Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy

Trí thông minh và suy nghĩ.



Niềm tin rằng sự thông minh và sự tư duy là giống nhau đã dẫn đến hai kết luận không phù hợp sau trong việc dạy học:

 

1-                 Đối với những học sinh rất thông minh thì chẳng cần dạy chúng phải suy nghĩ như thế nào vì mặc nhiên chúng cũng sẽ là những học sinh giỏi suy nghĩ.

 

2-                 Đối với những học sinh không thông minh thì chẳng thể dạy chúng cách suy nghĩ thế nào cho tốt vì dạy thế nào thì chúng cũng không thể suy nghĩ tốt được.

 

Mối liên hệ giữa sự thông minh và cách suy nghĩ cũng giống như mối liên hệ giữa chiếc ô tô và người lái ô tô. Một chiếc ô tô động cơ tối tân có thể bị một người lái tồi. Trong khi một chiếc ô tô động cơ kém hơn nhưng có thể có một người điều khiển rất tốt. Động cơ của một chiếc ô tô chính là tiềm năng của chiếc ô tô chũng giống như thông minh là tiềm năng của trí óc. Kỹ năng của người lái xe quyết định làm thế nào để sử dụng hết tiềm năng của ô tô. Kỹ năng của người tư duy quyết định xem sẽ phát huy sự thông minh đó như thế nào.

 

 

Tôi thường định nghĩa tư duy là “sự ứng dụng tài năng một cách tài tình dựa theo kinh nghiệm”.

Có nhiều người rất thông minh thường chọn một cái nhìn về một sự việC và Sử dụng sự thông minh của họ để bảo vệ cho cái nhìn đó. Và bởi vì họ làm điều này rất giỏi nên họ sẽ chẳng bao giờ thấy cần phải khám phá sự việc hoặc lắng nghe những quan điểm khác. Đây là một cách suy nghĩ tồi và nó chính là “chiếc bẫy của sự thông minh”.

Quan sát biểu đồ 1 ở trang bên, một người nhìn tình huống và ngày lập tức xét đoán nó.

Trong khi đó, biểu đồ 2, một người xem xét tình huống rồi sau đó tiếp tục khám phá tình huống. Một người rất thông minh có thể thực hiện quá trình nhìn và quá trình xét đoán rất tốt, nhưng nếu thiếu đi quá trình khám phá thì đó vẫn là một quá trình tư duy tồi.

Những người rất thông minh thường là những người rất giỏi trong việc giải đố hoặc giải quyết các vấn đề khi tất cả các dữ liệu đã có. Nhưng họ không phải là những người xuất sắc trong những tình huống đòi hỏi họ phải đi tìm thêm dữ liệu và đánh giá những dữ liệu đó.

Và điều cuối cùng là những người rất thông minh lại thường là những người bảo vệ cái tôi của riêng mình. Họ thích được nhìn nhận rằng họ luôn là những người phải. Điều này có nghĩa là họ sẵn sàng dùng nhiều thời gian vào việc công kích và chỉ trích quan điểm của những người khác, bởi vì đó là cách dễ dàng để chứng minh người khác sai. Điều này cũng có nghĩa là những người rất thông minh không phải là những người sẵn sàng chấp nhận những rủi ro trong lối suy đoán bởi nếu thế họ không thể luôn dám chắc là họ đúng.

Và tất nhiên, chẳng có điều gì ngăn cản một người rất thông minh trở thành một người suy nghĩ tài giỏi nhưng điều này không tự nó đến. Chúng ta cần phải học để phát triển kỹ năng suy nghĩ.

 

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.