược, khởi xướng, cơ hội, vấn đề, nhiệm vụ, xung đột…tình huống cần được xác định cụ thể và nhu cầu tư duy cần được nêu ra. Vấn đề cần quan tâm ở đây là xem xét tình huống đó là việc “phải suy nghĩ” hay “muốn suy nghĩ”. Thảo luận chung chung ở đây là chưa đủ. Mọi người cần áp dụng một vài công cụ hoặc cấu trúc tư duy cụ thể để trợ giúp trong một số tình huống cụ thể (ví dụ để đưa ra quyết định hoặc nhu cầu sáng tạo).
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.