Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy

XEM LẠI PHẦN IV



Tất cả các công cụ được trình bày trong cuốn sách này có thể được sử dụng độc lập.

 

·                    Bạn có thể thực hiện một PMI.

 

·                    Bạn có thể yêu cầu ai đó thực hiện một C&S hoặc một OPV.

 

·                    Bạn có thể sử dụng chiếc mũ đỏ.

 

·                    Bạn có thể yêu cầu ai đó chuyển từ mũ đen sang mũ xanh lá cây.

 

Những thói quen tư duy được trình bày trong cuốn sách này cũng được sử dụng riêng lẻ.

 

·                    Bạn có thể xem xét các giá trị.

 

·                    Bạn có thể chỉ ra ý tưởng chung chung.

 

·                    Bạn có thể kiểm tra giá trị thực sự.

 

·                    Bạn có thể kiểm tra xem liệu kết luận có phải có được từ thứ có trước.

 

Cách tiếp cận này đã được cân nhắc kỹ trước khi dùng để giảng dạy các kỹ năng tư duy. Tôi trình bày nó dựa trên kinh nghiệm tích luỹ được qua rất nhiều năm. Những cấu trúc phức tạp thường được trình bày rất hay trên giấy nhưng không áp dụng được. Còn đối với những công cụ và thói quen tư duy đã được trình bày trong cuốn sách này, bạn có thể dạy con bạn chỉ một vài công cụ để sử dụng, điều này cũng giúp con bạn cải thiện kỹ năng tư duy.

 

Tuy nhiên, trong phần cuối cùng này, tôi cũng trình bày một số cấu trúc dành cho những người muốn sử dụng cấu trúc. Những người ở độ tuổi lớn và những sinh viên ham thích việc tư duy và khi tư duy những vấn đề quan trọng có thể muốn một cách tiếp cận thông thường hơn.

 

Mục đích và giá trị của một cấu trúc cho phép chúng ta làm những việc phức tạp từng bước, từng bước một. Chúng ta làm theo những bước đã được chỉ ra trong một cấu trúc thay vì phải tìm ra xem chúng ta phải làm gì tại mỗi thời điểm tư duy. Bạn cũng có thể tự do đặt ra cấu trúc của riêng bạn.

 

Cấu trúc mục đích chung.

 

Đây là cấu trúc tư duy 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn được thể hiện bởi một âm tiết: TO/LOPOSO/GO.

 

·                    TO: mục tiêu và mục đích tư duy. Chúng ta muốn kết thúc với điều gì?

 

·                    LO: chúng ta xem xét xung quanh và xem xem chúng ta thấy những gì: thông tin, các nhân tố, vị trí, địa thế, đầu vào của quá trình tư duy.

 

·                    PO: đây là giai đoạn tư duy hành động, phát sinh và hiệu quả. Chúng ta tạo ra các phương án, ý tưởng và ý tưởng mới. Chúng ta đưa ra các khả năng và các cách thực hiện có thể.

 

·                    SO: đây là giai đoạn lựa chọn phương án. Chúng ta thu hẹp lại những gì thu được. Chúng ta đi đến một chuỗi các hành động cụ thể hoặc đi đến một kết luận hoặc một kết quả.

 

·                    GO: giai đoạn hành động, thực hiện. Kế hoạch hành động. Các bước tiến hành. Luôn có một kết quả của nhiệm vụ tư duy.

 

Với mỗi gian đoạn tư duy trong 5 giai đoạn trên, chúng ta đều có thể sử dụng các công cụ tư duy mà chúng ta muốn: ví dụ, công cụ CAF và OPV tại giai đoạn LO, công cụ FIP tại giai đoạn SO.

 

Lập luận và bất đồng

 
 

Dựa trên những tình huống cụ thể, chúng ta sử dụng cấu trúc này.

 

Cách tiếp cận cơ bản đối với những tình huống kiểu này là đặt các quan điểm đó cạnh nhau. Sau đó thực hiện 4 cấp độ tư duy.

 

·                    Cảm xúc: sử dụng mũ đỏ tư duy đối với mỗi quan điểm.

 

·                    Nhận thức: cách mà mỗi bên căn cứ vào đó để xem xét tình huống.

 

·                    Giá trị: giá trị của mỗi bên.

 

·                    Lập luận logic: lập luận logic mỗi bên căn cứ vào đó.

 

Để chỉ ra những điểm khác nhau đối với mỗi quan điểm của mỗi bên, có 3 bước cần làm sau:

 

·                    Đây là quan điểm của tôi.

 

·                    Tôi tin đây là quan điểm của bên kia.

 

·                    Quan điểm của bên kia là gì?

 

Bước 2 và bước 3 có thể đổi chỗ cho nhau nếu phía bên kia sẵn sàng bộc lộ quan điểm.

 

Khi các quan điểm đã được đặt cạnh nhau, không kèm theo tranh luận hay thách thức, chúng ta sử dụng các bước sau để xem xét:

 

So sánh: những điểm khác nhau là gì? Những điểm tương đồng là gì? Liệu những điểm khác nhau có được giải quyết và tháo gỡ?

 

Thiết kế: liệu chúng ta có thể đồng nhất hai quan điểm khác nhau đó trong một sự thiết kế cân nhắc đến giá trị của cả hai bên?Liệu những mâu thuẫn mà chúng ta đã thấy có thể được hoà giải?

 

Trao đổi: nếu bước thiết kế không mang lại kết quả, có một cách đó là trao đổi giá trị. Một vài giá trị bị từ bỏ để đổi lấy giá trị yêu thích khác.

 

Vấn đề và nhiệm vụ.

 
 

Vấn đề là điều gì đó xuất hiện trên đường đi của chúng ta. Vấn đề tự nó tồn tại. Nhiệm vụ là điều gì đó bạn đặt ra cho bản thân bạn bởi vì bạn muốn đi tới đâu đó.

 

Cả vấn đề và nhiệm vụ đều có một vị trí xuất phát và một nơi mà chúng ta muốn đến. Nhưng chúng ta không biết làm thế nào để đến đó.

 

Phương pháp liên kết vấn đề sử dụng như một biểu đồ đơn giản. Có điểm xuất phát, có con đường và có mục tiêu ( vị trí cuối cùng).

 

Bắt đầu với một mục tiêu, sau đó chúng ta thả những ý tưởng hoặc các mục. Đây có thể là các bán mục tiêu hoặc xác định phương án mục tiêu.

 

Sau đó chúng ta làm tương tự với vùng con đường. Chúng ta đưa ra một vài ý tưởng chung chung. Những ý tưởng chung này bao gồm nhiều cách chúng ta có thể đi đến mục tiêu. Những ý tưởng này có thể rất chung chung, nhưng cũng có thể được cụ thể hoá.

 

Tiếp theo chúng ta đến điểm xuất phát và thả các yếu tố hoặc các đặc điểm đã được tìm ra. Chúng ta có thể không cần phân tích toàn diện.

 

Bây giờ chúng ta có thể chọn bất kỳ mục nào đã được thả xuống và gắng liên kết nó với những mục khác. Chúng ta có thể di chuyển theo bất cứ hướng nào. Khi chúng ta có được một liên kết, chúng ta sẽ xuất phát từ đích, đi trên con đường để hướng tới mục tiêu, chúng ta tìm cách đưa ý tưởng chung thành những ý tưởng cụ thể để thực hiện.

 

Tại thời điểm kết thúc, chúng ta nên có một vài phương án hành động có thể.

 

Luôn có các cách khác nhau để đánh giá các phương án. Chúng ta có thể sử dụng công cụ đơn giản PMI và C&S. chiếc mũ đen nên được sử dụng sau chiếc mũ vàng. Chúng ta nên đưa ra một danh sách ngắn những mục tiêu, tính khả thi, ưu tiên, giá trị và đánh giá tổng quát. Chúng ta cũng có thể thực hiện đánh giá toàn diện như trong mục “quyết định và lựa chọn” ở phần sau.

 

Quyết định và lựa chọn.

 
 

Luôn có những tình huống yêu cầu một quyết định hoặc một lựa chọn để thực hiện hành động. Trong nhiều tình huống ( chẳng hạn như giải quyết vấn đề, thiết kế, lập kế hoạch…) chúng ta đi đến được giai đoạn lựa chọn được một số các phương án có thể và chúng ta phải đưa ra lựa chọn trong số chúng.

 

Cuối cùng thì mọi quyết định và lựa chọn đều là cảm xúc, ngay cả khi chúng được xem là dựa trên mục tiêu và trung lập. Mục đích của tư duy là cho phép cảm xúc được đưa ra dựa trên sự nhận thức tầm rộng và rõ ràng.

 

Có các cảm xúc như: tham lam, sợ hãi và lười biếng. Những cảm xúc này hình thành nên các quyết đinh. Trong mọi trường hợp đưa ra quyết định, chúng ta nên tự hỏi bản thân xem mỗi phần cảm xúc tham lam, sợ hãi và lười biếng chiếm bao nhiêu phần trong quyết định đó. Lười biếng bao gồm cả một quyết định thật dễ dàng trong cuộc sống và ít chịu phiền toái.

 

Đối với những quyết định và lựa chọn ít quan trọng, chúng ta có thể sử dụng chuỗi sáu chiếc mũ:

 

·                    Mũ đỏ.

 

·                    Mũ vàng hoặc đen.

 

·                    Mũ xanh.

 

·                    Mũ đỏ.

 

Chúng ta cũng có thể sử dụng các công cụ định hướng tư duy. Công cụ PMI và C&S đưa ra những xét đoán đơn giản. Nếu chúng ta muốn đánh giá toàn bộ, chúng ta sử dụng chuỗi các công cụ sau:

 

·                    AGO.

 

·                    FIP

 

·                    OPV

 

·                    C&S

 

·                    PMI

 

Đối với những quyết định và lựa chọn quan trọng, đó là lúc chúng ta cần đánh giá đầy đủ và chúng ta thực hiện điều này bằng cách lập ra danh sách kiểm tra theo các bước cụ thể, được áp dụng lần lượt đối với mỗi phương án.

 

Mục tiêu và ưu tiên: phương án này đáp ứng mục tiêu và phù hợp với những sự ưu tiên như thế nào? Tất nhiên sẽ tồn tại những phương án A phù hợp với tất cả các ưu tiên và phương án B phù hợp với một số các ưu tiên.

 

Lợi ích: tư duy mũ vàng. Lợi ích trực tiếp của người thực hiện hoặc người quyết định là gì?

 

Khả thi: liệu phương án có thực hiện được? Liệu nó có thể hay không? Một vài phương án chỉ khả thi nếu chúng ta nỗ lực lớn để thực hiện.

 

Khó khăn và nguy hiểm: tư duy mũ đen. Khó khăn để thực hiện phương án. Sự ngẫu nhiên và từ “nếu”. Những nguy hiểm thực sự.

 

Tác động. Tác động của mỗi phương án đến nếp sống, con người, dự án khác, môi trường…Hãy xem những kết quả đưa ra không có lý do cụ thể để loại bỏ.

 

Kết quả: chúng ta xem xét phương án sẽ kéo theo những gì xảy ra trong tương lai: ngay lập tức, ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

 

Rủi ro: chúng ta cần đánh giá và được chuẩn bị để đón nhận những rủi ro. Có các loại rủi ro khác nhau: sự thiếu hụt, hiểm hoạ và nguy hiểm, chi phí phụ trội, thay đổi hoàn cảnh, vị trí dự phòng hoặc lưới an toàn.

 

Thử nghiệm: phương án này có thử nghiệm được không? Khả năng thử một phương án trước khi thực hiện nó là một thuận lợi vô cùng lớn.

 

Sau mỗi lần áp dụng danh sách lựa chọn có thể trở nên rõ ràng hơn. Nếu không, chúng ta cần được thêm các mục để lựa chọn vào danh sách.

 

Có những khi khó khăn nảy sinh từ chỗ chúng ta không sẵn sàng để từ bỏ các phương án khi tất cả chúng đều hấp dẫn. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta cần nỗ lực để xem xét các phương án không được thích trước bằng cách chỉ ra những điểm tiêu cực. Chỉ ra như vậy chúng ta sẽ dễ dàng từ bỏ phương án đó.

 

Một cách tiếp cận là đưa ra bốn sự lựa chọn thay vì một sự lựa chọn:

 

·                    Lựa chọn lý tưởng.

 

·                    Lựa chọn cảm xúc

 

·                    Lựa chọn thực tế.

 

·                    Lựa chọn tối thiểu ( ít cố gắng nhất ).

 

Cá nhân người lựa chọn sẽ quyết định xem mình nên lựa chọn lựa chọn nào để phù hợp nhất.

 

Nếu chúng ta vẫn không thể đưa ra lựa chọn, chúng ta cần sự kiến thiết và cần tư duy sáng tạo. Những phương án hiện thời có thể được sửa đổi hoặc kết hợp. Những phương án mới có thể được tạo ra.

 

Cuối cùng, nếu chúng ta suy nghĩ quá nhiều và dường như vấn đề bị đảo lộn.chúng ta đơn giản là sử dụng chiếc mũ đỏ. Tôi cảm thấy gì về sự lựa chọn này? Sau đó chúng ta sử dụng chiếc mũ đen để xem xét những điểm bất lợi.

 

Tóm tắt

 
 

Tôi đã trình bày bốn cấu trúc: mục tiêu chung, lập luận và bất đồng, vấn đề và nhiệm vụ, quyết định và lựa chọn.

 

Với mỗi cấu trúc, tôi trình bày các bước cụ thể lần lượt mà chúng ta cần làm theo. Cấp độ chi tiết của mỗi bước tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của vấn đề.

 

Sau khi đi lần lượt qua các bước của cấu trúc, câu trả lời, giải pháp hoặc kết luận có thể đã thấy rõ. Nhưng nếu chúng ta chưa có kết luận, đó là vì chúng ta không có được phương án phù hợp hoặc chúng ta không thể quyết định lựa chọn phương án nào. Hai bước tiếp theo cần làm là:

 

Xác định điểm bế tắc hoặc một vấn đề tư duy mới.

 

Sử dụng tư duy sáng tạo để tạo ra các phương án mới hoặc sửa đổi những phương án đang có.

 

Chúng ta lặp lại các bước tư duy một lần hoặc nhiều lần. Kết quả của việc tư duy có thể chỉ là chỉ ra một khu vưc trọng tâm mới hoặc vấn đề mới.

 

Bài tập

 
 

1-                 Một cô gái muốn sơn phòng của mình màu vàng. Nhưng mẹ cô gái lại muốn sơn phòng màu xanh. Kiểu tình huống tư duy này thuộc kiểu gì? Quá trình tư duy nên được cấu trúc như thế nào?

 

2-                 Sử dụng cấu trúc TO/LOPOSO/GO trong tình huống sau: những người béo luôn cảm thấy mệt mỏi vì hình ảnh xấu mà người họ tạo nên. Họ quyết định có một chiến dịch để khẳng định rằng “béo là đẹp”.

 

3-                 Một người đàn ông hứa sẽ trả cho hai đứa trẻ tiền công sơn hàng rào. Nhưng khi chúng làm xong ông này chỉ muốn trả một nửa số tiền đã thoả thuận ban đầu bởi vì ông nói rằng chúng làm việc không được tốt. Sử dụng cấu trúc bất đồng trong tình huống này.

 

4-                 Bạn luôn mời bạn bè đến nhà. Bố mẹ bạn cho rằng thế là quá nhiều vì họ muốn nhà yên tĩnh. Hãy đưa ra nhận thức và giá trị của cả hai phía. Làm sao để giải quyết tình huống này.

 

5-                 Ở một vài quốc gia ngày càng có nhiều người chuyển từ ngoại ô tới các thành phố lớn để tìm việc làm. Các thành phố thì không thể tăng được diện tích. Liệu vấn đề này được giải quyết như thế nào? Hãy sử dụng phương pháp liên kết vấn đề để xem xét.

 

6-                 Trong một cuộc thi mang tính cạnh tranh, bạn để ý thấy một vài người bạn của bạn dường như đang gian lận. Bạn có phương án gì? Đưa ra các phương án sau đó sử dụng chuỗi các công cụ định hướng sự chú ý để quyết định lựa chọn phương án.

 

7-                 Thực hiện một sự đánh giá toàn bộ đối với những phương án sau của một cậu bé 19 tuổi:

 

·                    Tiếp tục sống ở nhà.

 

·                    Sống trong một căn hộ cùng với hai người bạn.

 

·                    Thuê một mình một căn phòng.

 

8- Bạn nhặt được một chiếc ví đựng đầy tiền trên phố. Người bạn đi cùng bạn muốn giữ lại chiếc ví đó. Bạn muốn trả cho chủ của nó. Cấu trúc tư duy nên được hình thành như thế nào?


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.