NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ

VIII. VIỆC XÉT HỎI THÀNH CÔNG



Một tiếng đồng hồ sau. Lúc trời đã tối như mực, hai người lớn và một đứa trẻ đến số nhà 62 phố Pichpuýt. Người cao tuổi nhất giơ cái búa, gõ cửa.

Ba người ấy là Phôsơlơvăng, Giăng Vangiăng và Côdét.

Hai người vừa đến nhà bà hàng hoa quả ở phố Sơmanhve, xin đón Côdét về, con bé gửi ở đấy từ hôm qua. Suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ, con bé chẳng hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao, nó chỉ ngấm ngầm run sợ. Cứ chưa khóc được là còn run. Nó chẳng ăn uống gì mà cũng không chợp mắt lúc nào. Bà hàng hoa quả đáng mến hỏi hàng trăm câu, nó cũng không trả lời một tiếng, nó chỉ rầu rĩ nhìn, lần nào cũng thế. Nó chẳng hé răng để lộ một tí gì về những việc nó đã nghe thấy, trông thấy từ hai hôm nay. Nó đoán là đang gặp một nạn lớn, trong thâm tâm, nó cảm thấy rằng cần phải “ngoan”. Ai chẳng biết sức tác động vô cùng to lớn của mấy tiếng nói như dọa nạt bên lỗ tai đứa bé con nhỏ dại chỉ biết có run sợ: “Chớ nói gì hết”. Sợ thì câm. Vả lại, ai mà giữ bí mật giỏi hơn con trẻ!

Sau hai mươi bốn giờ đồng hồ bi đát, khi nó lại được trông thấy Giăng Vangiăng, nó reo lên một tiếng vui mừng. Những ai hay suy nghĩ, nghe tiếng reo vô cùng hớn hở ấy sẽ đoán thấy đó là tiếng reo của kẻ vừa thoát khỏi vực sâu.

Phôsơlơvăng là người của nhà tu nên hiểu hết các ám hiệu. Mọi cửa đều mở.

Thế là đã giải quyết được hai việc ghê gớm: ra và vào.

Bác gác, đã được dặn dò từ trước, mở cái cổng dành riêng cho người nhà, – cửa này thông thẳng vào trong vườn, cách đây hai mươi năm, ở ngoài phố cũng trông thấy, nó
bức tường cuối sân, đối diện với cổng lớn. Người gác cổng đưa cả ba người ấy để vào buồng khách đặc biệt mà tối hôm qua Phôsơlơvăng nhận mệnh lệnh của mẹ nhất.

Mẹ nhất đợi họ, chuỗi hạt cầm trong tay. Một mẹ tư vấn, mặt phủ màn đứng bên cạnh.

Một ngọn nến lờ mờ tỏa ánh sáng yếu ớt.

Mẹ nhất xem xét Giăng Vangiăng. Chả con mắt nào quan sát kỹ hơn con mắt nhìn xuống.

Xong bà hỏi Giăng Vangiăng:

Bác là em à? Phôsơlơvăng trả lời:
Bẩm vâng ạ.

Tên bác là gì?

Bẩm Uyntim Phôsơlơvăng.

Ông ta quả có một người em tên là Uyntim nay chết rồi.

Bác ở đâu? Phôsơlơvăng trả lời:
Bẩm ở Pichkinhi, gần Amiêng.

Bao nhiêu tuổi?

Bẩm năm mươi ạ.

Sinh sống nghề gì? Phôsơlơvăng trả lời:
Bẩm làm vườn.

Có ngoan đạo không? Phôsơlơvăng trả lời:

Bẩm trong họ con, ai cũng ngoan đạo cả.

Đứa bé này là người nhà bác? Phôsơlơvăng trả lời:

Bẩm mẹ, vâng.

Con bác à?

Phôsơlơvăng trả lời:

– Bẩm cháu nội.

Mẹ tư vấn khe khẽ bảo mẹ nhất:

– Bác ấy ăn nói khá đấy ạ.

Giăng Vangiăng chưa hề nói một lời.

Mẹ nhất chăm chú nhìn Côdét rồi khẽ bảo bà mẹ bên cạnh:

– Ngày sau, con bé này sẽ xấu xí.

Hai mẹ thì thầm với nhau mấy phút trong góc phòng rồi mẹ nhất quay lại nói:

– Lão Phôsơlơvăng ạ, kiếm một cái đai nhạc đầu gối nữa. Bây giờ cần hai cái.

Thế là ngày hôm sau, người ta nghe thấy tiếng hai chiếc nhạc trong vườn. Các nữ tu sĩ không thể không hé một góc tấm màn che mặt. Ở cuối vườn, dưới lùm cây, hai người đàn ông đứng cạnh nhau đương đào đào xới xới; lão Phôsơlơvăng và một người lạ. Một việc trọng đại. Không khí im bỗng xào xào những tiếng khẽ bảo nhau: một người

phụ việc làm vườn.

Các mẹ tư vấn nói thêm: em trai lão Phôvăng.

Giăng Vangiăng quả đã chính thức thụ chức: ông đeo một cái đai đầu gối bằng da và một chiếc nhạc; ông đã là người của nhà tu. Tên ông là Uyntim Phôsơlơvăng.

Cái nguyên nhân quyết định việc ông được vào làm ở nhà tu là câu nhận xét về Côdét của mẹ nhất: con bé sẽ xấu xí.

Sau lời dự đoán ấy, mẹ nhất tỏ lòng quyến luyến ngay con bé; bà cho nó ở cùng với bọn trẻ làm phúc.

Việc ấy chẳng có gì là khó hiểu cả. Vốn dĩ trong nhà tu không có gương soi nhưng đàn bà thì không cần gương cũng biết nét mặt mình. Những cô gái có nhan sắc thì khó lòng mà tu được. Vốn từ xưa, càng xấu xí hơn là các cô xinh đẹp. Do đó là có sự mến ưa đặc biệt những cô gái xấu xí.

Sau câu chuyện lạ lùng trên, uy tín Phôsơlơvăng tăng lên nhiều lắm. Thắng lợi bề ba mặt: Giăng Vangiăng cảm kích vì được lão cứu sống và cho nơi trú thân; Gơribê thì tự bảo mình: nhờ lão mà ta thoát khoản phạt; nhà tu thì chôn cất được xác mẹ Cơruyxiphixiông ở dưới bàn thờ, vừa trót lọt được vòng pháp luật vừa hợp ý Chúa.

Một áo quan có thi hài ở Pơti Pichpuýt, một áo quan rỗng ở nghĩa địa Vôriga. Trật tự xã hội đã bị đảo lộn ghê gớm, nhưng không hay biết gì. Còn tu viện thì biết ơn Phôsơlơvăng rất nhiều. Lão trở thành người phục vụ tốt nhất và người làm vườn quý nhất! Lần Đức Tổng giám mục đến thăm tu viện ngay sau đó mẹ nhất đã kể chuyện cho ngài nghe, thú tội thì ít mà khoe khoang thì nhiều. Đức Tổng giám mục ở tu viện đã nói nhỏ với ý tán dương với ngài Đơ Latin, linh mục của đức ông sau làm tổng giám mục Ranhxơ và giáo chủ. Sự khâm phục lão Phôsơlơvăng đi rất xa, đến cả La Mã. Chúng tôi đã được đọc một lá thư nhỏ của Giáo hoàng Lêông XII đương vị gửi cho một người bà con, sứ thần của Giáo hoàng ở Pari và cùng đội tên Đơlagiăngga như ngài. Trong thư viết: “Hình như ở trong một cái tu viện ở Pari có một lão làm

vườn tuyệt tốt, một con người có thánh chất tên là Phôvăng”. Những cái vinh quang kia, lão Phôsơlơvăng ở trong túp lều của lão không hề hay biết gì. Lão vẫn ghép cây rẫy cỏ và che dưa, không biết gì về cái tuyệt diệu và cái thánh chất của lão. Lão không biết gì về cái vinh dự của lão cũng như con bò giống Đuyram hay Xuyray không hình dung được in trên tờ họa báo “Tin tức Luân đôn” với lời chú thích: “Con bò đã được giải thưởng cuộc thi các súc vật có sừng”.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.