Theo French & Betram Raven quyền lực có thể được nhìn từ nhiều góc độ, từ tâm lý học đến xã hội học và chính trị học. Từ góc độ nào thì nó cũng tập trung vào hai đối tượng khác nhau: Những người nắm quyền lực – những người chấp nhận quyền lực của kẻ khác. Dựa trên quan hệ giữa hai loại đối tượng này, French và Betram liệt kê nguồn gốc quyền lực có năm nền tảng, hoặc năm hình thức khác nhau , sau đó Betram Raven bổ sung thêm một loại quyền lực nữa thành 6 :
- Quyền lực cưỡng bức (coercive Power): Dựa trên sự đe dọa trừng phạt hoặc bằng bạo lực hoặc bằng kinh tế hoặc cả hai nếu người khác không làm theo ý muốn của mình.
- Quyền lực khen thưởng (Reward Power): Dựa trên quyền lợi để thu hút và ảnh hưởng lên người khác (nếu làm theo ý mình thì sẽ được thưởng ).
- Quyền lực hợp pháp (Legitimate Power): Dựa trên luật pháp, với những chức danh, trách nhiệm và quyền hạn được quy định (ví dụ Tổng thống/Chủ tịch nước, Thủ tướng, giám đốc, v.v.).
- Quyền lực tính cách (Referent Power): Do được yêu mến hay kính trọng, xuất phát từ sức hút hay uy tín của cá nhân (ví dụ, trường hợp của một số nhà cách mạng hoặc lãnh tụ đối lập, một số nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, như Martin Luther King, Mahatma Gandhi hay Nelson Mandela).
- Quyền lực chuyên gia (Expert Power): Dựa trên kiến thức, kinh nghiệm hoặc kỹ năng mà tổ chức và xã hội đang cần.
- Quyền lực thông tin (Informational Power), dựa trên khả năng sử dụng thông tin, sự kiện và khả năng lý luận để lôi kéo và thuyết phục người khác.
Ngoài những nền tảng chính đó, sau này nhiều vị học giả phát triển thêm các loại định nghĩa về “Quyền Lực” với những định nghĩa khác như : quyền lực khôn khéo (smart power), quyền lực cứng (hard power), quyền lực mềm (soft power), charismatic power … vân vân và mây mây
Ai trong chúng ta đều đang hoặc đã từng mong muốn mình sở hữu sức mạnh , quyền lực nhưng phần lớn đều không quan tâm nhiều và dành nhiều kiên nhẫn để đạt được nó. Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ trao đổi trên lãnh vực sức mạnh và định nghĩa quyền lực chuyên gia
Dựa trên trải nghiệm cá nhân, tôi “đã từng” đạt được một số thành tựu nhất định trong việc sở hữu các loại quyền lực còn lại nhưng sau đó quyền lực chuyên gia là điều tôi cảm thấy đáng giá nhất . Nói cách khác nó chính là xây dựng một chuyên môn vững chắc, điều đó thật sự ” nói dễ hơn làm”. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cần cả thập kỷ để xây dựng được chuyên môn vững chắc , một số người lại nói cần ít nhất 10.000 giờ thực nghiệm thì sẽ thành chuyên gia … Rất nhiều ý kiến trái chiều. Trên thực tế việc để đủ kiến thức làm 1 việc gì đó thì đương nhiên có giới hạn thời gian , nhưng để duy trì được dạng sức mạnh và quyền lực chuyên gia, tin tôi đi , đó là một cam kết trọn đời , suốt đời làm mới và cập nhật kiến thức của mình liên tục nếu bạn muốn tiếp tục là chuyên gia trong lĩnh vực của mình.
Làm thế nào để xây dựng sức mạnh chuyên gia
Nghiên cứu học thuật sẽ cần thiết trong một số lĩnh vực, ví dụ như nghiên cứu khoa học, trong khi kinh nghiệm thực tế sẽ cần thiết cho những ngành khác như bất động sản, xây dựng hoặc báo chí. Xem xét cách ngành của bạn hoạt động và xác định các nghiệp vụ kỹ năng mà bạn cần thu thập.
Sau khi tạo ra một check list tất cả các kỹ năng thích hợp mình cần có trên lãnh vực, hãy nắm bắt mọi cơ hội, tận dụng mọi khoảng thời gian mình có được để mở rộng nó hơn nữa, chia sẻ và cập nhật , thu thập thông tin (Information Gathering) để củng cố năng lực của bạn như một chuyên gia. Điều này liên quan đến việc thu thập cả thông tin cơ bản, chẳng hạn như xu hướng, sự kiện và thông tin liên quan đến công việc cụ thể, chẳng hạn như đánh giá rủi ro hoặc tiêu chuẩn chất lượng.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nó không đủ để xây dựng quyền lực chuyên gia. Những kỹ năng đó chẳng sẽ vô nghĩa nếu chẳng ai cần nó hoặc đơn giản nó không có giá trị sử dụng thực tiễn. Mọi người phải nhận ra kỹ năng của bạn và thừa nhận rằng họ cần những gì bạn có. Bạn có thể đạt được điều này bằng cách làm theo sáu bước chính sau:
1. Quảng cáo hình ảnh chuyên môn
Kiến thức chuyên môn thường được kết hợp với giáo dục và kinh nghiệm, vì vậy hãy chắc chắn rằng các đồng nghiệp biết về giáo dục chính thống, kinh nghiệm làm việc và thành tích của bạn. ( có thời điểm tôi đã ghen tỵ với một người bạn về việc anh ấy luôn tự hào về kết quả học tập xuất sắc của mình 🙁 )
Chứng minh chuyên môn của bạn thường có thể hiệu quả hơn nói về nó. Hãy chia sẻ những hiểu biết của bạn với đồng nghiệp với vai trò như một người cố vấn (Mentoring) hoặc viết về lĩnh vực chuyên môn của bạn trong bản tin hoặc blog của công ty hoặc trên phương tiện truyền thông xã hội , hoặc đơn giản hơn là viết nó lên blog cá nhân của mình (bạn đang đọc những thứ mà tôi viết đây 🙂 )
2. Duy trì sự tín nhiệm
Khi bạn đã thiết lập chuyên môn của mình, điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là :uy tín (Establishing Credibility) là một thứ khó có nhưng rất dễ mất đi
Do đó, tránh đưa ra những nhận xét bất cẩn về các chủ đề mà bạn thiếu thông tin và “nếu có thể” hãy tránh xa các dự án có khả năng thành công thấp.
3. Quyết đoán và tự tin trước những khó khăn
Một người lãnh đạo giỏi luôn tìm ra giải pháp khi có vấn đề. Họ biết cách kết hợp giữa khả năng lãnh đạo với kiến thức chuyên môn. Vì vậy, ngay cả khi bạn không chắc chắn về giải pháp tốt nhất, hãy cố gắng không thể hiện sự nghi ngờ hoặc xuất hiện bối rối. Nói cho cùng thì đó là các cơ hội tốt , việc liên tục phải lập kế hoạch cho các cuộc khủng hoảng (Planning for a Crisis) sẽ đem lại cho bạn một sự tự tin vững chắc , hãy nhớ “Biển lặng không làm nên thủy thủ giỏi“
4. Luôn cập nhật thông tin
Cập nhật thông tin và số liệu là điều tối cần thiết nếu bạn muốn xây dựng và duy trì Quyền lực chuyên gia của mình. Luôn cập nhật thông tin về những phát triển trong nhóm và tổ chức của bạn nói riêng và trong ngành nói chung.
Mở rộng vòng tròn mối quan hệ chuyên môn của bạn ưu tiên các kết nối chất lượng cao (How to Make “High-Quality Connections”) thay vì dành thời gian để giải trí hoặc thu thập một số lượng lớn các kiến thức lan man không thật sự cần thiết. Dành thời gian để đọc các sách, bài báo và các blog có kiến thức liên quan và tham dự các hội nghị và sự kiện. Làm bất cứ điều gì cần thiết để giữ cho kiến thức của bạn luôn mở rộng
5. Hãy lắng nghe và học hỏi từ mọi người
Là một chuyên gia có nghĩa là mọi người sẽ tìm đến bạn để trao đổi thông tin và phương hướng, đừng để các buổi coaching theo hướng một chiều. hãy học cách lắng nghe tích cực (Active Listening) với mối quan tâm của đồng nghiệp và tôi có thể đảm bảo với bạn rằng bạn sẽ học hỏi hoặc nhận ra nhiều vấn đề khi trao đổi với họ
6. Đừng tổn thương tới lòng tự trọng của người khác
Tôi đã từng phạm một sai lầm rất lớn khi làm tổn thương lòng tự trọng của một con người ( dẫu tôi biết tôi làm gì và điều đó được làm với một mục đích tốt ), là một chuyên gia trên một lãnh vực việc trao đổi rất dễ xảy ra sự phản kháng từ hướng người cần truy cập kiến thức của bạn. Bất cứ ai cũng không cảm thấy thoải mái khi bản thân thua kém, đặc biệt khi khoảng cách lớn và rõ ràng. Họ có thể sẽ bị khó chịu bởi một chuyên gia mà mình nhờ tư vấn, những người hoạt động một cách vượt trội, và phô trương chuyên môn của mình.
Tránh sai lầm này bằng cách hãy đảm bảo rằng bạn thể hiện chuyên môn của mình một cách khéo léo (How to Be Tactful) và không có kiêu ngạo. Sử dụng chiến lược quyền lực của (Eldred Eldred’s Power Strategies) để giúp bạn tránh gây ra bất kỳ phản ứng tiêu cực và tổn hại nào tới những người mà bạn đang tư vấn.
Trong phạm trù quản lý , dùng định nghĩa “Quyền lực chuyên gia” nghe có vẻ đao to búa lớn về mặt văn phạm, nhưng đơn giản nó chỉ nói về một chân lý :đừng kiểm soát và đặt hệ thống nhân sự của bạn hoàn toàn trong sự sợ hãi , bạn sẽ có sự tôn trọng nếu bạn là đủ nghiệp vụ để có thể dám nói dám làm
Chia sẻ chuyên môn của bạn
Hãy hào phóng chia sẻ kiến thức của bạn và tìm kiếm cơ hội để giúp mọi người phát triển.
Khi những người khác có thể nhận ra chuyên môn của bạn có giá trị, họ sẽ tự nhiên muốn khai thác nó. Tương tự, bạn sẽ phát hiện ra cơ hội để hỗ trợ họ mà chính họ thậm chí có thể không nhận thức được. Sức mạnh chuyên gia của bạn có thể giúp các đồng nghiệp phát triển các kỹ năng của riêng họ, để họ có thể tiến bộ trong sự nghiệp của họ, cộng hưởng với nó bạn có điều tương tự trong công việc của bạn. Bạn càng đầu tư vào việc giúp đỡ những người xung quanh mình thì nghiệp vụ của bạn càng tăng lên (điều này chỉ mang tính chất tương đối) . Bạn cũng có cơ hội kiểm tra lại các kỹ năng của riêng bạn, xác định các khoảng trống trong kiến thức của bạn và tiếp tục tìm hiểu bằng cách phát triển và tương tác.
Điều cuối cùng cần lưu ý : khi chia sẻ kiến thức, hãy sử dụng kiến thức chung của bạn và tránh đưa ra bất kỳ thông tin nào nhạy cảm về một người khác hoặc có thể vi phạm Bảo mật tại nơi làm việc (Confidentiality in the Workplace)
customize by TDL