Giô-zi-an thường buồn chán, diều đó chẳng cẩn phải nói.
Huân tước Đêvít Điry-Moa chiếm được một địa vị tuyệt vời trong.cuộc sống tươi vui của Luân Đôn. Giới quí tộc và giới trung lưu đều sùng bái anh chàng.
Chúng ta hãy ghi nhận một vinh dự của huân tước Đêvít, anh chàng dám để tóc. Lúc bấy giờ đang bắt đầu có phong trào chống đội tóc giả. Cũng như năm 1824 Ơgien Đêvêrya lần đầu tiên dám để râu [144], năm 1702 Praixơ Đêvêrơ là người thứ nhất dám đi giữa công chúng với bộ tóc tự nhiên uốn rất khéo của mình. Mạo hiểm bộ tóc cũng gần như mạo hiểm cái đầu. Toàn thể mọi người đều phẫn nộ, thế mà Praixơ Đêvêrơ lại là tử tước Hirơfơr và nguyên – lão Anh quốc, ông ta bị lăng mạ, và thật ra việc đó cũng đáng như vậy. Cuộc la ó đang lúc dữ dội nhất thì thình lình bản thân Đêvít cũng xuất hiện với cái đầu trần không đội tóc giả. Nhưng việc ấy báo hiệu giờ cáo chung của mọi kiểu cách xã giao. Huân tước Đêvít còn bị làm nhục hơn cả tử tước Hirơfor. Anh ta vẫn đứng vững. Praixơ Đêvêrơ là người đầu tiên. Đêvít Điry-Moa là người thứ hai. Đôi khi làm người thứ hai còn khó hơn làm người thứ nhất do say sưa vì việc cải cách có thể không biết hiểm nguy, người thứ hai nhìn thấy vực thẳm mà vẫn lao vào. Vực thẳm đó, việc không đội tóc giả nữa, Đevl Điry-Moa cứ nhảy xuống. Về sau mọi người bắt chước họ, sau hai nhà cách mạng ấy, người ta cả gan để tóc trần, và dùng phấn sáp như trường hợp giảm khinh.
Nhân thể, để xác định điểm lịch sử quan trọng này, chúng ta nên công nhận rằng quyền ưu tiên thật sự trong cuộc chiến tranh chống tóc giả thuộc về một nữ hoàng Crixtin Thuỵ Điển, người đã mặc quần áo đàn ông, và năm 1680 đã xuất hiện đầu trần với bộ tóc tự nhiên màu hung đỏ, rắc phấn và lởm chởm mới mọc. Ngoài ra, Mitxông nói, bà ta còn “lún phún râu” nữa.
Về phía tranh, giáo hoàng với sắc lệnh tháng ba năm 1694 phần nào đã làm giảm thể thống bộ tóc giả khi bỏ nó ra khỏi đầu các vị giám mục, linh mục, và lệnh cho các vị chức sắc trong giáo hội phải để tóc tự nhiên.
Huân tước Đêvít như vậy là không đội tóc giả và lại mang ủng da bò.
Những việc lớn ấy khiến cho anh chàng được công chúng thán phục. Không một câu lạc bộ nào anh không dẫn đầu, không một trận quyền Anh nào người ta không ao ước được anh làm rifiri. Rifiri là trọng tài.
Anh ta đã soạn thảo ra điều lệ của nhiều câu lạc bộ cho giới thượng lưu, anh ta đã sáng lập một số hội phong nhã, trong đó có hội Lady Guinea vẫn tồn tại ở Pall Mall đến năm 1792. Lady Guinea là một câu lạc bộ đầy rẫy quí tộc trẻ. Ở đấy có sòng bạc. Mỗi ván ít nhất cũng phải đặt một cuộn năm mươi ghi-nê, và trên bàn không bao giờ ít hơn hai vạn ghi-nê. Bên cạnh mỗi con bạc là một cái bàn tròn xoay để đặt tách cà phê và cái bát gỗ màu vàng trong đựng những cuộn tiền. Con bạc, cũng như bọn đầy tớ đánh bóng dao, để mang ống tay da để bảo vệ lớp đăng-ten, đều có yếm da để đảm bảo nếp xếp ở cổ áo và trên đầu, để che mắt vì đèn rất sáng, và để giữ nguyên mái tóc uốn, đội những chiếc mũ rơm to dắt đầy hoa. Họ đeo mặt lạ để không ai nhìn thấy cảm xúc của họ, nhất là khi chơi ích xì. Tất cả mọi người trên lưng đều khoác áo trái để thu hút vận may.
Huân tước Đêvít có chân trong “câu lạc bộ Bí-tết”. Câu lạc bộ Xơcly, Câu lạc bộ Xplit-facthinh, Câu lạc bộ Cáu gắt và Câu lạc bộ Kều Xu, trong Nơ niêm phong, Xinlơ Kuot, câu lạc bộ bảo hoàng, trong Martinus Scrib- blerus, do Xuypt thành lập, thay cho Rôta do Mintơn thành lập.
Mặc dầu đẹp trai, anh ta cũng có chân trong Câu lạc bộ người Xấu. Câu lạc bộ này được tặng cho tầng lớp dị dạng. Ở đấy người ta đánh nhau, không phải vì một người đàn bà đẹp, mà vì một người đàn ông xấu. Hội quán được trang hoàng những bức chân dung gớm guốc, Tecsit, Tơribulê, Đun, Huđibra, Xcarông, trên lò sưởi là Êdôp giữa hai người chột, Côcơle và Camoen, Côcơle chột mắt trái còn Camoen chột mắt phải, một người được tạo theo phía mắt chột của mình, và hai bức tượng nhìn nghiêng không mắt này đặt đôi diện nhau. Hôm bà Vida xinh đẹp bị bệnh đậu mùa. Câu lạc bộ người Xấu nâng cốc chúc mừng bà. Câu lạc bộ này mãi đến đầu thế kỷ thứ mười chín vẫn phát triển, nó có giữ một tấm bằng hội viên danh dự cho Mirabô[145].
Từ thời trùng hưng của Sáclơ đệ Nhị các câu lạc bộ cách mạng đều bị bãi bỏ. Người ta đã phá huỷ, ở các phố nhỏ cạnh Morfin, quán rượu vẫn dùng làm trụ sở của Can Hid Clơp, Câu lạc bộ Đầu Bê, được gọi thế vì ngày 30 tháng giêng năm 1649, ngày máu của Sáclơ đệ Nhất chảy trên đoạn đầu đài, người ta đã uống rượu chúc mừng sức khoẻ của Cromoen trong một cái xương đầu bê.
Các câu lạc bộ bảo hoàng đã thay thế các câu lạc bộ cộng hoà. Ở đây người ta vui đùa rất lịch sự nhã nhặn. Có Câu lạc bộ Sirâm[146]. Họ ra phố, tóm đại lấy một phụ nữ qua đường thuộc tầng lớp thường dân, càng trẻ càng xinh thì càng tốt, họ dùng sức mạnh đẩy bà ta vào câu lạc bộ, bắt bà ta đi bằng tay, hai chân chổng ngược lên trời, mặt mũi bị váy tụt xuống che kín. Nếu bà này tỏ ý không bằng lòng thì họ dùng roi ngựa khẽ đét vào những chỗ không được che kín. Đó là lỗi của bà ta. Bọn dũng sĩ trong trò chơi này được gọi là “kỵ sỹ”.
Có câu lạc bộ Tia chớp nóng, ám chỉ Merry danses. Ở đây họ bắt đàn bà da đen và da trắng nhảy những điệu vũ của các dân tộc Ở Pêru, nhất là điệu Mozamala, “Cô gái hư”, một điệu vũ chỉ thành công khi nào người vũ nữ ngồi trên một đống cám, đứng dậy, để lại một dấu vết thật đẹp. Ở đây người ta biểu diễn một câu thơ của Lucơrex.
Tuno Venus in sylvis jungebat corpora amantum[147].
Có câu lạc bộ Hellfire, “Câu lạc bộ Ngọn lửa”, ở đây chơi trò chống tôn giáo. Đó là cuộc thi đấu các tội phạm thượng. Lời báng bổ nào xúc phạm nhất thì chiếm được địa ngục.
Có Câu lạc bộ Húc đầu, gọi như thế vì ở đây họ dùng đầu húc vào người. Nhác thấy có tay khuân vác nào có bộ ngực to và vẻ mặt ngu ngốc, họ hèn tặng y và, nếu cần, buộc y uống một hũ bia để y chịu nhận bốn cú húc vào ngực. Thế rồi họ đánh cá. Có lần một người, một anh chàng to lớn cục mịch dân xứ Galơ tên là Gôgângoc, tắt thở ở cú húc thứ ba. Việc xem ra nghiêm trọng. Phải mở cuộc điều tra, và hội đồng tuyên bố. “Chết do giãn tim vì uống rượu quá độ, Gôgângoc quả có uống một hũ bia thật
Có Câu lạc bộ Fun, Fun cũng như Cant, cũng như Huymua, là một từ đặc biệt không thể dịch được. Fun so với trò hề cũng như ớt với muối. Vào một. ngôi nhà, đập vỡ một cái gương quí, rạch mặt những bức chân dung của gia đình, đánh bả giết chó, ấn mèo vào chuồng chim, như thế là ghi thố một trò Fun. Đưa một tin buồn giả khiến người ta phải để tang nhầm, đó là trò Fun. Chính Fun đã khoét một lỗ vuông trên một bức tranh của Holbein[148] ở Hampton-court. Fun hẳn rất kiêu hãnh nếu chính nó làm gẫy hai cánh tay trên bức tượng Vệ nữ Milo. Dưới thời Giắc đệ Nhị một huân tước trẻ triệu phú đang đêm châm lửa đốt một túp lều tranh, khiến cho cả Luân đôn ôm bụng cười, và được tôn là vua Fun. Những người đáng thương trong lều phải chạy tháo thân, mình chỉ mặc áo lót. Cánh hội viên Câu lạc bộ Fun, tất cả đều thuộc tầng lớp đại quí tộc, đi khắp Luân đôn vào giờ dân thường đang yên ngủ, giật tung các bản lề cửa, cắt đứt các ống nước, chọc thủng các thùng chứa, tháo gỡ các biển hàng, phá phác vườn tược, tắt hết đèn đường, cưa đứt xà nhà, đập vỡ kính cửa sổ, nhất là tại các xóm nghèo. Những việc ấy do kẻ giầu sang làm đối với người khốn khổ. Cho nên không thể có chuyện khiếu nại. Vả lại đây chỉ là trò đùa tếu. Những phong tục ấy không hoàn toàn mất hẳn. Nhiều nơi trên nước Anh hoặc trên những thuộc địa Anh, Ở Ghecnoxê chẳng hạn, thỉnh thoảng ban đêm người ta lại phá phách nhà anh một tí, hoặc bẻ rào, hoặc giật mất cái dùi gõ chuông, vân vân… Giá là người nghèo thì đã bị tống vào nhà lao, nhưng đây lại là những con người trẻ trung đáng yêu.
Câu lạc bộ trứ danh nhất được một hoàng đế điều khiển, ông này trán đội một vành trăng lưỡi liềm, và tên là “Môhôc vĩ đại”. Môhôc còn hơn Fun. Cương lĩnh của nó là làm điều ác vì điều ác. Câu lạc bộ Môhôc theo đuổi mục đích cao cả là làm hại. Để hoàn thành chức năng ấy mọi phương tiện đều tốt. Khi thành Môhôc, phải tuyên thệ làm hại. Làm hại bất cứ giá nào, đối với bất cứ ai, và bằng bất cứ cách nào, đấy là nhiệm vụ. Bất cứ hội viên nào của Câu lạc bộ Môhôc cũng phải có một tài riêng. Có anh là “giáo sư vũ đạo”, nghĩa là dùng kiếm rạch bắp chân dân quê rồi bắt họ nhảy nhót. Có anh biết “làm đổ mồ hôi”, nghĩa là ứng biến ra xung quanh một người khốn khổ nào đó một vòng vây từ sáu đến tám vị quí tộc, tay cầm kiếm dài, bị bao vây tứ phía, người kia thế nào cũng phải chìa lưng cho một vị quí tộc nào nhìn thấy lưng người kìa liền chích ngay cho y một mũi kiếm khiến y phải xoay tròn, một mũi kiếm khác vào hông, lại báo cho y biết có một vị quí tộc nào đó sau lưng, và cứ như thế, luôn phiên nhau mỗi vị chích một mũi, khi người kia, bị giam giữ giữa vòng kiếm đó và máu me lênh láng, đã xoáy tròn và nhảy nhót khá nhiều rồi, họ mới cho quân hầu lấy gậy quật túi bụi để làm chuyển hướng ý nghĩ của y. Có anh lại “vỗ sư tử”, nghĩa là vừa cười vừa bắt giữ một khách qua đường, đấm cho một quả vào mũi, rồi chọc hai ngón tay cái vào hai mắt anh ta. Nếu hai mắt bị chọc thủng, họ trả tiền mắt cho anh ta.
Đó là những trò tiêu khiển của những kẻ giàu sang vô công rồi việc ở Luân đôn vào đầu thế kỷ thứ mười tám. Cánh vô công rồi nghề Pari lại có những trò tiêu khiển khác, ông Đơ Sarôle vẩy một phát súng vào một người thường dân đang đứng ở ngưỡng cửa nhà mình. Thời đại nào, tuổi trẻ cũng thích nghịch ngợm.
Huân tước Đêvít Điry-Moa đem đến cho những tổ chức chơi đùa khác nhau đó bọ óc tuyệt vời và phóng khoáng của mình. Cũng như người khác, anh ta vui vẻ đốt một lều gỗ lợp ranh, và thui cháy phần nào những người trong lều, nhưng anh ta xây lại nhà bằng đá cho họ. Có lần anh ta bắt hai người phụ nữ đi bằng tay tại Câu lạc bộ Sirâm. Một người còn con gái, anh ta cấp cho cô một khoản hồi môn, người kia đã có chồng, anh ta cho ông chồng làm mục sư tiểu giáo đường.
Những cuộc chọi gà nhờ anh ta mà có thêm nhiều cải tiến đáng ca ngợi. Thật là thú vị khi được nhìn huân tước Đêvít trang phục cho một con gà sắp vào trận đấu. Giống gà giữ chặt lông nhau cũng như người túm áo nhau. Vì vậy huân tước Đêvít vặt trụi gà mình đến mức tối đa. Anh ta dùng kẻo cắt tất cả lông đuôi, và từ đầu đến vai, tất cả lông cổ. Anh ta nó: Thế là bớt được bằng ấy không cho kẻ thù mổ. Rồi anh xoè cánh gà ra, vót nhọn từng chiếc lông một, thế là cánh có thêm chông. Khoản này dành cho mắt kẻ thù, anh nói. Sau đó, anh ta lấy dao con cạo chân gà, dũa móng cho gà, lồng vào cựa gà một cái đinh thép nhọn và sắc, rồi khạc nhổ vào đầu vào cổ gà, bôi nước bọt vào mình gà như người ta xoa dầu vào lực sĩ, và vừa thả gà ra, khủng khiếp, vừa reo: – Đấy, thế mới gọi là biến gà thành diều hâu và chuyên gia cầm ra sơn thú!
Huân tước Đêvít dự các cuộc đấu quyền Anh, và anh là bộ luật sống của môn đó. Trong những giải lớn, chính anh ta trông nom việc trồng cọc chăng dây và qui định võ đài vuông rộng bao nhiêu toa-dơ[149]. Nếu đi phò tá thì anh theo dõi từng bước võ sĩ của anh, một tay cầm chai, một tay cầm miếng bọt biển, mồm gào thét: Strike fair[150], anh ta gợi mẹo cho võ sĩ, mách nước khi đánh, lau chùi khi đổ máu, nâng dậy khi ngã, đỡ nằm trên gối, ấn cổ chai vào kẽ răng, và mồm ngậm đầy nước anh ta phun một lớp mưa bụi vào mắt, vào tai võ sĩ, nhờ thế mà làm cho người sắp chết tỉnh lại. Nếu làm trọng tài thì anh ta điều khiển cho các cú đấm được thẳng thắn, cấm không cho bất cứ ai, trừ các phò tá, được giúp đỡ đấu thủ, tuyên bố thua cuộc võ sĩ nào không đứng đúng trước mặt địch thủ, để ý cho thời gian các hiệp không quá nửa phút, đứng cản không cho húc đầu, tuyên bố sai kẻ nào dùng đầu húc, ngăn không cho đánh người đã ngã. Toàn bộ hiểu biết đó không làm cho anh ta lên mặt dạy đời và mất vẻ tự nhiên trong xã giao.
Khi anh ta làm rifiri một trận quyền Anh, không bao giờ những người đồng đội rám nắng, non trẻ, mình đầy lông của bên này hay bên kia, dám nhảy qua rào, ùa lên võ đài, làm đứt dây, nhổ cọc và hung hăng can thiệp vào trận đấu, để cứu đấu thủ mất sức của mình và để đảo ngược cán cân đánh cá. Huân tước nằm trong số ít trọng tài mà người ta không dám hành hung.
Không ai huấn luyện giỏi như anh ta. Võ sĩ nào được anh nhận làm huấn luyện viên cũng chắc chắn sẽ thắng trận. Huân tước Đêvít chọn một anh chàng Ecquyn to lớn như một quả núi, cao như một cái tháp, và nhận y làm con. Luyện cho tảng đá ngầm đó chuyển từ thế phòng ngự sang thế tấn công, đó là vấn đề. Trong việc này quả là anh ta có biệt tài. Một khi đã nhận đỡ đầu người khổng lồ, anh không rời y nữa. Anh trở thành người vú nuôi. Anh đo lượng rượu uống, anh cân số thịt ăn, anh đếm giờ phút ngủ cho y. Chính anh nghĩ ra cái chế độ tuyệt vời cho lực sĩ, từ đó được Morơlê cải tiến thêm, sáng một quả trứng sống, một cốc se-ri[151], trưa thịt đùi lòng đào, nước trà, bốn giờ chiều nước trà, bánh mì nướng, tối bánh mì nướng rượu bia. Sau đó anh ta cởi áo cho y, xoa bóp rồi bắt ngủ. Ngoài phố, anh ta không rời mắt khỏi người của anh ta gạt xa giùm cho y mọi chuyện nguy hiểm, từ ngựa xuống đến bánh xe, từ lính say đến gái đẹp. Anh ta để ý đến cả đạo đức của y. Thái độ ân cẩn mẫu tử đó luôn luôn mang lại một tiến bộ nào đó trong việc dạy dỗ đứa con nuôi. Anh ta dạy hắn cách đấm gãy răng, cách dùng ngón tay cái chọc lòi mắt. Không gì cảm động hơn. Anh ta cũng tự chuẩn bị đúng như thế để bước vào đời sống chính trị, nơi mà sau đây anh ta phải được gọi vào. Trở thành một người quí tộc hoàn chỉnh đâu phải là việc nhỏ. Huân tước Đêvít Điry-Moa rất say mê những trò biểu diễn ở các đầu đường, những sân khấu hát rong, những gánh xiếc có thú lạ, những lều bạt của phường leo dây, những anh hề, những anh múa rối, những trò khôi hài giữa trời và những tiết mục lạ của chợ phiên. Người lãnh chúa thực sự là người biết thưởng thức như thường dân, vì vậy mà huân tước Đêvít thường lui tới các quán rượu và các lớp dạy làm phép lạ của Luân đôn và của Năm Cảng. Để khi cần thiết, mà không làm tổn thương đến địa vị của mình ở hạm đội trắng, có thể vật nhau với một thuỷ thủ giữa buồm hay một thợ xảm thuyền, mỗi khi đi đến những nơi hạ lưu ấy, anh ta cũng chỉ mặc một chiếc áo chẽn của thuỷ thủ. Để thay hình đổi dạng như thế, không đội tóc giả là điều rất tiện cho anh ta, vì ngay dưới triều đại Luy XIV nhân dân cũng còn để tóc như sư tử để bờm. Có như thế anh ta mới được tự do. Những người dân thường mà huân tước Đêvít gặp trong các đám đông, nơi anh thích trà trộn, rất mến anh ta và không biết anh ta là huân tước. Họ thường gọi anh ta là Tom Jim Jack. Mang cái tên đó, anh hoá ra bình dân và rất nổi tiếng trong đám lưu manh. Anh ta đóng vai vô lại như một bậc thầy. Khi cần anh ta giở cả quả đấm. Khía cạnh này trong lối sống thanh nhã của anh ta được tôn nữ Giôzian biết rõ và đánh giá rất cao.
Chú thích:
[143] Quan chức tại triều đình Nê rông (La Mã) chuyên chỉ đạo về phong cách thanh nhã.
[144] Chân dung của Ơgien Đêvêrya tự hoạ năm 1824.
[145] Mirabô (Minlbeau 1749 – 1791): một chính khách có tài hùng biện thời Cách mạng Pháp, nổi tiếng xấu trai
[146] Sirâm (Sheromps Club); Nguyên văn tiếng Anh. có nghĩa là Câu lạc bộ Bà vui nhộn.
[147] Tiếng La tinh: Thêm thần Vệ nữ, trong rừng, ôm ấp các tình nhân.
[148] Holbesn(1497-1543): hoạ sỹ Đức.
[149] Toa-dơ (Toise): đơn vị đo chiều dài bằng 1.949mm.
[150] Tiếng Anh: đấm mạnh vào.
[151] Rượu nho trắng Tây Ban Nha.