Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy

TRÒ CHƠI TƯ DUY MƯỜI PHÚT



Bạn có thể thực hiện một cuộc thảo luận, trò chuyện hoặc tranh luận. Đây là một trò chơi tư duy dành cho hai người, trong mười phút, mỗi người sẽ tạo nên những khuôn mẫu tư duy nhất định.

 

Không có kẻ thắng, người thua. Cả hai người đều thích thú khi chơi trò chơi này. Mỗi một mục nên được ấn định thời gian là một phút. Trò chơi này có thể được chơi theo một cách thoải mái, chứ không quá nghiêm túc. Tuy nhiên, trò chơi nên được diễn biến liên tục.

 

Một người được gọi là A, người kia gọi là B.

 

A: nói ra một từ ( danh từ, động từ, hoặc tính từ).

 

B: đưa ra nội dung, sự sắp đặt, vị trí hoặc hoàn cảnh.

 

A: từ một từ và một sự sắp đặt tạo ra nhiệm vụ tư duy cụ thể. Đây có thể là sự khám phá, thiết kế, giải quyết vấn đề, ý kiến…A cần khẳng định rõ ràng mục tiêu: tôi muốn kết thúc với….

 

B: khám phá tình huống và đi tới một kết luận, gợi ý hoặc giải pháp.

 

A: thực hiện nhanh một PMI về giải pháp mà B đưa ra: những ưu điểm, nhược điểm và điểm chú ý.

 

B: nhận xét PMI mà A đưa ra.

 

A: khám phá chủ đề và đưa ra kết luận gợi ý hoặc giải pháp.

 

B: thực hiện một PMI về giải pháp của A.

 

A: nhận xét PMI của B.

 

B: nhận xét tổng kết chủ đề ( liệu nó có tốt không?) và tư duy ( liệu còn có ý tưởng nào đáng chú ý không?).

 

Tổng thời gian: mười phút, mỗi giai đoạn cần đảm bảo thực hiện trong một phút. Nếu một giai đoạn được thực hiện ít hơn một phút, thời gian còn lại được cộng vào cho giai đoạn sau. Nói cách khác, kết thúc giai đoạn 3 bạn nên sử dụng 3 hoặc hơn 3 phút, giai đoạn 7 bạn nên sử dụng tổng cộng 7 hoặc hơn 7 phút. Đến giai đoạn 10, bạn nên sử dụng tổng cộng 10 phút.

 

Ví dụ:

 
 

A: con mèo.

 

B: đặt ra vị trí ở trong rừng.

 

A: điều đó gợi ý đến con hổ. Vấn đề về những con hổ đang bị nguy hiểm một cách cụ thể. Tôi muốn có giải pháp đối với vấn đề này.

 

B: những người thợ săn giết những con hổ. Chúng ta cần một cách để bảo vệ hổ trước những người thợ săn. Gợi ý của tôi là cấm săn bắn bất hợp pháp và thiết lập khu vực bảo vệ những con hổ.

 

A: điểm thuận lợi: giảm số lượng những con hổ bị giết. Điểm bất lợi: thiết lập một khu vực bảo vệ cho loài hổ sẽ ảnh hưởng tới việc trồng trọt và tới mọi người. Điểm chú ý: liệu hổ có ở trong nơi bảo tồn hay không?

 

A: nếu chúng ta muốn có thêm hổ, chúng ta nên nuôi chúng. Ý tưởng của tôi là sẽ nuôi hổ trong một khu vực quản lý nhất định và sau đó thả chúng vào rừng.

 

B: ưu điểm: bạn có thể chỉ nuôi những con hổ giống tốt. Nhược điểm là quá trình này có thể diễn ra quá chậm. Điểm chú ý là những con hổ được nuôi có thể được huấn luyện để tránh những người thợ săn trước khi chúng được thả vào rừng.

 

A: quá trình nuôi hổ có thể được đẩy nhanh nếu chúng ta có thể bắt giữ những con hổ cái chỉ trong ít ngày và thụ tinh nhân tạo cho chúng sau đó thả chúng ra.

 

B: đó là một chủ đề thú vị. Công việc bảo tồn nên được tiến hành và mang lại thành công. Có một vài ý tưởng tốt, đặc biệt là ý tưởng huấn luyện cho hổ tránh những người thợ săn…Điều này nên được áp dụng đối với các loài động vật hoang dã.

 

Thuận lợi của trò chơi là cả hai đều cần tạo ra ý tưởng và đánh giá các ý tưởng. Tại mỗi điểm, mỗi bên có một nhiệm vụ cụ thể cần được thực hiện nhanh chóng. Đây là một cách tập luyện tư duy để người tư duy cần chú trọng vào trọng tâm và các nguyên tắc tư duy. Thay vì lan man từ nhiệm vụ tư duy này sang nhiệm vụ khác hoặc tranh cãi nhau, mỗi bên đều chú trọng vào nhiệm vụ tư duy cụ thể.

 

Tóm tắt

 
 

Đây là một trò chơi tư duy 2 người với kiểu tư duy xem xét và tiến lên.

 

Một chủ đề được đặt ra và mỗi người tạo ra những ý tưởng về chủ đề đó. Những ý tưởng này sẽ được đánh giá.

 

Tại mỗi giai đoạn, mỗi bên có một phút để thực hiện.

 

Trò chơi giúp luyện tập kỹ năng tư duy phản ứng nhanh dựa trên các nguyên tắc và trọng tâm tư duy cụ thể và có thể bao gồm nhiều khía cạnh tư duy khác nhau ( đặt ra nhiệm vụ, tạo ra các phương án và giải pháp, đánh giá và nhận xét).

 

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.