Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy
TO/LOPOSO/GO
Đây là một cấu trúc tư duy mục đích tổng quát năm giai đoạn đơn giản. Cấu trúc, hoặc khung này có thể áp dụng trong hầu hết các tình huống tư duy.
Mỗi một bước của cấu trúc này đều dùng một âm tiết để đại diện. Cả năm âm tiết đều gồm một phụ âm và theo sau là âm “O”. Đây là một cấu trúc rất dễ nhớ. Ngoài ra, cấu trúc cũng được giúp thể hiện thông qua một khung ( xem hình), giúp chúng ta thực hiện từng bước theo thứ tự và rất dễ nhớ.
Giờ chúng ta xem xét từng bước của cấu trúc.
Chúng ta sẽ đi đến đâu?
Chúng ta đang hướng tới điều gì?
Mục tiêu là gì?
Đích của chúng ta là gì?
Chúng ta muốn kết thúc với điều gì?
Trọng tâm là gì?
Xác định vấn đề và các phương án thay thế?
Sử dụng công cụ AGO để xác định mục tiêu.
Sử dụng chiếc mũ xanh để xác định vị trí chúng ta muốn đến.
Âm tiết “TO” chỉ ra mục tiêu cụ thể của tư duy của chúng ta. Tại giai đoạn này, chúng ta cần xác định rất rõ ràng điều mà chúng ta đang cố gắng làm. Nếu chúng ta chỉ đưa ra ý tưởng mơ hồ hoặc tổng quát của tư duy thôi thì chưa đầy đủ. Chúng ta phải nêu ra mục tiêu cụ thể. Chúng ta không nên thực hiện bước đầu tiên này một cách vội vàng. Chúng ta nên cố gắng kết thúc giai đoạn này với một nhận định rõ ràng.
– Mục đích tư duy của chúng ta là tìm ra cách tốt hơn để giải quyết tình hình rác thải sinh hoạt. Chúng ta muốn kết thúc với một đề xuất cụ thể và một kế hoạch để thực hiện đề xuất này.
– Mục đích tư duy của chúng ta là đi đến thỏa thuận về phần việc nhà mà anh đảm nhận. Chúng ta muốn kết thúc với sự thỏa thuận xem anh sẽ giúp những việc nhà gì.
– Mục đích của chúng ta là quyết định xem chúng ta sẽ quyết định tuyển dụng ai trong hai người này. Chúng ta muốn kết thúc với một lựa chọn cụ thể trong hai người.
LO chính là từ “look”: tìm kiếm, nhìn ngắm trong tiếng Anh ngữ cổ, thường được dùng nhiều trong các bài thánh ca. Ở giai đoạn này, chúng ta sẽ xem xét các khía cạnh:
Chúng ta đang có những gì?
Thực tế ở đây là gì?
Chúng ta có những thông tin gì?
Chúng ta không có những thông tin gì?
Tư duy mũ trắng.
Sử dụng CAF: những nhân tố nào cần được xem xét?
Sử dụng OPV: những ai liên quan đến ý tưởng này?
Phạm vi tư duy là gì? Nó có thể là tư duy theo kiểu tán đồng, đối lập, theo pháp luật, khẩn cấp…
Những quan điểm liên quan là gì?
Ai đang thực hiện việc tư duy?
Hoàn cảnh tư duy là gì?
Giai đoạn “LO” chính là giai đoạn xem xét xung quanh. Điều gì là có thể? Những miếng ghép của bài đố là gì?Đây cũng là giai đoạn tư duy khám phá. Đây cũng là giai đoạn tư duy đồng thuận. Chúng ta chú ý xem xem chúng ta có thể có được những gì . Giai đoạn này không phải là giai đoạn chúng ta đưa ra một kết luận.
Khi kết thúc giai đoạn này, chúng ta muốn thu thập tất cả các thông tin mà chúng ta cần, hoặc cụ thể hóa những gì chúng ta muốn có. Chúng ta muốn có một tấm bản đồ tốt hơn về hoàn cảnh tư duy. Chúng ta muốn một danh sách các nhân tố cần xem xét. Chúng ta muốn biết phạm vi của tư duy. Chúng ta muốn biết những người liên quan.
Hãy nghĩ đến một người thám hiểm, người được giao nhiệm vụ lập nên bản đồ của một vùng đất mới.
Đây chính là âm tiết Po mà tôi đã phát minh ra để biểu thị sự khích động trong lối tư duy khác lạ. Cách sử dụng PO trong cấu trúc này có vai trò tương tự nhưng rộng hơn. Sau đây là những khía cạnh mà giai đoạn PO xem xét đến:
Những phương án thay thế là gì?
Sử dụng công cụ APC để tạo ra các phương án thay thế.
Đưa ra một vài phương án về ý tưởng tổng quát và sau đó chỉ ra cách cụ thể để thực hiện những ý tưởng tổng quát đó.
Gợi ý.
Đề xuất.
Khả năng.
Giả thuyết.
Suy đoán.
Ý tưởng xây dựng.
Tư duy mũ xanh.
Những gì được xem xét ở giai đoạn PO sẽ tùy thuộc vào những gì thực tế chúng ta cần. Nếu chúng ta cần một hành động cụ thể thì giai đoạn này sẽ xem xét các hành động thay thế. Nếu chúng ta cần một giải pháp cho vấn đề thì chúng ta sẽ xem xét các giải pháp thay thế. Nếu chúng ta cần một sự giải thích thì giai đoạn này chúng ta sẽ tìm các giả thuyết thay thế.
PO là giai đoạn của tư duy mũ xanh, tức là giai đoạn sáng tạo. Chúng ta đưa ra những ý tưởng và những đề xuất.
– Tại thời điểm này, chúng ta không quyết định chọn phương án nào trong các phương án này. Chúng ta sẽ đặt chúng đồng thuận.
– Tại thời điểm này, chúng ta có bốn sự giải thích có thể chấp nhận được tại sao máy bay lại bị đâm.
– Tại thời điểm này,chúng ta có ba giải pháp thay thế đối với vấn đề cung cấp nước trong tương lai.
– Tại thời điểm này chúng ta có bốn gợi ý về việc chúng ta tổ chức bữa tiệc như thế nào.
– Tại thời điểm này chúng ta có hai vật để lựa chọn mà tôi thích có vào dịp sinh nhật tôi.
Ở giai đoạn SO, chính là giai đoạn nhìn nhận lại. chúng ta sẽ xem xét những khía cạnh sau:
Vậy điều gì là quan trọng?
Vậy chúng ta đang có những gì?
Vậy chúng ta làm gì tiếp theo?
Đây chính là giai đoạn chọn lựa các khả năng.
Chúng ta so sánh và kiểm tra các phương án thay thế.
Chúng ta cần một lựa chọn cụ thể để hành động ( hoặc một sự giải thích).
Chúng ta thực hiện một FIP để xét đoán những ưu tiên.
Chúng ta kiểm tra những phương án so với những ưu tiên và so với mục tiêu tư duy.
Chúng ta xét đoán mỗi phương án, sử dụng PMI, C&S, OPV.
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta lựa chọn phương án này (C&S)?
Lợi ích và giá trị của phương án này ( tư duy mũ vàng)?
Liệu nó có phù hợp với những gì chúng ta đã biết ( tư duy mũ đen)?
Những nguy hiểm và các vấn đề của phương án này là gì ( tư duy mũ đen)?
Chúng ta cũng cần tìm cách để sửa hoặc cải thiện ý tưởng khi sử dụng mũ đen tư duy để chỉ ra những thiếu sót.
Tại thời điểm bắt đầu giai đoạn SO, chúng ta có một số các phương án. Tại thời điểm kết thúc giai đoạn này, chúng ta có một quyết định, một lựa chọn, hoặc một kết luận.
Trong trường hợp chúng ta không thể đưa ra một quyết định lựa chọn, kết luận thì kết quả rút ra tại thời điểm kết thúc giai đoạn này phải được đưa ra với sự xác định rất cẩn trọng. Nhờ đâu chúng ta có kết quả này?Một nhiệm vụ tư duy mới có thể được xác minh, toàn bộ quá trình tư duy mới có thể được xác định và toàn bộ quá trình tư duy được lặp lại thực hiện nhiệm vụ mới đó.
Tại thời điểm kết thúc của giai đoạn SO, chúng ta luôn cần xác định cụ thể kết quả.
– Kết luận là chúng ta nên đứng vững và không đáp ứng những đòi hỏi.
– Tôi có quyết định cuối cùng là tôi muốn một chiếc máy quay trong dịp sinh nhật.
– Quyết định là chúng ta tổ chức bữa tiệc trong quán rượu của John.
– Lựa chọn là chúng ta sẽ chọn anh John.
– Kết quả là chúng ta không thể đưa ra quyết định. Điều này là vì chúng ta có được chi phí của các kế hoạch thay thế. Bây giờ chúng ta sẽ phải tiếp tục để có những chi phí này.
– Kết quả là không một địa điểm đề xuất nào phù hợp. Bây giờ chúng ta sẽ cố gắng để tìm một vài địa điểm khác.
– Kết quả là chúng ta vẫn bất đồng với nhau. Chúng ta đã hiểu rõ hơn vị trí của mỗi bên nhưng không thể đồng ý. Điểm bế tắc là tiền trả cho việc làm việc vào ngày nghỉ.
Tại giai đoạn này, nếu bất cứ ai không cảm thấy thỏa mãn với cách xác định kết quả tại thời điểm kết thúc giai đoạn SO sẽ được tự do sử dụng chiếc mũ xanh da trời và bày tỏ rằng anh ta không thỏa mãn và muốn cố gắng hơn nữa để xác định kết quả. Trong trường hợp cần thiết phải đưa ra hành động ( như trường hợp của bác sỹ với bệnh nhân), chúng ta nhiều khi không thể chờ đợi để có được thêm thông tin. Quyết định được đưa ra để thực hiện hành động là quyết định có thể tốt nhất, tùy thuộc vào hoàn cảnh hiện tại.
Từ GO, nghĩa là đi, ngụ ý chỉ sự hành động.
Hãy đi thôi
Hãy tiến lên phía trước để thực hiện hành động.
Từ đây chúng ta có thể đi đến đâu?
Nếu tại thời điểm kết thúc giai đoạn SO, chúng ta không có được một kết luận, lựa chọn, quyết định cụ thể, thì giai đoạn GO sẽ xác định các bước hành động chúng ta cần thực hiện vào lúc này. Các bước này có thể bao gồm thu thập thêm thông tin, có thêm các buổi họp, đặt ra một thời hạn.
Kế hoạch hành động là gì?
Làm thế nào để chúng ta thực hiện ý tưởng này?
Những bước cụ thể chúng ta cần làm theo là gì?
Làm thế nào để chúng ta thực thi thành công ý tưởng này?
Làm thế nào chúng ta kiểm soát được sự tiến triển?
Vị trí rút lui là gì?
Kết quả của giai đoạn GO luôn là hành động. Tại thời điểm kết thúc giai đoạn này, chúng ta luôn cần một kết quả cụ thể. Tưởng tượng bạn đang đi, bạn sẽ bước bước tiếp theo. Nhưng bạn cần phải có hướng đi cụ thể để thực hiện bước đi đó. Kết quả của giai đoạn GO là hành động cho một mục đích cụ thể. Nếu kết luận là “không làm gì”, nó chỉ được chấp nhận nếu đây thực sự là một hành động tích cực. Ví dụ, không hạ giá bởi vì nó thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh. Hoặc không đáp ứng khoản tiền chuộc. Nếu “không làm gì” có nghĩa là chúng ta không quyết định gì cả, điều này không thể chấp nhận.
– Đây là kế hoạch hành động.
– Kết quả là một báo cáo. Peter sẽ viết bản báo cáo này. Bản báo cáo sẽ được nộp vào ngày 12 tháng 10.
– Chúng ta sẽ dành ba tháng để có được chi phí ước tính của ba nhà thầu. Elizabet sẽ lập một đội riêng để lựa chọn những nhà thầu và thu thập chi phí ước tính của họ. Chúng ta sẽ họp lần sau vào ngày 3 tháng 5 để xem xét vấn đề.
– Quyết định là chuyến đi bị hủy bỏ. Chiều nay các anh hãy gọi cho những người khác để báo tin này.
– Chúng ta nhất trí rằng con sẽ trở về nhà muộn nhất là 11h đêm. Bố mẹ sẽ viết điều này ra để chúng ta không tranh cãi nữa.
– Chúng ta quyết định đầu tư 6 triệu bảng để phát triển loại máy cắt cỏ mới. John sẽ đảm nhiệm việc xem xét và đưa ra kết hoạch hành động. Chúng ta sẽ cho ra mắt loại máy này vào giữa tháng 6.
– Bước đầu tiên là chúng ta sẽ tổ chức trưng cầu ý kiến. Bước tiếp theo của chúng ta tùy thuộc vào kết quả của cuộc bỏ phiếu.
Nếu tại giai đoạn này, có ai đó không thỏa mãn với kết quả hành động cụ thể đó, người này có thể sử dụng chiếc mũ xanh và hỏi:”kết quả hành động là gì?”. Bởi vì giai đoạn GO là giai đoạn kết thúc bằng hành động cụ thể.
Các giai đoạn của cấu trúc 5 bước đơn giản này được trình bày thành từng đoạn độc lập. Chúng nên được áp dụng độc lập như vậy. Tuy nhiên, trong khi áp dụng cụ thể, có thể có tác động qua lại giữa các giai đoạn. Ví dụ, có sự tương tác giữa giai đoạn LO và TO bởi vì trong việc thu thập thông tin bạn luôn cần nhìn lại mục đích của tư duy. Điều này chỉ ra những thông tin phù hợp. Tương tự, những phương án được tạo tại giai đoạn PO cũng có thể dựa vào giai đoạn LO. Sự lựa chọn được đưa ra tại giai đoạn SO có thể cần xem xét lại mục tiêu tư duy tại giai đoạn TO và giai đoạn LO.
Tôi vừa trình bày cấu trúc tư duy mục đích tổng quát 5 bước. Cấu trúc này được hình thành để mọi người dễ nhớ, và cũng dễ nhớ tên của từng giai đoạn. Cấu trúc này chỉ ra một loại các bước tư duy có thể được sử dụng trong hầu hết các tình huống tư duy.
Một số người ngoài hành tinh có khả năng nhìn và hành động giống hệt con người nếu họ muốn. Hai người ngoài hành tinh đã đáp xuống trái đất trên một chiếc đĩa bay và họ sẽ đi mua sắm trong một khu mua sắm lớn. Là những người tư duy đã được đào tạo, họ sẽ sử dụng cấu trúc TO/LOPOSO/GO. Với mỗi giai đoạn trong 5 giai đoạn tư duy, bạn hãy hình dung xem những người đó sẽ nghĩ gì.
Người ta nói rằng những người trẻ tuổi thử sử dụng ma túy bởi vì bạn bè của họ đang thử dùng, bởi vì làm như thế chứng tỏ sự thông minh và hợp thời, bởi vì họ thấy buồn tẻ và muốn cuộc sống thú vị hơn. Những kẻ buôn ma túy lại bị đồng tiền thúc đẩy để làm việc này. Dường như việc thử ma túy là một việc làm thông minh và chẳng có gì là khủng khiếp xảy ra với những người đang thử nó. Làm thế nào bạn có thể thuyết phục những người trẻ tuổi không thử sử dụng ma túy? Hãy chỉ ra các bước tư duy của bạn trong cấu trúc TO/LOPOSO/GO.
Một thanh niên 18 tuổi có một cơ hội để tới làm việc tại Nhật Bản một năm với một người bạn của gia đình anh, người đã được bổ nhiệm tới Tokyo làm việc. Chàng thanh niên đang quyết định xem nên đi hay ở. Hãy trình bày cách tư duy của bạn về vấn đề này. Sử dụng cấu trúc TO/SO/GO. Hãy cố đưa ra một kết luận cụ thể.
Hầu hết giao thông đi lại vào thành phố phải qua một chiếc cầu bắc qua một dòng sông. Một chiếc xà lan lớn đã đâm vào cầu và chiếc cầu bị hỏng nặng, cần ngưng sử dụng hai tháng để sửa chữa. Người chịu trách nhiệm sửa chữa cầu sử dụng cấu trúc TO/LOPOSO/GO để tư duy. Nhưng do một lỗi trong máy tính, trật tự cấu trúc tư duy đã bị đảo lộn. Bạn hãy sắp xếp những mục dưới đây vào những giai đoạn phù hợp:
– Tìm ra 5 con đường khác để mọi người đi lại trong thời gian đó.
– Vào giờ cao điểm có 1500 xe cộ qua lại mỗi giờ.
– Xây dựng một cây cầu mới cạnh đó.
– Thông báo rộng rãi trên báo và tivi.
– Tập hợp một đội xây dựng.
– Xem xét các nhu cầu kinh doanh trong thành phố.
– Cân nhắc ý kiến của các cử tri trong thành phố và các vùng lân cận.
– Đưa ra biển báo đường.
– Xem xét yếu tố chi phí.
– Cấm đi lại một nửa cầu để mọi người tìm những con đường khác.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.