Tìm kiếm nhà lãnh đạo tương lai -Tổ chức cần các nhà lãnh đạo không chỉ ở các vị trí điều hành cao. Các nhà lãnh đạo là những người có tầm nhìn để thấy những gì cần phải được thực hiện, và để thúc đẩy và truyền “sinh lực” cho nhân viên để họ thực hiện trở nên xuất sắc.
Với khả năng lãnh đạo diễn ra ở tất cả các cấp của tổ chức, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn để xây dựng một doanh nghiệp mạnh, tôn trọng và thịnh vượng.
Tuy nhiên, tìm được những người có tiềm năng lãnh đạo không phải luôn dễ dàng. Để đảm bảo hiệu suất liên tục của doanh nghiệp , bạn cần phải xác định những người này và nuôi dưỡng tiềm năng lãnh đạo của họ – đó là một tiềm năng quý giá nếu để lãng phí.
Vì vậy, làm thế nào nhận ra tiềm năng lãnh đạo ở người khác?
Đúng loại tiềm năng
Mọi người thường mặc định những người có thành tích cao là nhà lãnh đạo tiềm năng. Thật không may, nó không đơn giản như vậy: Nếu mọi người thực hiện tốt, thì chỉ cho thấy họ rất thích hợp với công việc của họ.
Hãy xem xét 2 ví dụ:
- Cầm, chuyên gia R & D, đã nghiên cứu và phát hiện ra một gen mới, chắc chắn là một nhà khoa học vĩ đại. Đồng nghiệp ngưỡng kết quả này, và rất có thể cô ấy sẽ được thăng chức vì cô giỏi chuyên môn. Nhưng cô ấy không chia sẻ kiến thức của mình, và cô ấy không giúp người khác hiểu cách làm của mình.
- Sinh, bộ phận marketing, là một nhân viên tốt nhưng không phải là xuất sắc. Tuy nhiên, cô có mối quan hệ tuyệt vời với mọi người ở tất cả các bộ phận của công ty. Bởi vậy, bất cứ khi nào thay đổi xảy ra, các nhà quản lý đều giao cho cô việc tìm kiếm những điểm tích cực của vấn đề và yêu cầu cô động viên các đồng nghiệp của cô thích ứng với tình hình mới và thay đổi tích cực.
Lãnh đạo thực sự là ai? Sinh là một nhà lãnh đạo hứa hẹn hơn Cách. Bạn sẽ không biết điều này, cho đến khi bạn nhìn sâu sắc và quan sát cô trong hành động. Hiệu suất công việc không phải là một chỉ số đáng tin cậy.
Để xác định các tài năng lãnh đạo tiềm ẩn cần tìm hiểu một số lý thuyết phổ biến về lãnh đạo.
Các lý thuyết lãnh đạo
Có rất nhiều lý thuyết về lãnh đạo:
- Lý thuyết “great man” : cho rằng khả năng lãnh đạo do bẩm sinh, không thể đào tạo.
- Lý thuyết về hành vi: kỹ năng lãnh đạo có thể học được.
- Lý thuyết đặc điểm: cho rằng các nhà lãnh đạo có một sự kết hợp nhất định, đặc điểm bản năng tự nhiên hay đặc điểm.
- Lý thuyết tình huống: các nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo tự nhiên khác nhau, và mỗi phong cách lãnh đạo thích hợp với một số tình huống nhất định.
Tại Leaderbook, chúng tôi tin rằng các kỹ năng lãnh đạo có thể được phát triển và học được, và chúng tôi cũng tin rằng, trong doanh nghiệp loại lãnh đạo đúng thường xuyên nhất “lãnh đạo chuyển đổi”. Một nhà lãnh đạo chuyển đổi là người có thể tạo ra một tầm nhìn đầy cảm hứng về tương lai, thúc đẩy mọi người để đạt được nó, quản lý việc thực hiện tầm nhìn đó, và xây dựng một đội khả năng đáp ứng các thách thức tiếp theo thậm chí hiệu quả hơn.
Điều này đi vào tâm trí của một nhà lãnh đạo tiềm năng, tuy nhiên, khi ai đó tìm cách nuôi dưỡng các nhà lãnh đạo, bạn có thể học cách nhận ra những đặc điểm thể hiện bởi những người này.
Vì vậy, trong khi hầu như tất cả mọi người có thể phát triển những phẩm chất lãnh đạo, một số có thể đã có lợi thế khả năng để làm tốt trong vai trò lãnh đạo. Những hành vi quan sát được liệt dứoi đấy cho thấy tiềm năng này. Hãy tìm các thuộc tính cá nhân ở những người này và phát triển chúng
8 Tố chất của nhà lãnh đạo tương lai
Nhìn thấy một tương lai mở rộng – họ không chấp nhận hiện trạng, và họ không chỉ giải quyết mọi thứ theo cách họ đang có. Bằng cách kết hợp khả năng kỹ thuật với các kỹ năng mạnh mẽ, ọ có thể tạo ra những ý tưởng mới và xây dựng một tầm nhìn đầy cảm hứng về tương lai có thể đạt được.Ai luôn nghĩ về những điều mới mẻ và những ý tưởng và đề xuất thiết thực?
- Ai sẽ cố gắng để hiểu động lực trong doanh nghiệp? Cách suy nghĩ logic và mang tầm chiến lược?
- Am hiểu các vấn đề và xu hướng hiện tại, hiểu rõ các tác động có thể có, và nhanh chóng xác định cơ hội và thách thức.
- Ai thích tham khảo ý kiến xung quanh và suy nghĩ mở rộng?
- Ai tạo ra những thay đổi mà không cần sự chấp thuận trước?
- Ai luôn tìm kiếm những công việc lớn dần và cơ hội để học hỏi những kỹ năng mới?
Luôn mong muốn dẫn đầu – họ khát vọng đảm nhận vai trò lãnh đạo.
- Nhìn thấy “bức tranh lớn” và lập được kế hoạch sơ bộ với ít nhất một số đề xuất ban đầu để đạt mục tiêu lớn
- Có những hành động khởi động đầu tiên
- Truyền cảm hứng cho những người xung quanh
- Cam kết khi làm việc
- Thích bắt đầu dự án mới
Hiểu về bản thân: có khả năng tự nhận thức, biết cách khai thác thế mạnh, quản lý điểm yếu của họ
- Học các kỹ năng để hiểu về bản thân
- Thích thú trao đổi và tiếp nhận các loại phản hồi
- Yêu cầu phản hồi và đưa ra phản hồi có tính xây dựng
- Biết lắng nghe: không cần cố gắng để biện minh hay cẩn thận phòng bị
- Hành vi của họ có thể tác động đến người khác và biết cách điều chỉnh hành vi của họ phù hợp
- Rút kinh nghiệm từ sai lầm
- Khuyến khích những người khác trở nên tự ý thức hơn
Chính trực – công bằng và đáng tin cậy, và mong đợi những người khác cũng như vậy. Do vậy họ được tin tưởng và tôn trọng, và họ cũng tôn trọng người khác, không phân biệt cấp vị.
- Giao tiếp cởi mở với tất cả mọi người
- Làm đúng bất chấp áp lực
- Không sợ bị sai hoặc có ý kiến khác nhau
- Chia sẻ những sai lầm và tin xấu một cách cởi mở và trung thực
- Không tìm cách đổ lỗi khi có sai sót
- Phản hồi có giá trị cho những người khác
- Phản đối kết luận về người khác khi chưa quan sát, phân tích người khác và những việc người đó thực hiện.
- Thường thực hiện tốt nhiệm vụ và mang lại kết quả nổi bật
Tôn trọng người khác – thực sự để ý và quan tâm đến phúc lợi, và giúp mọi người trong đội đạt hiệu suất cao nhất của họ.
- Đầu tư vào các mối quan hệ với mọi người?
- Thấy điểm tốt ở những người khác và muốn mọi người làm tốt nhất trong khả năng của họ
- Dễ dàng yêu cầu trợ giúp khi cần và sẵn sàng hỗ trợ khi người khác cần, khuyến khích cộng tác trong công việc
- Nuôi dưỡng tài năng
- Ý kiến đưa ra thường được mọi người ủng hộ
Biết cách truyền cảm hứng – họ mang trong mình năng lượng tích cực và động lực cao. Họ mang theo một “sự nhiệt tình” lây lan đến nơi làm việc.
- Là người vui vẻ, tích cực, hào phóng, và thường “bắt nhịp” với các hoạt động
- Được mọi người tin cậy
- Ghi nhận thành công và làm lan truyền không khí vui vẻ
- Sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm và giúp người khác thành công
- Giúp người khác nhìn thấy vai trò của mình trong đội nhóm
- Tập trung vào mặt tích cực, và cố gắng đem lại kết quả tốt nhất.
Tố chất đặc biệt – họ có tố chất đặc biệt rất dễ nhận thấy:
- Quyết đoán ngay cả trong tình huống rủi ro
- Đơn giản hóa vấn đề phức tạp.
- Tinh thần thép
- Chấp nhận và khuyến khích thay đổi.
- Chủ động.
- Kiên định.
- Niềm tin vào bản thân và khả năng của mình.
- Mục đích rõ ràng và luôn cố gắng hoàn thành công việc.
Nếu bạn có thể nhận ra một số kỹ năng, thái độ và đặc điểm ở những người xung quanh, bạn có thể bắt đầu làm việc với họ và giúp họ phát triển.
Mẹo:
Phát triển lãnh đạo có liên quan chặt chẽ với kế hoạch kế nhiệm , đó là kế hoạch đảm bảo rằng bạn có thể chủ động nếu các cá nhân chủ chốt rời khỏi tổ chức.
Tóm tắt
Các nhà lãnh đạo không nhất thiết phải là người có năng suất làm việc cao nhất – họ có thể không là người bán hàng giỏi nhất hoặc có các kỹ năng kỹ thuật xuất sắc nhất. Các nhà lãnh đạo tiềm năng thường là những người muốn nhiều hơn và làm nhiều hơn nữa. Họ là những người nắm lấy những thay đổi và cố gắng để giúp đỡ người khác. Họ giúp cho công ty nâng cao hiệu suất và lên tầm cao mới.
Chủ động tìm kiếm những người trong tổ chức có tiềm năng trở thành nhà lãnh đạo giỏi, và rèn luyện cho họ giúp họ trở thành các ứng cử viên cho các vị trí lãnh đạo. Với bước chuẩn bị này tương lai của công ty sẽ không bị đe dọa và có phương hướng phát triển phù hợp với thời đại, vì nhà lãnh đạo đích thực sẽ làm tất cả những gì họ có thể để phát triển mạnh mẽ tổ chức của họ.
tổng hợp