Phân tích tình huống – Khi đang lên kế hoạch cho công ty hay đơn giản là một kế hoạch bản thân và nó thực sự quan trọng, có lẽ bạn đã thực hiện các thể loại tính toán về số học . Nhưng sâu thẳm, sự sợ hãi đã tính thiếu ở đâu đó luôn đục khoét tâm hồn của bạn. Xét cho cùng, tương lai là việc ngày mai mới tới và ngay cả khi bạn là năng lực phi thường trong dự đoán tình huống thì bạn cũng phải thừa nhận rằng chỉ cần một vài yếu tố nhỏ nhặt ngoài dự liệu cũng có thể thổi bay tất cả kế hoạch của bạn

Phân tích kịch bản giúp bạn đem những nỗi sợ của bạn lên bàn mổ và cung cấp cho bạn một khuôn khổ hợp lý và chuyên nghiệp để khám phá chúng.

Sử dụng nó, bạn có thể đưa ra quyết định trong bối cảnh tương lai khác nhau có thể diễn ra. Hành động tạo kịch bản buộc bạn phải thách thức các giả định của mình về tương lai. Bằng cách định hình các kế hoạch và quyết định của bạn dựa trên các tình huống có khả năng nhất, dẫu khá mệt mỏi nhưng nó sẽ giúp bạn có được quyết định nhanh chóng khi kịch bản bị thay đổi

Trong Phân tích tình huống, các kịch bản được tạo như những câu chuyện về cách tương lai thay đổi nếu các xu hướng nhất định tiếp tục và các điều kiện nhất định được đáp ứng.

Trên lý thuyết thì một quy trình Phân tích tình huống chỉ có 5 bước đơn giản :

  1. Xác định vấn đề: Trước tiên, hãy quyết định những gì bạn muốn đạt được và suy nghĩ về thời gian mà bạn muốn xem. trên cơ bản ở bước này khá đơn giản chỉ chọn các nút trong khoảng thoài gian của kế hoạch
  2. Thu thập dữ liệu :Tiếp theo, xác định các yếu tố chính, xu hướng và sự không chắc chắn có thể ảnh hưởng đến kế hoạch. Nếu đây là một kế hoạch quan trọng, bạn có thể thấy hữu ích khi thực hiện Phân tích PEST của bối cảnh trong đó nó sẽ được thực hiện để xác định các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, công nghệ …. có thể tác động đến nó. Sau đó, xác định các giả định chính ảnh hướng tới kế hoạch
  3. Phân loại theo thứ tự : Phân tách các giả định thành 2 loại : chắc chắn – không chắc. Sau đó liệt kê những sự không chắc chắn này theo thứ tự ưu tiên, với sự không chắc chắn đáng kể nhất ở đầu danh sách.
  4. Phát triển các kịch bản: Bắt đầu với sự không chắc chắn hàng đầu của bạn và phát triển các kịch bản phát sinh thông thường ở 3 trạng thái : Tốt – Trung bình – Xấu
    Sau đó tương tự cho các sự không chắc chắn còn lại , lời khuyên là không nên tạo kịch bản quá nhiều nếu không bạn sẽ ý thức được sự bất lực của bản thân trước định mệnh
  5. Đối chiếu các kịch bản với kế hoạch hiện có của bạn :
    Ở bước cuối cùng này , tôi tin là bạn sẽ có khá nhiều thay đổi trong kế hoạch gốc để chuẩn bị cho phần lớn thay đổi có thể xảy ra trong tương lai “chỉ là phần lớn thôi 🙂 ”

Tổng kết :
Phân tích tình huống là một trong những cách hữu ích nhất để tạo ra một bản kế hoạch có sức sống thực sự. Khi xác định các su hướng có thể diễn ra bạn nên ưu tiên các số liệu hoặc bằng chứng hơn là các giả định cảm tính. Bằng cách xây dựng một vài kịch bản thay thế, bạn có thể thấy trước nhiều ẩn số có thể xảy ra và bạn sẽ có thể lập kế hoạch các biện pháp để chống lại hoặc giảm thiểu tác động của chúng.

customize by TDL

New Post