Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy
Sự thể hiện
Những bài tập/bài thực hành tư duy nên được làm như thế nào?
Sự thể hiện: bạn, với vai trò là bậc cha mẹ hoặc giáo viên nên đọc lần lượt toàn bộ một mục thực hành để biết xem mục đó sử dụng phương pháp thực hành hoặc công cụ tư duy nào. Cũng có thể bạn muốn chuẩn bị trước mục đó. Nhưng bạn cũng nên vận dụng khả năng xử lý mục đó mà không cần chuẩn bị trước, bởi vì đây cũng chính là điều mà bạn đòi hỏi ở con bạn.
Sự phối hợp: cả bố mẹ và con cái cùng lần lượt xem xét mục thực hành. Mỗi người đưa ra những gợi ý. Và cha mẹ nên để con cái là người đưa ra gợi ý trước. Khi mọi việc diễn ra thuận lợi, cha mẹ hãy đưa ra gợi ý của mình để xem xét những gợi ý của đứa trẻ liệu có thể chấp nhận được. Sự thể hiện phối hợp không có nghĩa là sự tranh luận hay sự thảo luận dông dài, nó cũng giống như sự cùng hoạt động của những chiếc xi lanh trong động cơ ô tô.
Sự đòi hỏi: đòi hỏi là một trong những cách thông thường để dạy tư duy. Bạn yêu cầu đứa trẻ làm một bài tập tư duy. Trong một số trường hợp bạn có thể yêu cầu con bạn làm ngay lập tức, nhưng bạn cũng có thể cho phép bé suy nghĩ một vài phút trước khi làm bài. Đứa trẻ có thể tận dụng thời gian đó để phác thảo ra những chú ý cơ bản trước khi đưa ra câu trả lời.
Sự đồng thuận: theo cách này, cả bố mẹ và con cái cùng thực hiện riêng rẽ bài tập tư duy. Mọi người có thể thực hiện chúng bằng cách nên ra những chú ý hoặc viết chúng ra. Khi thời gian kết thúc, hai bên so sánh kết quả với nhau. Đây là một cách thúc đẩy mạnh mẽ động lực tư duy của những đứa trẻ bởi vì chúng thấy rằng sự thể hiện của chúng đủ tốt để được chấp nhận (có lẽ còn tốt hơn cả cha mẹ chúng).
Tuy nhiên, cách này không phù hợp với những đứa trẻ khả năng tư duy còn kém.
Theo nhóm: một nhóm gồm từ hai đứa trẻ trở nên cùng thực hành các bài tập tư duy. Cha mẹ sẽ đặt ra nhiệm vụ và sau đó yêu cầu cả nhóm cùng làm việc. Khi thời gian quy định kết thúc, người đại diện của nhóm sẽ thông báo kết quả đạt được.
Bằng cách viết ra: nói chung, tất cả các bài tập tư duy có thể được làm bằng miệng. Việc viết chúng lại cũng rất hữu ích. Thỉnh thoảng, bạn hãy đặt ra một nhiệm vụ tư duy và yêu cầu con bạn viết ra lời giải. Và với những phương pháp tư duy bao gồm cả những biểu đồ, thì biểu đồ được giới thiệu như gợi ý của bài tập.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.