NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ

III. CÀNH LÁ RƯỜM RÀ



Cái vườn bỏ hoang hơn nửa thế kỷ như vậy đã trở nên kỳ lạ đẹp mê hồn. Bốn mươi năm trước đây, người qua đường dừng lại ngắm vườn mà không ngờ đến những bí mật ẩn giấu dưới lớp lá xanh tươi kia. Nhiều anh mơ mộng thời ấy đã bao lần để cho đôi mắt và tâm trí mình tọc mạch len vào giữa các chấn song cái cửa có khóa, vặn vẹo lung lay vít chặt vào hai trụ vôi bám đầy rêu xanh, phía trên có cái viên trang tí hoa văn kỳ dị, khó hiểu.

Trong vườn, có chiếc ghế dài ở một góc, một vài pho tượng mốc meo, mấy tấm mắt võng đóng vào tường để cho cây leo, nhưng đã long đinh và đang mục nát. Ngoài ra không còn đường lối, không còn thảm cỏ. Ở đâu cũng chỉ cỏ gà. Tay người đã vắng thì tay tạo lại về. Cỏ dại mọc đầy, điều rất đáng khâm phục đối với một mảnh đất tí tẹo. Đây là nơi hội hè huy hoàng của hoa đinh hương. Không có gì ở mảnh vườn này làm trở ngại sức vươn lên thiêng liêng của cây cỏ. Ở đây là thế giới của sự sinh trưởng tôn nghiêm. Cây to cúi xuống gai dại, gai dại trườn lên cây to, cỏ mọn leo lên, cành cả nghiêng xuống. Cái vốn bò dưới mặt đất cất cao đầu tìm cái nảy nở trên không, cái phất phơ trước gió tìm xuống với những gì vương vất trong rêu. Thân cây, chạc bé, lá, dây, chùm, tay, nhánh, gai quấn quít với nhau, hòa hợp nhau khăng khít để thực hiện và ngợi ca tình bác ái thần bí, tượng trưng cho chủ nghĩa bác ái ở loài người. Vườn này không còn là vườn nữa, mà là một lùm cây khổng lồ, nghĩa là một cái gì rậm rạp như một khu rừng, đông đúc như một thành phố, run rẩy như một tổ chim, mập mờ như một thánh đường, ngát hương như một bó hoa, cô quạnh như một nấm mộ, sống động như một phiên chợ.

Vào tháng Hoa, cái bụi to lớn sống tự do giữa bốn bức tường sau hàng chấn song ấy bước vào trạng thái động tình chung của vạn vật. Nó rùng mình trước vầng thái dương đang mọc, chẳng khác gì con vật hít thở những vận khí yêu đương trong không gian và cảm thấy nhựa xuân dâng lên sôi trào trong mạc máu. Nó vung mớ tóc xanh tươi

tốt trước gió, nó gieo trên đất ẩm, trên tượng sờn, trên bậc thềm nứt nẻ, cả trên nền đường vắng, những hoa hình sao, những giọt sương như ngọc và sự mỡ màng, sự tươi đẹp, hương thơm, sức sống, niềm vui. Vào trưa, hàng nghìn con bướm trắng tụ tập tại đó và khi nhìn những hoa trắng kia vèo bay trong bóng mát làm nên một cơn mưa tuyết sống giữa trưa hè thì ai cũng phải cho là mình được xem một cảnh thần tiên. Trong râm tối của lá xanh vô vàn những tiếng thơ ngay đang thỏ thẻ với tâm hồn ta và cái gì tiếng chim không nói thì đã có tiếng ong dế bổ sung. Vào chiều tối thì một thoáng mơ mộng toát ra từ cánh vườn và bao phủ lấy nó; một bức màn sương nhẹ, một niềm u hoài mênh mông êm ả trùm lên vạn vật; mùi thơm say người của hoa tâm hương và hoa bìm bố ra từ khắp nơi như một chất độc ngọt ngào và thấm thía; lúc ấy chim gõ kiến kêu chiều và chim bạc má buông những tiếng ríu rít cuối cùng hầu như trong giấc ngủ; người ta cảm thấy niềm thân mật thiêng liêng giữa chim chóc và cây cỏ: ban ngày cánh lông làm vui cành lá, ban đêm cành lá che chở cho cánh lông.

Mùa đông lùm cây đen lại, ướt đi và trơ cành run rẩy cho nên người ta nhìn thấy ngôi nhà chút ít. Không thấy hoa nở trên cành và sương đọng trong hoa, trái lại có những đường bằng bạc của các chú sên đã bò qua trên thảm lá vàng dầy, lạnh. Tuy nhiên dù thế nào, với diện mạo nào, vào mùa nào xuân hạ thu đông, cái khoảnh vườn bé nhỏ ấy cũng đượm vẻ u hoài suy tưởng, cũng hiu quạnh, hoang vu, thiếu dấu vết người mà có sự hiện diện của tạo hóa và cái cổng cũ kỹ gỉ han có vẻ như nói: Cái vườn này là của ta.

Đường đá Pari chạy quanh đấy, mặc! Những lâu đài cổ điển nguy nga ở phố Varen ở cách hai bước, mặc! Vòm cuốn tòa Anhvaliđơ kề bên, mặc! Hạ viên không xa, không sao! Xe tứ mã sang trong phố Buốcgônhơ và phố Xanh Đôminic rầm rập gần kia, xe buýt vàng, nâu, trắng, đỏ gặp nhau rộn rịp ở gần ngã tư gần nhất, chẳng cần gì! Ở phố Pơluymê vẫn là sa Mác. Những người chủ cũ chết, một cơn lốc cách mạng kéo qua những gia thế nghìn xưa sụp đổ, sự xa cách, sự lãng quên, bốn mươi năm hoang phế góa chủ, tất cả những cái đó đủ để gọi về nơi cảnh tiên ấy, những phượng vĩ, những cây ngôn, những cây rẻ quạt, những cỏ voi, những cây vằn lá to màu dạ nhạt, những con tắc kè, bọ rùa, những côn trùng nhanh nhẹn và sợ sệt; đủ để lôi từ lòng đất lên và

cho hiện ra bốn bức tường ấy một cảnh tượng hùng vĩ và hoang dại; đủ để cho thiên nhiên bừng nở ở một rẻo vườn khổ của Pari với vẻ cằn cộc và lẫm liệt không kém một khu rừng hoang Tân thế giới, cái thiên nhiên cứ phá ngang những thu xếp ti tiện của người đời và hễ tràn đến chỗ nào thì cũng tràn trọn vẹn, dù trên mình con kiến hay con đại bàng.

Quả vậy, không có gì là nhỏ bé cả, ai là đối tượng thâm nhập của thiên nhiên đều biết. Mặc dù triết học không cho ta sự thỏa mãn tuyệt đối nào, không cho bao quát nguyên nhân cũng không cho hạn chế kết quả, bởi những phân hủy năng lực dẫn đến thuần nhất. Tất cả hoạt động vì tất cả.

Toán đại số ứng dụng cho mây mù; tinh tú phát quang có lợi cho hoa hồng; không có nhà tư tưởng nào dám khẳng định là hương hoa tầm xuân chẳng có ích gì cho các quần tinh trên ấy. Ai tính được hành trình của một phần tử? Chúng ta có thể nói chắc rằng không có những cuộc sáng thế xảy ra do những hạt cát rơi đổ hay không? Ai mà biết những triều lên xuống qua lại của cái cực đại và cái cực tiểu và những cuộc sụt lở của sáng tạo? Con kiến riêng cũng quan trọng; cái nhỏ vẫn lớn, cái lớn vẫn nhỏ; tất cả đều thăng bằng trong cần thiết; một cảnh tượng hãi hùng đối với trí tuệ. Giữa sinh vật và sự việc có những quan hệ kỳ diệu. Trong cái chung vô tận, mặt nhật cũng không coi thường bọ rầy. Cái này cái nọ cần nhau.

Ánh sáng không mang lên trời xanh những hương thơm của quả đất nếu không biết dùng nó làm gì; đêm tối phân phối tính chất của tinh tú cho các loài hoa thiêm thiếp ngủ. Mỗi con chim bay đều có sợi chỉ của vô tận buộc ở chân. Có nảy mầm thì có một thiên tượng kèm theo, đồng thời với việc con chim én mổ vỡ tung vỏ trứng; sự nảy mầm đó làm cho con giun đất sinh ra cũng như cụ Xôcrát xuất hiện. Ở đâu thiên lý kính hết hiệu lực thì kính hiển vi bắt đầu có tác dụng. Kính nào trong hai loại đó có tầm nhìn lớn hơn nhỉ? Chọn thử xem. Một ít mốc mọc lên thì đó là cả một cánh đồng hoa nở rộ; một tinh vân là cả một tổ kiến tinh cầu. Cũng một cảnh hỗn hợp như vậy mà còn lạ kỳ hơn giữa những vật của tinh thần và những điều của vật chất. Cấu tố và nguyên lý trộn lẫn nhau, hòa hợp nhau, cưới nhau, nhân lẫn nhau đến mức đưa thế

giới vật chất cùng với thế giới tinh thần đi tới cùng chung một ánh sáng. Hiện tượng luôn luôn tự quay trở vào chúng.

Trong sự trao đổi vũ trụ rộng lớn như vậy, sự sống chuyển vận bằng những lượng không thể biết, cuốn tất cả trong những luồng vận khí bí ẩn vô hình, sử dụng tất cả, không để mất một chút mơ mộng nào, gieo ở đây một con vật bé bỏng, rắc ở đó một vì sao, lắc lư, quanh lượn, đem ánh sáng làm thành năng lượng và tư tưởng làm thành cấu tố; sự sống phân tán và không thể chia cắt hòa tan tất cả, trừ các tâm điểm hình học và cái tôi. Sự sống kéo tất cả về linh hồn – nguyên tử làm nảy nở tất cả trong Chúa; sự sống trộn lẫn tất cả những hoạt động từ cao đẳng đến sơ đẳng trong một guồng máy quay cuồng khó lòng nhận thấy, liên kết đường bay của một con bọ với quỹ đạo tuần hoàn của quả đất, có thể là con đường bay ấy phụ thuộc quỹ đạo này, biết đâu? Sự phụ thuộc ấy cũng có thể là chỉ ở sự đồng nhất về quy luật, ví như sự di chuyển của sao chổi trong vũ trụ giống sự di chuyển của con thủy tức trong giọt nước cũng là phụ thuộc thôi. Máy đấy nhưng máy làm bằng trí tuệ. Một guồng máy khổng lồ mà động cơ thứ nhất là con bọ con và bánh xe cuối cùng là hệ Ngân hà.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.